Các loài thực vật cần được bảo vệ

Một phần của tài liệu Nhóm tài nguyên thực vật cho gỗ cây làm cảnh và cho bóng mát ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hương hoá tỉnh quảng trị (Trang 44 - 50)

Trong tổng số 214 loài thực vật (phụ lục 1) ghi nhận được tại khu BTTN Bắc Hướng Hoá, có 19 loài (chiếm tỷ lệ 8,9% số loài) cần được bảo vệ: Có 15 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong đó 1 loài thuộc nhóm rất nguy cấp – CR (Critically Endangered); 4 loài thuộc nhóm nguy cấp – EN (Endangered); 10 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp - VU (Vulnerable).

Có 10 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006. Có 1 loài IA (nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại), có 9 loài nhóm IIA (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Trong số các loài cần được chú ý bảo vệ, có nhiều loài hiện đang là đối tượng săn đuổi của vì thuộc nhóm cho gỗ quí, như: Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Giổi xương (Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y. Hu), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.), Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. Larsen.), Sến mật (Madhuca pasquieri (Dub.) H. J. Lam); hay thuộc nhóm cây cảnh đặc biệt quí

hiếm, như: Thủy tiên hường (Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien), Ngọc điểm (Dendrobium farmeri Paxt.) và các loài thuộc chi Cycas. Đặc biệt, tại đây còn phát hiện hai loài có giá trị đặc biệt bảo tồn gen là cây Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook. f.) và Trọng lâu nhiều lá (Paris polyphylla Smith) mới được phát hiện vùng phân bố hẹp ở một số nơi ở miền Bắc.

Bảng 4.3. Danh sách các loài thực vật thuộc đối tượng nghiên cứu có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [2]và Nghị định 32/2006/NĐ-CP [4]

(19 loài)

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam

SĐVN 2007

Nghị định 32/2006/

NĐ-CP 1 Cephalotaxus mannii Hook. f. Đỉnh tùng VU IIA

2 Cycas inermis Lour. Tuế sơn trà VU IIA

3 Cycas pectinata Griff. Tuế lược VU IIA

4 Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế IIA

5 Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh IIA

6 Sindora tonkinensis A. Chev. ex K.

& S. Larsen. Gụ lau EN IIA

7 Dipterocapus grandiflorus Blanco Dầu đọt tím VU 8 Lithocarpus hemisphaericus

(Drake) Barnett Dẻ bán cầu VU

9 Cinnamomum glaucescens (Ness.)

Drury Re hương IIA

10 Cinnamomum parthenoxylon

(Jack.) Meisn. Vù hương CR IIA

11 Cinnamomum balansae Lecomte Gù hương VU IIA

12 Paramichelia baillonii (Pierre) S.

Y. Hu Giổi xương VU

13 Aglaia spectabilis (Miq.) Jain

Bennet. Gội nếp VU

14 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU 15 Madhuca pasquieri (Dub.) H. J.

Lam Sến mật EN

16 Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien

Thuỷ tiên

hường EN

17 Dendrobium farmeri Paxt. Ngọc điểm VU 18 Paphiopedilum callosum (Reichb.

f.) Stein Vân hài IA

19 Paris polyphylla Smith Trọng lâu

nhiều lá EN

Tổng số loài 15 10

Ghi chú: CR (Critically Endangered) – Rất nguy cấp;

EN (Endangered) - Nguy cấp; VU (Vulnerable) – Sẽ nguy cấp;

IA – Nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại;

IIA – Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

8.9%

100%

Nhóm cây có tên trong Sách Đỏ VN, 2007 và Nghị định 32/2006 /NĐ- CP (19 loài)

Tổng số loài ghi nhận được tại Bắc Hướng Hóa (214 loài)

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nhóm loài cần bảo vệ so với toàn khu hệ Bắc Hướng Hoá

Mô tả đặc điểm các loài cây cần bảo vệ:

- Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook. F.): Cây gỗ lớn thường xanh.

Tái sinh bằng hạt. Thường mọc rải rác ở phần dưới sườn núi đất hoặc núi đá vôi trong rừng rậm thường xanh cây lá rộng, ở độ cao khoảng 600-1200 m.

Cây giá trị nguồn gen quý. Gỗ bền tốt, dùng trong xây dựng và nhất là để đóng đồ gỗ cao cấp. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007) và IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

- Tuế sơn trà (Cycas inermis Lour.): Còn gọi là Thiên tuế. Cây có thân hoá gỗ không phân cành. Tái sinh từ hạt và nảy chồi tốt. Là loài đặc hữu của Việt Nam, cây có dáng đẹp dùng làm cảnh. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007) và IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Tuế lược (Cycas pectinata Griff.): Thân hoá gỗ, đơn hoặc phân cành, cao tới 2 - 12 m. Cây có dáng đẹp trồng làm cảnh, thân có thể dùng làm vị thuốc. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007) và IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Vạn tuế (Cycas revoluta Thunb.): Thân hóa gỗ, đơn thân cao tới 1,5m.

Cây có dáng đẹp trồng làm cảnh phổ biến trong dân. Cấp phân hạng: IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.): Cây gỗ lớn cao tới 20 - 30 m, cây thường xanh. Cây tái sinh bằng hạt. Là một trong các loài gỗ được xếp vào hàng tứ thiết của Việt Nam. Cấp phân hạng: IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. Larsen.): Cây gỗ lớn, rụng lá vào mùa đông, cao 20 – 25 m. Cây tái sinh bằng hạt, mọc rải rác trong rừng ở độ cao đến 600m. Loài cho gỗ tốt, không mối mọt, được dùng đóng đồ

dùng cao cấp và trong xây dựng. Cấp phân hạng EN (SĐVN, 2007) và IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Dầu đọt tím (Dipterocapus grandiflorus Blanco): Cây gỗ lớn thường xanh, thường cao 30 – 35m. Mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao dưới 700m. Gỗ có giác lõi phân biệt, dễ gia công dùng trong xây dựng và đóng đồ đạc. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007)

- Dẻ bán cầu (Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Barnett): Cây gỗ trung bình đến to, cao 20 – 30m. Cây có biên độ sinh thái rộng, từ trung tính, hơi ưa sáng đến ưa sáng mạnh, mọc trong rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng hoặc rừng thứ sinh. Gỗ dùng trong xây dựng, đóng tàu, làm cầu và dụng cụ gia đình. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007).

- Re hương (Cinnamomum glaucescens (Ness.) Drury): Cây gỗ to thường xanh, cao tới 30 m. Gỗ tốt không mối mọt. Lá và gỗ có mùi thơm tinh dầu đặc trưng. Cấp phân hạng: IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.): Tên khác là Re hương. Cây gỗ to thường xanh, cao tới 30 m. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đất hay núi đá vôi ở độ cao 100 – 600 m. Gỗ tốt không mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu, chiết tinh dầu. Cấp phân hạng CR (SĐVN, 2007) và IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte): Cây gỗ to, thường xanh cao tới 50m. Loài đặc hữu của Việt Nam. Gỗ tốt, không mối mọt. Khả năng tái sinh kém và bị khai thác nhiều. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007) và IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Giổi xương (Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y. Hu): Cây gỗ lớn thường cao từ 20-30m. Cây chịu bóng lúc non, trưởng thành ưa sáng. Mọc rải rác ở rừng thưa, độ cao 400-1500m. Cây gỗ quý có vân đẹp, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ, xẻ ván. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007).

- Gội nếp (Aglaia spectabilis (Miq.) Jain Bennet.): Cây gỗ lớn cao 30- 40m, gốc thường có bạnh vè. Tái sinh bằng hạt, mọc trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở độ cao dưới 700m. Gỗ tốt, cho khối lượng lớn, làm nhà cửa, đồ dùng gia đình và công cụ sản xuất. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007).

- Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.): Cây gỗ lớn cao 25-30m, thân thẳng thường có bạnh vè, cành nhiều. Tái sinh bằng hạt và chồi. Mọc trong rừng rậm thường xanh mưa mùa ẩm. Cây gỗ quý có vân đẹp, màu đỏ sáng đặc biệt ở gốc và rễ. Cấp phân hạng VU (SĐVN, 2007).

- Sến mật (Madhuca pasquieri (Dub.) H. J. Lam): Cây gỗ to, cao 25- 30m, thân có nhựa mủ trắng. Tái sinh bằng hạt và chồi. Mọc rải rác trong rừng, nơi ẩm, ở độ cao tới 1300m. Gỗ tốt, cứng, màu đỏ nâu khi khô bị nứt nẻ. Sến mật được xếp vào hàng gỗ tứ thiết. Cấp phân hạng EN (SĐVN, 2007).

- Thuỷ tiên hường (Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien): Lan phụ sinh.

Thân hình con suốt, dài 30-35cm. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 200-500m. Cây làm cảnh vì có hoa to và đẹp. Cấp phân hạng EN (SĐVN, 2007).

- Ngọc điểm (Dendrobium farmeri Paxt.): Lan phụ sinh. Thân dài 20- 25cm. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 300-1600m. Cây dùng làm cảnh vì có hoa thơm và đẹp, màu trắng với phần gốc môi vàng. Cấp phân hạng: VU (SĐVN, 2007).

- Vân hài (Paphiopedilum callosum (Reichb. f.) Stein): Mọc trên đất rừng ẩm có tầng mùn dày. Tái sinh bằng chồi và hạt. Loài là một trong các loài lan đang bị săn lùng ráo riết vì có hoa to đẹp. Cấp phân hạng: IA – nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).

- Trọng lâu nhiều lá (Paris polyphylla Smith): Cao 30 -60cm, thân rễ phình to, đường kính 1,5cm; thân trên mặt đất đơn độc. Mọc nơi ẩm, nhiều mùn, râm mát, trong rừng mưa mùa, rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, khe đá, hốc cây, ven suối. Cây được dùng làm cảnh vì có hình dáng lạ mắt.

Cấp phân hạng EN (SĐVN, 2007).

Một phần của tài liệu Nhóm tài nguyên thực vật cho gỗ cây làm cảnh và cho bóng mát ở khu bảo tồn thiên nhiên bắc hương hoá tỉnh quảng trị (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)