Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
Phương pháp nghiên cứu theo các phương pháp nghiên cứu Thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn [12].
- Khu vực nghiên cứu quá rộng, địa hình hiểm trở nên chúng tôi dùng phương pháp khảo sát theo tuyến, trên các tuyến điều tra lập ô tiêu chuẩn điều tra thành phần loài và thu thập tiêu bản thực vật.
- Tuyến điều tra: Các tuyến khảo sát được thiết kế qua các kiểu rừng và các sinh cảnh khác nhau (rừng kín thường xanh với cây lá rộng á nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ít bị tác động, rừng phục hồi, vùng đệm, sông, suối, thung lũng…) cũng như các điểm có độ cao khác nhau để thấy được sự phân bố của hệ thực vật ở đây.
- Ô tiêu chuẩn: Xác định ô tiêu chuẩn cách nhau 1,5km – 2km trên tuyến điều tra. Diện tích ô tiêu chuẩn có kích thước phù hợp (20m x 20m) để nhận xét đánh giá về những loại cây gỗ, cây bụi và cây thảo đồng thời đếm số lượng và phân loại các loài thực vật trong ô nghiên cứu theo họ, chi và loài.
- Thu thập tiêu bản thực vật; giám định tên được tiến hành theo phương pháp so sánh hình thái trong phòng thí nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) và sắp xếp theo các nhóm công dụng.
- Điều tra trong nhân dân và chính quyền địa phương về việc sử dụng, khai thác, sự phân bố, công dụng của một số loài thực vật trong các nhóm tài nguyên trên.
Mô tả quá trình điều tra
Quá trình điều tra thực tế được kết hợp cùng đoàn nghiên cứu của Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật.
Tài liệu gốc: Các tài liệu gốc về bảng biểu điều tra, tiêu bản thực vật, tài liệu phỏng vấn và các tài liệu liên quan các đợt điều tra được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Với các bảng biểu điều tra gốc (bảng
điều tra ô tiêu chuẩn (OTC), bảng điều tra phỏng vấn, tài liệu thảo luận nhóm được học viên thiết kế và sử dụng riêng cho đề tài được chuyển lại cho phòng Sau đại học, trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu về “Các nhóm tài nguyên thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị” do Giáo sư Tiến Sỹ Trần Minh Hợi làm chủ nhiệm đề tài, đơn vị quản lý đề tài là Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thực hiện từ tháng 02 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009. Tính đến thời điểm tham gia cùng đoàn, học viên đã được kế thừa nguồn thông tin từ 4 đợt điều tra trước.
Học viên trực tiếp tham gia hai đợt điều tra thu thập thông tin thực tế sau:
Đợt 1: Thời gian: từ ngày 04/12/2008 đến 09/12/2008:
Điểm xuất phát từ Ban quản lý khu bảo tồn (Hướng Phùng) về Hướng Linh và Hướng Sơn.
Hướng xuất phát là hướng Đông Nam (đi Hướng Linh) và hướng Đông Bắc (Hướng Sơn)
Đợt 2: Thời gian: từ ngày 25/04/2009 đến 28/04/2009
Điều tra thu thu thập mẫu và phỏng vấn khu vực Trạm bảo vệ rừng xã Hướng Lập
Hướng xuất phát là hướngTây Bắc (Trạm BVR Hướng Lập) và Đông Nam (đi Thôn Trăng, xã Hướng Việt)
Tổng chiều dài các tuyến điều tra là: 55 km.
Số OTC được lập là: 27 ô, tương đương với diện tích là 10.800 m2. Các tuyến, điểm điều tra được tổng hợp lại thành bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng thống kê các tuyến, điểm điều tra Đợt
điều tra
Ngày điều tra
Tuyến điều tra
Nội dung Xuất phát Lịch trình
và điểm đến
Cung đường (km)
Số điểm điều tra
(ÔTC)
Đợt 1
04/12/2008 05/12/2008
Hướng Phùng (BQL khu Bảo tồn)
Làng Cọp, Làng Mi, Trạm bảo vệ rừng Hướng Linh
20 10 Điều tra, phỏng vấn
06/12/2008
Tổng kết số liệu và bảo quản mẫu
07/12/2008
Hướng Phùng (BQL khu Bảo tồn)
Thôn Nguồn Rào, Làng Hồ, Làng Mới (Xã Hướng Sơn)
18 8 Điều tra, phỏng vấn
08/12/2008 Trạm BVR Hướng Sơn
UBND xã Hướng Sơn, Đoàn KTQP 337
Phỏng vấn quản lý rừng tiểu khu 641, 657, 670 và khu vực xung quanh
09/12/2008
Tổng kết số liệu và bảo quản mẫu
Đợt 2
25/04/2009 Trạm BVR
Hướng Lập 10 5 Điều tra,
phỏng vấn
26/04/2009 Trạm BVR Hướng Lập
Thôn A Xóc, Sông Xê Păng Hiêng, Thôn Trăng (xã Hướng Việt)
7 4 Điều tra, phỏng vấn
27/04/2009 28/04/2009
Trạm BVR
Hướng Lập
Tổng kết số liệu và bảo quản mẫu
Tổng số 55 27
Thu hái và xử lý mẫu
Thu hái bộ mẫu vật cho từng loài trong khu vực điều tra, bao gồm mẫu vật hoa, quả, lá.
Lập danh sách quản lý: Mẫu tiêu bản ghi phiếu các thông tin cần thiết:
Đánh số quản lý mẫu vật theo thứ tự điều tra theo phiếu chuẩn bị sẵn đầy đủ thông tin cơ bản thu được tại hiện trường: Số hiệu mẫu tiêu bản; tên địa phương; bộ phận lấy mẫu; thời gian và địa điểm thu mẫu; ghi chú màu sắc và đặc điểm hình thái đặc trưng….
Lập sổ quản lý mẫu: đặc điểm đặc trưng nhận thấy tại hiện trường; ghi đầy đủ thông tin tuyến, theo đợt điều tra sau các đợt điều tra.
Bảo quản mẫu: bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn
Mẫu hoa, quả: chụp ảnh tại hiện trường; phân loại bảo quản mẫu vật bằng phóoc -mon hoặc bảo quản khô.
Mẫu lá: mẫu lá/cành đặc trưng; gấp, ép và bảo quản theo quy chuẩn.
Điều tra phỏng vấn
Lập bảng phỏng vấn người dân và kiểm lâm khu bảo tồn theo định hướng nội dung nghiên cứu.
Điều tra phỏng vấn mở rộng phương pháp này ngoài phạm vi khu vực nghiên cứu: phỏng vấn và phân tích lấy ý kiến chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia
Thảo luận và phân tích lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý; các nhà nghiên cứu thực vật và lĩnh vực cảnh quan đô thị.