CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHÁT SÓNG TRÊN TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình
1.1.3. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Do những đặc điểm của tác phẩm điện ảnh đã phân tích ở mục 1.1.1 mà cách xác định chủ thể quyền cũng như nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh có sự khác biệt so với các tác phẩm khác. Tác phẩm điện ảnh ra đời không chỉ trên cơ sở thành quả lao động sáng tạo của đạo diễn, biên kịch, quay phim…mà còn cần một sự đầu tư về tài chính nhất định. Do đó, pháp luật SHTT của nhiều quốc gia đã quy định chủ thể đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật (thường gọi là nhà sản xuất phim39) được hưởng các quyền tài sản (quyền sao chép, phân phối, trình chiếu, tác phẩm…) và cả quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền công bố tác phẩm)40.
37 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd số 22, tr.62.
38 Li Jiahao (1998) Introduction to Intellectual Property, WIPO-UNDP-NOIP Seminar 18/5/1998.
39 Film producer.
40 Điều 21, 39, Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Khoản 3 Điều 740 BLDS 2005; Điều 29 Luật Quyền tác giả Nhật Bản.
Quy định như vậy là hợp lý bởi lẽ một khi đầu tư tài chính vào một bộ phim, các chủ thể hẳn nhiên đều mong muốn thu được lợi nhuận từ bộ phim ấy. Mặt khác, một tác phẩm điện ảnh dù có kịch bản hay, đạo diễn giỏi nhưng nếu không có đủ kinh phí để thực hiện thì cũng không thể định hình và truyền đạt đến công chúng. Do vậy, quy định chủ đầu tư sản xuất tác phẩm điện ảnh được sở hữu những nội dung của quyền tác giả liên quan đến lợi ích vật chất là phù hợp với vai trò của nhà sản xuất đối với sự ra đời của tác phẩm điện ảnh.
Như đã trình bày ở trên, bên cạnh yếu tố vật chất – kỹ thuật để định hình thì sự ra đời của một tác phẩm điện ảnh còn đòi hỏi sự góp sức sáng tạo của nhiều chủ thể khác. Một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh là tổng hợp thành quả lao động trí tuệ của biên kịch, đạo diễn phim, thiết kế mĩ thuật trường quay, quay phim… Mỗi chủ thể kể trên đều đóng góp công sức của mình vào tác phẩm điện ảnh đó và vì thế họ được hưởng các quyền nhân thân của tác giả (quyền đặt tên, đứng tên tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm)41. Ngoài ra các chủ thể này còn được hưởng tiền nhuận bút, thù lao hay các lợi ích vật chất khác từ chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh42.
Trong pháp luật SHTT Việt Nam, một vấn đề cần lưu ý đó là việc xác định tư cách pháp lý và phạm vi hưởng quyền của các chủ thể đóng góp công sức lao động sáng tạo để tạo ra tác phẩm điện ảnh.
Trước khi Luật SHTT 2005 ra đời, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận ở phần thứ sáu BLDS 1995. Theo đó tác giả của tác phẩm điện ảnh bao gồm: đạo diễn, tác giả kịch bản, người quay phim, người dựng phim, nhạc sỹ, hoạ sỹ 43. Những người này được xem là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh và xét từ giác độ tính thống nhất của tác phẩm điện ảnh thì những đồng tác giả này sở hữu các quyền của tác giả theo chế định sở hữu chung hợp nhất, nghĩa là các đồng tác giả này được hưởng quyền và định đoạt các quyền theo chế định đồng sở hữu chung hợp nhất đối với toàn bộ tác phẩm điện ảnh44.
Sau khi BLDS 2005 và Luật SHTT 2005 ra đời, việc xác định tư cách pháp lý của các chủ thể trên đã có sự thay đổi. Theo Khoản 1 Điều 21 Luật SHTT 2005 thì các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất ra một tác phẩm điện ảnh bao gồm: đạo
41 Khoản 1 Điều 21 Luật SHTT 2005.
42 Khoản 3 Điều 21 Luật SHTT 2005.
43 Xem Điều 758 BLDS số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995.
44 Vụ pháp luật quốc tế, tlđd, tr.99 - 101.
diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc có tính sáng tạo khác. Vậy các chủ thể này có được xem là đồng tác giả đối với tác phẩm điện ảnh không và phạm vi hưởng quyền của họ như thế nào? Khái niệm
“đồng tác giả” không được ghi nhận trong luật SHTT 2005 mà quy định trong BLDS 2005, theo đó thì “đồng tác giả là hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm"45. Như vậy, BLDS 2005 không quy định cụ thể sự sáng tạo của nhiều người vào một tác phẩm điện ảnh có phải cùng thuộc một lĩnh vực hay không hay chỉ cần có đóng góp vào tác phẩm đó là đủ, bất kể phần đóng góp thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có thể xem là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh. Vấn đề này đã được làm rõ tại Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL hợp nhất Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan : các chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh được gọi là tập thể tác giả46. Theo cách hiểu này thì tác phẩm điện ảnh không phải là một tác phẩm chung bởi lẽ phần đóng góp sáng tạo của các chủ thể thuộc các lĩnh vực khác nhau và giữa các phần đóng góp này không có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ, do đó chúng có thể tồn tại một cách độc lập bên ngoài tác phẩm điện ảnh47 và vì thế các chủ thể đóng góp không thể xem là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh (cách hiểu này cũng phù hợp với khái niệm “đồng tác giả”
ghi nhận trong Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ48). Thay vào đó, tác phẩm điện ảnh được xem là một tác phẩm tập thể (được hình thành từ công sức lao động của nhiều chủ thể) mà trong đó mỗi chủ thể chỉ là tác giả của phần sáng tạo theo lĩnh vực sáng tạo của riêng mình và do vậy quyền của mỗi tác giả trong tác phẩm chỉ liên quan và giới hạn trong lĩnh vực mà họ đã sáng tạo49. Như vậy, tuy không được xem là đồng
45Điều 736 BLDS 2005.
46 Điều 19 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL: Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu: Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả. Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân đối với phần sáng tạo của mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
47 Ví dụ như bài hát “Bài ca đất phương Nam” vốn là nhạc nền cho bộ phim “Đất phương Nam” nhưng sau này được công chúng biết đến rộng rãi như một bài hát độc lập.
48 Điều 101 Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ: “Tác phẩm đồng tác giả” là các tác phẩm được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh.
49Phạm Văn Tuyết (2009), “Về khái niệm tác giả và đồng tác giả của tác phẩm”, Luật học, (01), tr. 43-47.
tác giả nhưng mỗi chủ thể lại là tác giả của phần lĩnh vực do họ sáng tạo để hoàn thành tác phẩm đó, vì thế họ có các quyền nhân thân và các quyền khác theo thoả thuận với chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần sáng tạo của mình50 (ví dụ như quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác giả bản nhạc nền phim chỉ liên quan đến nhạc nền của phim, theo đó họ chỉ có quyền cho phép/ không cho phép người khác cắt xén, sửa chữa phần nhạc nền mà hoàn toàn không có quyền đối với các phần khác của bộ phim).
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh (quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền tài sản, quyền nhân thân không gắn với tài sản của tác giả với tác phẩm điện ảnh được bảo hộ vô thời hạn tương tự như với các tác phẩm khác), pháp luật SHTT Việt Nam có sự quy định khác so với các tác phẩm văn học nghệ thuật khác.
Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền tài sản của tác giả được bảo hộ trong thời hạn nhất định: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Đối với các tác phẩm điện ảnh khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì tác phẩm được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết (Khoản 2 Điều 27 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thời hạn bảo hộ tác phẩm điện ảnh trong pháp luật SHTT Việt Nam phù hợp với thời hạn bảo hộ tác phẩm điện ảnh quy định trong Công ước Berne51.
Trong mục 1.1, tác giả đã trình bày các nội dung về quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình nói riêng. Từ những thông tin được thể hiện ở mục 1.1, có thể thấy một tác phẩm điện ảnh ra đời đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm điện ảnh là khai thác hiệu quả các lợi ích kinh tế từ tác phẩm. Một trong những cách thức khai thác hiệu quả nhất mà vẫn
50 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.69.
51 Khoản 2 Điều 7 Công ước Berne: đối với những tác phẩm điện ảnh, các Quốc gia thành viên Liên hiệp có thể quy định thời hạn bảo hộ chấm dứt sau 50 năm, tính từ khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng, với sự đồng ý của tác giả hoặc nếu không có sự phổ cập như thế trong vòng 50 năm tính từ ngày thực hiện tác phẩm, thì thời hạn bảo hộ chấm dứt 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện.
không làm mất đi quyền của chủ sở hữu quyền tác giả với tác phẩm của mình là chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.