1.2 Nội dung quy định pháp luật về quản quản lý thông tin giao dịch liên kết
1.2.3 Quy trình quản lý thông tin giao dịch liên kết
Quy trình quản lý thông tin giao dịch liên kết là trình tự tiến hành quản lý thông tin giao dịch liên kết từ khâu thu thập, phân tích, đánh giá cho đến lưu trữ các thông tin liên quan làm cơ sở để đưa ra kết luận giao dịch liên kết có tuân thủ nguyên tắc giá thị trường hay không, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp (nếu có). Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc kê khai cũng như đồng bộ trong việc quản lý thuế, hoạt động quản lý thông tin giao dịch liên kết sẽ khởi động vào cuối mỗi năm dương lịch, khi mà thời điểm quyết toán nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với nhà nước bắt đầu. 55 Quy trình này được thực hiện như sau:
1.2.3.1 Thu thập thông tin, dữ liệu chính thức về giao dịch liên kết
Việc thu thập thông tin trước hết là từ hoạt động kê khai thông tin giao dịch liên kết của đối tượng nộp thuế hàng năm. Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết theo Mẫu 03-7/TNDN – thông tin về giao
51 Khoản 1.1 Điều 7 Thông tư 66/2010/TT-BTC
52 Tham khảo các mẫu thông tin giao dịch liên kết tại phụ lục 1,2,3.
53 Khoản 1.2 Điều 7 Thông tư 66/2010/TT-BTC
54 Khoản 1.3 Điều 7 Thông tư 66/2010/TT-BTC
55 Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. (Khoản 7 Điều 5 Luật quản lý thuế)
25
dịch liên kết - ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định nội dung về hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN. Biểu mẫu này gồm hai phần:
Phần A của mẫu “Thông tin về giao dịch liên kết” chứa đầy đủ thông tin về các bên liên kết. Doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ tên của từng bên liên kết, quốc gia, mã số thuế của các bên liên kết và hình thức liên kết. Trong đó, các hình thức liên kết bao gồm 13 trường hợp quy định tại Khoản 4.3 Điều 3 Thông tư 66/2010/TT-BTC.
Phần B chứa đựng thông tin về xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết. Căn cứ vào nội dung của biểu mẫu, đối tượng nộp thuế phải cung cấp đầy đủ các thông tin về tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh và tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết bao gồm hai đối tượng hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa bao gồm hàng hóa hình thành tài sản cố định và hàng hóa không hình thành tài sản cố định. Các dịch vụ bao gồm nghiên cứu phát triển, quảng cáo tiếp thị, quản lý kinh doanh và tư vấn đào tào, hoạt động tài chính, lãi vay và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, đối với từng nhóm thông tin, doanh nghiệp phải kê khai các số liệu về doanh thu, thu nhập; chi phí và lợi nhuận tăng do xác định lại theo giá thị trường. Trong đó, xác định rõ giá trị ghi nhận theo sổ sách kế toán, giá trị xác định lại theo giá thị trường, chênh lệch giữa hai giá trị và phương pháp xác định giá. 56
Bộ hồ sơ chứng từ này vừa là cơ sở cho cơ quan thuế thực hiện việc quản lý thuế nói chung vừa cung cấp cơ chế hữu ích trong việc kiểm soát được giao dịch giữa các bên liên kết nằm trong giới hạn giá thị trường cho phép. Các tài liệu, báo cáo của đối tượng nộp thuế sẽ được nộp cùng với báo cáo quyết toán thuế liên quan và được phân lập để xem xét.
Bên cạnh đó, với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước trong tay, cơ quan thuế có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan cung cấp các dữ liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý thông tin giao dịch liên kết.
Việc cung cấp thông tin có thể bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp. Trong thời hạn nhất định, cá nhân, tổ chức phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Thời điểm để tính thời hạn cung cấp thông tin là thời điểm giao văn bản yêu cầu cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc cho người thứ ba có trách nhiệm chuyển văn bản đến người có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì việc thu thập thông tin phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế, khi thu thập thông tin, cán bộ có trách nhiệm phải lập biên bản. Người có trách nhiệm cung cấp thông tin được cơ quan thuế chi trả chi phí đi lại, ăn ở theo chế độ quy định. Cơ quan thuế có trách
56 Tham khảo tại Phụ lục 3 mẫu 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC và hướng dẫn kê khai thông tin giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2010/TT-BTC.
26
nhiệm giữ bí mật về người cung cấp thông tin, văn bản, tài liệu, bút tích, chứng cứ thu thập được từ người cung cấp thông tin.57
Ngoài ra, cơ quan thuế còn có thể thu thập các thông tin liên quan từ bên thứ ba có liên quan như các đối tác kinh doanh của người nộp thuế; thông tin từcác thỏa thuận APA hoặc từ các hiệp định song phương, đa phương về trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt Nam với các cơ quan thuế nước ngoài cũng như là các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và bao gồm cả thông tin được phép mua theo quy định của pháp luật.
1.2.3.2 Xử lý, đánh giá và lưu trữ số liệu
Sau khi tiếp nhận tài liệu, trong khoảng thời gian nhất định kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, bộ phận tiếp nhận58 sẽ xem xét, phân tích và phối hợp với các bộ phận quản lý các dữ liệu khác của cơ quan thuế để tìm các thông số so sánh và đưa ra nhận định về giao dịch giữa các bên liên kết bằng bản báo cáo kết luận. Giai đoạn này giúp cơ quan thuế tìm ra các lỗi vi phạm, các hành vi gian lận, trốn lậu thuế thông qua hành vi chuyển giá, qua đó sẽ đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại đối tượng nộp thuế theo các mức độ khác nhau để có biện pháp quản lí thuế thích hợp tiếp theo cho từng loại đối tượng. Các thông tin sau khi được xử lý, sẽ được lưu vào hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế. Đây sẽ là nguồn thông tin chính thức phục vụ cho công tác quản lý các giao dịch liên kết sau này.
1.2.3.3 Đưa ra báo cáo kết luận về giao dịch liên kết
Trong một khoản thời gian nhất định, cơ quan quản lý thông tin phải ban hành báo cáo kết luận. Kết luận của cơ quan này có thể là sự công nhận về việc chưa phát hiện có dấu hiệu vi phạm về định giá chuyển giao hoặc nếu bị kết luận là có vi phạm thì đi kèm sẽ là yêu cầu điều chỉnh lại giá để từ đó xác định lại các nghĩa vụ thuế liên quan và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm (nếu có). Lưu ý bản kết luận này chưa phải là cơ sở để kết luận doanh nghiệp có chuyển giá hay không mà chỉ xác định giao dịch đó có tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường hay không mà thôi.
Kết luận về các giao dịch liên kết sẽ là sự kiện khép lại hoạt động quản lý đối với các giao dịch liên kết đã hoàn thành. Nếu đối tượng nộp thuế không đồng ý với kết luận của cơ quan thuế thì có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo thủ tục hành chính hoặc tư pháp. Trong trường hợp khiếu nại hoặc khởi kiện thì quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ tài chính hoặc của Tòa án được xem là kết luận cuối cùng.
Kết luận và các quyết định liên quan nếu không bị phủ định được xem là văn bản
57 Khoản 1 Điều 69 Thông tư 156/2013/TT-BTC
58 Hiện nay, bộ phận tiếp nhận thông tin giao dịch liên kết là Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, trực thuộc Tổng cục thuế quản lý.
27
chính thức công nhận những thông số đã được báo cáo của đối tượng nộp thuế. Các thông số này sẽ trở thành dữ liệu hợp lệ được cập nhật và được đối tượng nộp thuế sử dụng cho quá trình kê khai, lập báo cáo những giao dịch giữa các bên liên kết diễn ra tiếp theo
1.2.3.4 Xử lý vi phạm
Hiện nay, Thông tư 66/2010/TT-BTC không quy định hướng dẫn về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm hoạt động quản lý thông tin giao dịch liên kết.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện các quy định về kê khai, cung cấp thông tin liên quan đến các giao dịch liên kết thì các đơn vị này sẽ bị xử phạt theo những quy định của Luật quản lý thuế 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhìn chung, các biện pháp xử lý hiện nay được áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai đúng đắn các giao dịch giữa các bên liên kết. Cụ thể:
Trường hợp đối tượng nộp thuế có vi phạm nhỏ, cơ quan quản lí thuế có thể nhắc nhở, yêu cầu sửa chữa, bổ sung. Nếu thấy có sự bất hợp lí trong các thông tin kê khai hoặc cơ quan thuế nghi ngờ thì có thể yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc yêu cầu người nộp thuế và người có liên quan cung cấp thêm thông tin trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu người nộp thuế không giải trình, không cung cấp thông tin hoặc không chứng minh được tính đúng đắn, chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện việc ấn định thuế hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế để làm rõ vấn đề cơ quan thuế nghi ngờ từ đó định ra hướng xử lí. Trường hợp, cơ quan thuế thấy có dấu hiệu vi phạm lớn hoặc có bằng chứng xác định người nộp thuế cố tình gian lận, trốn lậu thuế thì cơ quan thuế sẽ quyết định thanh tra thuế đối với đối tượng này để có đủ cơ sở kết luận và tiến hành xử lí.
Theo quy định hiện nay, cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế TNDN phải nộp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đối với các trường hợp như: không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ mẫu thông tin giao dịch liên kết đối với giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết hoặc doanh nghiệp dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho giao dịch liên kết;…59. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt về các hành vi vi phạm thủ tục về thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế (nếu có) theo quy định của Luật Quản lý thuế.
59 Khoản 2 Điều 9 Thông tư 66/2010/TT-BTC.
28
Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hoặc không nộp mẫu thông tin giao dịch liên kết đều bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế như các loại tờ khai thuế khác.60 Tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm mà doanh nghiệp có thể bị áp dụng các chế tài sau:
- Trường hợp chậm nộp mẫu thông tin giao dịch liên kết hoặc không nộp nhưng không phát sinh số thuế phải nộp thì tùy vào mức độ vi phạm mà doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 5 (năm) triệu đồng.61 - Trường hợp không nộp mẫu thông tin mà phát sinh số thuế phải nộp thì có thể
xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
Đối với các trường hợp vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan khi thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp như: từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hoặc cung cấp không chính xác, không cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì có thể bị phạt tiền đến 5 (năm) triệu đồng tùy từng mức độ vi phạm.62 Ngoài ra, trong một số trường hợp, cơ quan quản lý thuế có thể sử dụng biện pháp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế như là một biện pháp xử lý nhằm răn đe đối với người nộp thuế khi có hành vi vi phạm hoặc nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể có mối quan hệ với người nộp thuế.63
Về thời hiệu xử phạt, theo quy định tài Điều 11064 Luật quản lý thuế 2006 đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là 5 (năm) năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
60 Hướng dẫn tại Thông báo số 3304 /TB-CT của cục thuế TP.HCM về việc lập báo cáo “Thông tin về giao dịch liên kết” của các Doanh nghiệp thuộc Cục Thuế quản lý.
61 Xem thêm hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
62 Điều 9 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
63 Điều 74 Luật quản lý thuế 2006
64 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 35 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, ở Chương này, luận văn đã tìm hiểu những vấn đề khái quát về quản lý thông tin giao dịch liên kết như khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích nội dung quy định pháp luật hiện nay về quản lý thông tin giao dịch liên kết, bao gồm: chủ thể tham gia, đối tượng bị quản lý và quy trình quản lý thông tin giao dịch liên kết. Qua đó, có thể hiểu một cách khái quát, quản lý thông tin giao dịch liên kết là việc cơ quan quản lý thuế tiến hành các hoạt động nhằm có được đầy đủ các thông tin về giao dịch liên kết, từ đó, làm cơ sở phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi chuyển giá, đảm bảo các giao dịch tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Việc thiết lập cơ chế pháp lý về quản lý thông tin giao dịch liên kết là một nhu cầu khách quan trước hiện tượng chuyển giá. Nhờ đó, cơ quan quản lý thuế có thể nhanh chóng phát hiện hành vi chuyển giá và tiến hành xử lý, truy cứu trách nhiệm một cách chính xác.
Từ những vấn đề lý luận chung ở Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để tác giả bước sang Chương 2 với nội dung trọng tâm là phân tích thực trạng quản lý thông tin giao dịch liên kết hiện nay và từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này.