Loại hình bảo hiểm tài sản trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1. C C VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

1.3. Các loại hình bảo hiểm trong hoạt động xây dựng

1.3.1. Loại hình bảo hiểm tài sản trong hoạt động xây dựng

BHTS là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản, là những yếu tố có thể định giá được bằng tiền19. Trong hoạt động xây dựng, loại hình bảo BHTS thường thấy nhất là bảo hiểm công trình xây dựng và bảo hiểm máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động xây dựng.

1.3.1.1. Bảo hiểm công trình xây dựng:

Bảo hiểm công trình xây dựng nhằm mục đ ch là đề phòng khi có rủi ro xảy ra trong quá trình xây dựng gây thiệt hại cho công trình. Thông thường bảo hiểm công trình xây dựng sẽ do chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án) mua, nhưng cũng có trường hợp nhà thầu xây dựng sẽ thực hiện việc mua bảo hiểm trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu) nhưng trong mọi trường hợp thì người được hưởng quyền lợi bảo hiểm người được bảo hiểm) cuối cùng vẫn là chủ đầu tư công trình.

Nếu không may có rủi ro được bảo hiểm (ví dụ như rủi ro về động đất; rủi ro về lún sụt, sạt lở đất... trong quá trình thi công) xảy ra, thì người được bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bồi thường do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả để họ có thể nhanh chóng khắc phục hậu quả.

Nếu như chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình, nếu rủi ro xảy ra thì cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu đôi khi sẽ không thể chuẩn bị kịp một khoản chi phí phát sinh thường là rất lớn) để khắc phục, xử lý sự cố, dẫn đến dự án có khả năng bị tạm d ng. Vì vậy, đây được xem là một trong các yếu tố quản lý rủi ro dự án của chủ đầu tư.

Về nguyên lý, mọi chi ph liên quan đến dự án là do chủ đầu tư phải chi trả.

Riêng đối với bảo hiểm công trình xây dựng, cần phân biệt 4 nội dung cơ bản sau:

- Người mua bảo hiểm: là người ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm.

Trong hoạt động xây dựng, người mua bảo hiểm có thể là chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc cũng có thể là các nhà thầu;

- Người được bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, tất cả các bên liên quan tới công việc xây dựng, có quyền lợi trong công trình xây dựng và được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm đều có thể là người được bảo hiểm trong hoạt động xây

19 Nguyễn Thị Thủy (2012), Pháp luật Bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Sách chuyên khảo NXB Thanh Niên, tr.39.

dựng. Người được bảo hiểm có thể là: chủ đầu tư hoặc chủ công trình, nhà thầu chính, các nhà thầu phụ, các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn...

- Trường hợp được bảo hiểm: các trường hợp cụ thể được bảo hiểm, và những trường hợp không được bảo hiểm (các rủi ro loại tr ); và

- Giá trị bảo hiểm: là giá trị bảo hiểm tối đa cho mỗi trường hợp rủi ro được bảo hiểm.

Như vậy, ở đây nếu xác định chủ đầu tư là người chi trả 100% chi phí liên quan đến công trình thì chủ đầu tư có thể mua bảo hiểm bằng một trong hai cách:

i) Chủ đầu tư trực tiếp mua và là người trực tiếp thụ hưởng: Theo cách này thì chủ đầu tư sẽ tự mình ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm.

ii) Chủ đầu tư chuyển tiền cho nhà thầu mua bảo hiểm công trình; mặc dù người trực tiếp ký hợp đồng mua là nhà thầu nhưng người thụ hưởng vẫn là chủ đầu tư.

Trường hợp i) và ii) là các trường hợp thường được áp dụng phổ biến nhất và gần như tuyệt đại đa số các nhà thầu sẽ lựa chọn phương án thứ nhất. Tại Việt Nam, trước đây Bộ Tài ch nh quy định cụ thể mức phí bảo hiểm. Nhưng với cơ chế thị trường, nhất là t khi thực hiện cam kết WTO, hiện nay Bộ Tài ch nh đã bãi bỏ qui định này. Như vậy, mức phí bảo hiểm công trình xây dựng là do thị trường điều chỉnh và trên cơ sở sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng bảo hiểm.

1.3.1.2. Bảo hiểm máy móc thiết bị dùng trong hoạt động xây dựng:

Đây sản phẩm dành cho các tổ chức nhận thầu xây dựng lắp đặt, chủ đầu tư dự án... Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cho phép nhà thầu thi công hoàn toàn yên tâm khi rủi ro xảy ra làm thiệt hại hay phá huỷ các thiết bị và máy móc thi công trong thời gian công trình đang thi công.

Đối tượng tham gia bảo hiểm là các chủ đầu tư, các nhà thầu, người cho thuê máy móc thiết bị, người đi thuê máy móc thiết bị. Đối tượng được bảo hiểm của hình thức bảo hiểm này là toàn bộ máy móc và trang thiết bị xây dựng, lắp đặt thuộc quyền sở hữu của chủ thầu, do chủ thầu thuê mướn như: máy ủi, máy xúc, máy nghiền, xe lu, cần cẩu, thiết bị cần trục, thiết bị nâng, máy đóng cọc, máy đầm, máy trộn xi măng…

Khi có sự cố rủi ro xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho khách hàng căn cứ theo tổn thất thực tế của máy móc thiết bị được bảo hiểm trong phạm vi bảo hiểm, có thể là:

- Rủi ro từ thiên nhiên: lũ lụt, mưa bão, gió lốc, sóng thần, sét đánh, lún, sụt lở, động đất, núi lửa phun…;

- Rủi ro từ hoạt động của con người (tr n công trường): cháy, nổ, thiếu kinh nghiệm, bất cẩn, trộm cắp toàn bộ…;

- Rủi ro khác: rơi, lật, đổ, đâm va và các sự cố bất ngờ khác không lường trước được khi thi công hoặc di chuyển công trường;

- Thiệt hại phát sinh khi đang hoạt động hay ng ng hoạt động, khi tháo dỡ, lắp ráp nhằm mục đ ch lau chùi, bảo dưỡng hoặc sữa chữa (sau khi máy móc chạy thử thành công).

Ngoài ra, một số doanh nghiệp bảo hiểm còn mở rộng phạm vi bảo hiểm cho khách hàng khỏi rủi ro trong quá trình vận chuyển máy móc đến nơi thi công, hoặc t nơi thi công đến kho cất giữ sau khi dự án đã được hoàn thành.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)