Pháp luật về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình

Một phần của tài liệu Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 41)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHÁT SÓNG TRÊN TRUYỀN HÌNH

1.2. Khái quát về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình

1.2.4. Pháp luật về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình

1.2.4.1. Phạm vi chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Để xác định được phạm vi chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình, chúng ta cần giải quyết hai vấn đề: xác định tác phẩm điện ảnh và nội dung quyền tác giả được chuyển quyền sử dụng.

68 Khoản 3 Điều 40 Luật Điện ảnh 2006 : Việc quảng cáo trong phim được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo

Những tác phẩm điện ảnh đƣợc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả để phát sóng trên truyền hình

Xem xét quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh để phát sóng trên truyền hình dưới góc độ là một quan hệ dân sự thuần tuý thì có thể thấy một trong những nguyên tắc cơ bản của quan hệ này là tự do, tự nguyện thoả thuận của các bên tham gia. Tuy nhiên, do đối tượng của quan hệ là quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và mục đích của việc thiết lập quan hệ là có được quyền phát sóng tác phẩm điện ảnh đó trên truyền hình nên quan hệ này còn chịu sự điều chỉnh của Luật SHTT, Luật Điện ảnh và Luật Báo chí. Điều này có nghĩa là không phải bất kỳ tác phẩm điện ảnh nào cũng có thể được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả mà chỉ những tác phẩm phù hợp với các quy định của Luật Điện ảnh, Luật Báo chí mới có thể tham gia vào quan hệ này. Cụ thể là các tác phẩm điện ảnh có các nội dung sau đây không được chuyển chuyền sử dụng quyền tác giả để phát trên sóng truyền hình:

- Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cụ thể là tác phẩm điện ảnh có hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng, xúc phạm quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; miệt thị dân tộc, tôn giáo.69

- Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục, cụ thể là tác phẩm điện ảnh có hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, khuyến khích tội ác, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án cái ác gắn với nội dung phim; hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết mang tính khiêu dâm, đồi trụy, loạn dâm, loạn luân trái với thuần phong mỹ tục; hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện sự dung thứ hoặc đồng tình với tệ nạn xã hội, gây cảm giác hoảng loạn, mê muội trước các lực lượng siêu nhiên, ma quái; tên phim gây phản cảm, thô tục; hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết có nội dung trái pháp luật khác.70

- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại;

bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

69 Điều 9 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12.

70 Điều 9 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP.

- Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân 71.

Như vậy, tổng quát thì các tác phẩm có nội dung không phù hợp với truyền thống văn hóa, quan niệm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, chống phá Nhà nước, gây tác động xấu đến sự phát triển của xã hội không được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả để phát sóng trên truyền hình. Giới hạn này của pháp luật đặt ra là hoàn toàn cần thiết bởi lẽ truyền hình là một trong các kênh phổ biến thông tin nhanh và rộng nhất hiện nay. Vì thế, các chương trình trong đó có phim truyện phát trên truyền hình cần được kiểm tra và giám sát chặt chẽ, đảm bảo tác động tích cực đến người xem.

Nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh đƣợc chuyển quyền sử dụng

Như đã phân tích ở mục 1.1.2, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thânquyền tài sản. Quyền nhân thân về cơ bản là những quyền gắn liền với tác giả nên không thể chuyển giao dưới bất kỳ hình thức nào (trừ quyền công bố tác phẩm) trong khi quyền tài sản là những đem lại lợi ích vật chất cho tác giả, được xem như một loại tài sản và có thể chuyển giao cho các chủ thể khác (chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng). Như vậy, về nguyên tắc thì các quyền nhân thân của tác giả không thể là đối tượng của quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, trừ quyền công bố tác phẩm72. Đây là nguyên tắc cơ bản được thừa nhận trong pháp luật sở hữu trí tuệ của nhiều quốc gia73.

Trong pháp luật SHTT Việt Nam, vấn đề chuyển quyền sử dụng quyền tác giả được quy định tại Điều 47 và 48 Luật SHTT 2005. Phạm vi của việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình nhìn chung tương tự như các loại hình tác phẩm khác theo nghĩa là chỉ bao gồm quyền tài sản 74(trong đó chủ yếu là các quyền sao chép và truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện hữu tuyến, vô tuyến) và quyền công bố tác phẩm.

71 Điều 11 Luật Điện ảnh 2006; Điều 10 Luật Báo chí số 29-LCT/HĐNN8 ngày 28 tháng 12năm 1989.

72Khoản 1, 2 Điều 47 Luật SHTT 2005.

73 Điều 59 Luật Quyền tác giả Nhật bản: Quyền nhân thân tác giả thuộc riêng của tác giả và không thể chuyển giao.

74 Quyền tài sản đối với tác phẩm quy định tại Điều 19 Luật SHTT 2005 bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh;Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;Sao chép tác phẩm;Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử

1.2.4.2. Hình thức chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả nói chung được thực hiện thông qua hợp đồng sử dụng quyền tác giả. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chủ thể sử dụng có thể lựa chọn một trong các loại hợp đồng sau (sự phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý):

Căn cứ vào năng lực sử dụng quyền của chủ thể được chuyển nhượng, có thể chia hợp đồng sử dụng quyền tác giả thành hợp đồng sử dụng độc quyền và hợp đồng sử dụng không độc quyền:

Hợp đồng sử dụng độc quyền (exclusive license) là hợp đồng sử dụng quyền tác giả mà chỉ có bên được chuyển quyền có quyền sử dụng các quyền được chuyển giao, ngay cả chủ sở hữu quyền tác giả cũng không được quyền sử dụng các quyền năng đó trong thời hạn chuyển giao. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả khác với hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả ở chỗ: Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, bên nhận chuyển nhượng có tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả và có quyền chuyển nhượng tiếp các quyền tác giả đối với tác phẩm đó cho bất cứ ai còn trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả thì bên nhận chuyển giao chỉ có tư cách là người có quyền sử dụng tác phẩm và không có quyền chuyển giao lại các quyền tác giả đã nhận cho bất cứ ai trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả75

Hợp đồng sử dụng không độc quyền (nonexclusive license) là hợp đồng sử dụng quyền tác giả mà sau khi chuyển nhượng bên chuyển nhượng vẫn có quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng và vẫn có quyền chuyển giao quyền sử dụng các quyền năng đó cho các chủ thể khác.

Căn cứ vào phạm vi sử dụng quyền có thể chia hợp đồng sử dụng quyền tác giả thành hợp đồng sử dụng nhiều lần và hợp đồng sử dụng một lần:

Hợp đồng sử dụng một lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả mà bên nhận chuyển nhượng chỉ được sử dụng duy nhất một lần đối với các quyền năng đã được chuyển giao và khi bên sử dụng đã sử dụng đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng sẽ chấm dứt dù thời hạn hợp đồng có thể vẫn còn.

hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

75 Vũ Thị Hồng Yến, tlđd, tr.75-76.

Hợp đồng sử dụng nhiều lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả mà bên sử dụng có thể sử dụng các quyền năng đã chuyển giao nhiều lần trong thời hạn đã thỏa thuận76.

Căn cứ vào lần phát sóng phim có thể chia thành hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với phim nước 1 và hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với phim nước 2:

Phim nước 1 là phim chưa phát sóng tại Việt Nam. Bên mua quyền phát sóng phim ở đây là mua quyền phát sóng lần đầu tiên ở Việt Nam. Do là lần phát sóng đầu tiên nên chi phí bản quyền đối với phim nước 1 thường cao hơn so với phim nước 2.

Phim nước 2 là phim đã phát trước đó tại Việt Nam. Bên mua quyền phát sóng phim ở đây là mua quyền phát sóng lại phim.

Đối với tác phẩm điện ảnh, việc mua bản quyền để phát trên sóng truyền hình thường được thực hiện dưới hình thức hợp đồng độc quyền77. Tính chất độc quyền của hợp đồng thể hiện ở khía cạnh: trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, bên nhận chuyển quyền sử dụng là chủ thể duy nhất có quyền khai thác, sử dụng tác phẩm trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Bất kỳ ai, kể cả chủ sở hữu quyền tác giả cũng không được phép khai thác, sử dụng tác phẩm ấy khi hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hợp đồng độc quyền giúp cho bên nhận chuyển quyền sử dụng (đài truyền hình) có thể khai thác tối đa lợi ích kinh tế từ bộ phim đó (thông qua việc thu phí từ hoạt động phát quảng cáo vào giờ chiếu phim). Nội dung hợp đồng cũng ghi rõ thời hạn sử dụng bản quyền và số lần phát sóng phim được phép78. Điều này có nghĩa là bên nhận chuyển quyền sử dụng quyền tác giả được phép phát sóng bộ phim đó một số lần nhất định vào bất kỳ thời điểm nào miễn là trong thời hạn ghi trong hợp đồng. Sau khi phát sóng hết số lần mà hai bên đã thỏa thuận, hợp đồng sẽ hết hiệu lực dù thời hạn hợp đồng có thể chưa hết79. Ngoài ra, tùy theo tình hình tài chính và

76 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.96 – 97.

77 Xem Phụ lục 2 và Phụ lục 3.

78 Runs.

79 Ví dụ như công ty Minh film ký hợp đồng bán quyền phát sóng bộ phim “Võ Tòng” cho Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh với 3 lần phát sóng trong thời hạn 3 tháng từ ngày 01/01/2014 đến ngày 01/04/2014. Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh có quyền phát sóng bộ phim “Võ Tòng” 3 lần vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ 01/01/2014 đến 01/04/2014. Sau khi phát sóng hết 3 lần thì hợp đồng sẽ hết hiệu lực dù thời hạn đã kết thúc hay chưa.

kế hoạch thu chi của từng Đài truyền hình mà Đài có thể mua quyết định mua quyền sử dụng quyền tác giả (quyền phát sóng) đối với phim nước 1 hoặc phim nước 2.

1.2.4.3. Nội dung quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Hình thức pháp lý của quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là hợp đồng sử dụng quyền tác giả. Nội dung của hợp đồng sử dụng quyền tác giả do các bên thể hiện, tuy nhiên thông thường gồm các nội dung chính như sau80:

 Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

 Căn cứ chuyển quyền;

 Phạm vi chuyển giao quyền;

 Giá, phương thức thanh toán;

 Quyền và nghĩa vụ của các bên;

 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Các nội dung trên được ghi nhận trong luật SHTT với tính chất hướng dẫn chứ không phải là bắt buộc. Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng, các bên có thể thêm hay bớt các nội dung khác như phạm vi, điều kiện, hình thức sử dụng; mức nhuận bút, thù lao; quyền và nghĩa vụ các bên khi giao kết hợp đồng; sửa đổi, huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng; trách nhiệm, mức bồi thường của các bên khi vi phạm hợp đồng…81

Quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình về bản chất là quan hệ dân sự. Do vậy, quan hệ này chịu sự điều chỉnh của BLDS82. Tuy nhiên do đối tượng của quan hệ là quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh - một loại tài sản trí tuệ nên quan hệ này còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ và Luật Điện ảnh. Mặt khác, xuất phát từ mục đích của việc thiết lập quan hệ là có được quyền phát sóng tác phẩm trên truyền hình, quan hệ này cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí, Luật Quảng cáo.

Quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là quan hệ pháp luật giữa hai bên:

một bên là chủ sở hữu quyền tác giả (nhà sản xuất phim hoặc đại lý bản quyền) và bên kia là chủ thể muốn sử dụng quyền tác giả (đài truyền hình). Trong quan hệ này diễn ra quá trình dịch chuyển có điều kiện và có thời hạn quyền sử dụng một số/toàn bộ nội dung của quyền tác giả từ chủ sở hữu quyền tác giả sang chủ thể kia

80 Khoản 1 Điều 48 Luật SHTT 2005.

81 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.101.

82 Xem Khoản 2 Điều 48 Luật SHTT 2005.

với kết quả là chủ sở hữu quyền tác giả sẽ thu được những lợi ích vật chất nhất định từ việc “cho thuê” các quyền năng của mình83 và chủ thể nhận chuyển nhượng sẽ có quyền khai thác về mặt kinh tế tác phẩm trong giới hạn và thời hạn mà hợp đồng chuyển quyền sử dụng ghi nhận84.

Cũng như các quan hệ pháp luật khác, nội dung quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được cấu thành từ các quyền và nghĩa vụ của các bên: bên chuyển quyền và bên nhận quyền. Như đã phân tích ở trên, quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là quan hệ dân sự, do vậy quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập trên cơ sở thoả thuận85.

Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền

Chủ thể chuyển quyền thường có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

Quyền yêu cầu nêu tên hoặc bút danh của tác giả: đây là quyền luật định của riêng tác giả bởi lẽ đây là một trong các quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả86. Cho dù quyền tác giả được chuyển giao cho chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ sở hữu quyền tác giả cũng không có quyền này. Đối với tác phẩm điện ảnh, dù bên chuyển nhượng không đồng thời là tác giả thì tác giả vẫn có quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm điện ảnh khi phát sóng phải nêu rõ tên hoặc bút danh của mình87.

Quyền yêu cầu trả nhuận bút: xuất phát từ đặc trưng của tác phẩm điện ảnh (đã phân tích ở mục 1.1.2) là chủ sở hữu quyền tác giả thường không đồng nhất với tác giả của tác phẩm, bên chuyển nhượng trong quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả với tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu quyền tác giả (chủ thê đầu tư kinh phí sản xuất phim), chủ thể này có quyền yêu cầu bên nhận chuyển nhượng trả thù lao theo hợp đồng còn các tác giả của tác phẩm điện ảnh được trả tiền nhuận bút, thù lao từ chủ sở hữu quyền tác giả theo thoả thuận88.

83 Ở đây có thể xem các quyền năng này như một dạng tài sản.

84 Ví dụ như thu tiền đối với truyền hình trả tiền hoặc thu lợi nhuận từ việc phát các chương trình quảng cáo.

85 Khác với BLDS 1995 quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể từ Điều 769 - 772, luật SHTT 2005 và BLDS 2005 không quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể chuyển quyền và chủ thể nhận quyền.

86 Điều 742 BLDS 2005: Chuyển giao quyền tác giả: Quyền nhân thân quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này không được chuyển giao.

87 Ví dụ Đài truyền hình Việt Nam khi phát sóng phim Harry Potter phần 1 phải nêu rõ tên đạo diễn Chris Columbus và tác giả kịch bản là J.K.Rowling dù chủ sở hữu quyền tác giả của bộ phim này là hãng Warner Bros.

88 Khoản 3 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Khoản 3 Điều 740 BLDS 2005.

Một phần của tài liệu Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)