Tình hình áp dụng pháp luật về quản lý thông tin giao dịch liên kết trong kiểm soát chuyển giá hiện nay

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về quản lý thông tin giao dịch liên kết trong kiểm soát chuyển giá (Trang 38 - 43)

1.2 Nội dung quy định pháp luật về quản quản lý thông tin giao dịch liên kết

2.1.2 Tình hình áp dụng pháp luật về quản lý thông tin giao dịch liên kết trong kiểm soát chuyển giá hiện nay

2.1.2.1 Thực tiễn pháp lý

Đến nay, về cơ bản, các quy định về xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết nêu tại Thông tư số 66/2010/TT-BTC và được dựa trên hướng dẫn của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Cùng với đó, công tác tổ chức thực hiện cũng được quan tâm đẩy mạnh triển khai và bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

Năm 2011, toàn Ngành thuế đã rà soát quản lý được 3.144 DN phải kê khai thông tin giao dịch liên kết, trong đó 2.023 doanh nghiệp đã thực hiện kê khai, chiếm khoảng 64%. Công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng bắt đầu chú trọng triển khai từ năm 2010, đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, đặc biệt có cuộc thanh tra giá chuyển nhượng đã điều chỉnh tăng doanh thu so với

70 Đơn cử như mức “khác biệt trọng yếu” đã được quy định cụ thể là tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc tăng, giảm ít nhất 0,5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời.

71 Khoản 4 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC

33

số báo cáo của doanh nghiệp lên 250%.72 Tiếp theo năm 2012, Tổng Cục Thuế đã công bố một báo cáo cho biết 57% trong số 5.500 Doanh nghiệp FDI được rà soát (chiếm khoảng 60% tổng số Doanh nghiệp FDI) đã báo cáo lỗ ròng trong năm 2010 và 2011. Đẩy sự việc xa hơn, tháng 10/2012, Tổng cục Thuế công bố kết quả thanh, kiểm tra chuyển giá tại doanh nghiệp FDI tại một số tỉnh, phát hiện 122 doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về chuyển giá theo Thông tư 66 và yêu cầu nộp thuế bổ sung hơn 10 triệu đô la.73 Và tính đến hết năm 2013, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra 4.857 doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá. Kết quả là, cơ quan thuế đã ra kết luận truy thu 4.200 tỷ đồng, giảm lỗ 11.000 tỷ đồng đối với hàng nghìn doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Trong danh sách đó có một số công ty nổi tiếng, bao gồm những công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới và các thương hiệu nổi tiếng.

Kết quả trên cho thấy, hoạt động quản lý thông tin giao dịch liên kết đóng vai trò tích cực trong việc xác định các doanh nghiệp không tuân thủ nghĩa vụ xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết, từ đó hỗ trợ công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế, xây dựng kế hoạch thanh tra và làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp vi phạm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả ban đầu, trong quá trình thực hiện quản lý thông tin giao dịch liên kết cũng vẫn còn nhiều tồn tại cần được tháo gỡ, cụ thể:

nhiều doanh nghiệp thiếu quan tâm đến quy định trên nên lúng túng trong việc thực hiện, thậm chí gặp khó khăn khi xác định nghĩa vụ thuế. Việc kê khai các giao dịch liên kết ban hành kèm theo Thông tư 66 chỉ mới được thực hiện tại một số Cục thuế như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Ngay tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cũng chưa áp dụng chế tài nào khi người nộp thuế không kê khai mẫu thông tin về giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN. Hiện tại, chỉ có một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong quyết toán thuế TNDN năm có nộp kèm biểu mẫu thông tin giao dịch liên kết. Dưới đây là một số khó khăn trong viêc quản lý thông tin giao dịch liên kết hiện nay.

2.1.2.2 Một số khó khăn trong việc quản lý thông tin giao dịch liên kết hiện nay

Khó khăn khách quan

Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn chung của cả nền kinh tế - xã hội nước ta là xuất phát điểm kinh tế thấp, kéo theo đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý. Trong thời gian khá dài trước đây, chúng ta không có điều kiện kinh tế để đầu tư cho các hoạt động

72 http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien - cuu - trao - doi/Chong - chuyen - gia - Ky - vong - tu - phuong - thuc - APA/5674.tctc (truy cập ngày 10/6/2014)

73 Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2013), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2013, tr. 59.

34

hợp tác quốc tế về thuế, không đủ điều kiện để đầu tư trang bị hệ thống máy tính điện tử hiện đại mà đây là những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động đấu tranh chống chuyển giá. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ bên cạnh những cơ hội là những thách thức đi cùng. Sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp FDI, thường là thành viên của các MNCs, vốn kinh doanh lớn, có đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch tránh thuế thông qua xác định giá chuyển giao, nên để phát hiện và đấu tranh đối với các trường hợp này là rất khó khăn trong bối cảnh chúng ta chưa từng có kinh nghiệm quản lý các giao dịch liên kết. Do vậy, chúng ta phải vừa học hỏi, vừa áp dụng thực tiễn và rút kinh nghiệm dần dần. Những bước đầu còn bỡ ngỡ thì không thể đòi hỏi sự tinh thông và hiệu quả cao ngay được.74

Một khó khăn nữa chính là việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Không phải tất cả các cơ quan thuế các nước đều sẵn sàng hợp tác để cung cấp thông tin, và cũng không phải lúc nào họ cũng có thông tin để cung cấp và cung cấp kịp thời. Trong khi đó, muốn xác định giá chuyển giao theo các nguyên tắc chống chuyển giá mà pháp luật quy định thì phải thu thập đầy đủ thông tin, nếu không có thông tin thì không thể xác định được giá chuyển giao.

Từ cuối năm 1992, Việt Nam đã đàm phán và ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều nước trên thế giới. Một trong những nội dung quan trọng của hiệp định này là cơ quan thuế các nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho nhau.

Muốn cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin, thì cần phải có địa chỉ cụ thể về doanh nghiệp nào đó, nội dung thông tin đề nghị cung cấp cụ thể là gì... Tuy nhiên, để có những thông tin này không hề dễ dàng, vì một mặt, cơ quan thuế nước ngoài cần có thời gian để tra cứu, tìm hiểu. Mặt khác, vì lợi ích doanh nghiệp nước họ, nên cơ quan thuế nước ngoài cung cấp thông tin thường chậm hoặc cung cấp không đầy đủ.75

Một trong số ít những trường hợp thành công trong đấu tranh chống chuyển giá ở Việt Nam thời gian qua là trường hợp Cục Thuế Lâm Đồng giải quyết hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chè cho thấy vai trò quan trọng của thông tin. Theo đó, điều kiện thuận lợi để Cục Thuế Lâm Đồng đấu tranh với các doanh nghiệp này là ở chỗ hành vi chuyển giá liên quan đến giá bán của sản phẩm xuất khẩu mà những sản phẩm cũng có tiêu thụ nội địa. Do vậy, giá tiêu thụ nội địa của chính những doanh nghiệp này là bằng chứng thuyết phục về hành vi chuyển giá (xác định giá xuất khẩu rất thấp so với giá tiêu thụ nội địa. Giá

74 Lê Xuân Trường (2012), “Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện”, Tạp chí tài chính online, Nguồn: http://www.tapchitaichinh.vn (truy cập ngày 7/6/2014).

75 Theo Ông Phạm Thanh Tùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Thuế), nguồn: http://baodautu.vn (truy cập ngày 7/6/2014)

35

xuất khẩu chỉ là 64.580 đồng/kg, trong khi đó, giá bán nội địa là 1.200.000 đồng/kg).76 Giả sử bên bán thiết bị, hàng hóa là bên nước ngoài còn bên mua là do- anh nghiệp FDI Việt Nam thì vấn đề thu thập thông tin về giá bán của doanh nghiệp bán hàng ở nước ngoài là vô cùng khó khăn.77

Khó khăn chủ quan

Bên cạnh những khó khăn khách quan trên thì hoạt động quản lý thông tin giao dịch liên kết còn vướng phải những khó khăn nội tại bên trong, cụ thể:

Thứ nhất, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như cơ quan thống kê, ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan vật giá, cơ quan giám định kỹ thuật, các thông tin giá cả trên thị trường quốc tế,…trong việc cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan thuế. Để quản lý được các giao dịch liên kết, cần phải nắm được thông tin giá giao dịch theo nguyên tắc giá thị trường là bao nhiêu. Thêm vào đó, có những loại tài sản rất khó định giá, ví dụ như: công nghệ, uy tín và chi phí nghiên cứu... vì không có những tài sản tương đương để đánh giá. Theo nhận định của các chuyên gia hiện nay thì việc áp dụng Thông tư 66 sẽ gặp một số khó khăn, do ngành thuế khó có thể thu thập được thông tin về giá của cùng một loại hàng hóa trên thị trường toàn cầu để so sánh khi mà cả bên mua, bên bán đều cùng một công ty mẹ.

Thứ hai, hiện tại các nguồn thông tin đang được cơ quan thuế thường xuyên sử dụng (từ cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, từ hồ sơ kê khai thuế của các do- anh nghiệp và từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán) còn nhiều hạn chế, cụ thể: Thông tin cung cấp từ giấy chứng nhận đầu tư thường bị hạn chế do chỉ cung cấp được thông tin về các bên liên kết không thể hiện được các giao dịch trong kỳ phát sinh đối với các bên liên kết. Thông tin từ báo cáo tự kê khai thông tin giao dịch liên kết của doanh nghiệp bị hạn chế do phụ thuộc vào tính trung thực khi kê khai. Đối với báo cáo kiểm toán, tuy các thông tin cung cấp mang tính độc lập, trung thực cao và theo chuẩn mực kiểm toán và kế toán, nhưng thực tế hiện nay chế độ báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp không mang lại đầy đủ thông tin như yêu cầu, còn nhiều doanh nghiệp né tránh không phản ảnh thông tin giao dịch liên kết.

Thứ ba, hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ hoạt động thanh tra thuế nói chung và chống chuyển giá nói riêng ở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề về thông tin ở tầm quốc tế. Vì vậy, cơ quan thuế đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, xác định tính phù hợp của mức giá chuyển nhượng mà người nộp thuế (NNT) sử dụng trong giao dịch liên kết với mức giá của các giao dịch độc lập. Đồng thời, cơ quan thuế cũng tốn nhiều nguồn lực để

76 Theo Cục Thuế Lâm Đồng (2010), Báo cáo tham luận chuyên đề công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá 2010.

77 Lê Xuân Trường, tlđd.

36

rà soát, thanh, kiểm tra lại toàn bộ tờ khai thông tin giao dịch liên kết của NNT. Bên cạnh đó, về nguồn lực quản lý thuế tại tất cả các cấp quản lý thuế từ Tổng cục Thuế đến Chi cục Thuế thì nguồn cán bộ dành cho việc quản lý chống chuyển giá hiện tại còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa có đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực giá chuyển nhượng cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việc thanh tra, kiểm tra, lập hồ sơ xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết.

Thứ tư, các quy định, chính sách thuế của nước ta hay thay đổi. Theo báo cáo PCI 2013 do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng chính sách thuế của Việt Nam còn hạn chế và hay thay đổi. Các kết quả phân tích cũng nhất quán với đánh giá của doanh nghiệp FDI rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu tình trạng

“quá tải quy định” so với các nước tương đồng. “Quá tải quy định” ở đây không có nghĩa là số lượng quá nhiều mà là tính không ổn định trong các quy định về thuế.

Một phần của vấn đề chính là những thay đổi lớn, thường xuyên về các quy định liên quan đến thuế (đặc biệt thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân và các loại phí đánh vào người tiêu dùng cuối cùng) khiến doanh nghiệp mất nhiều công sức xây dựng các chiến lược mới để ứng phó. Đơn cử là quy định về kê khai thông tin giao dịch liên kết theo mẫu hiện nay, từ khi được áp dụng cho đến nay, mẫu thông tin giao dịch liên kết đã qua ba lần thay đổi. Đầu tiên là Mẫu biểu GCN-01/TNDN78 ban hành kèm theo thông tư 117/2005/TT-BTC, sau gần 5 năm triển khai áp dụng, tuy nhiên, chỉ có một số ít doanh nghiệp quan tâm đến việc kê khai mẫu thông tin này khi thực hiện quyết toán thuế TNDN. Tiếp theo đó, vào năm 2010 Thông tư 66/2010/TT-BTC ra đời, thay thế thông tư 117, đã ban hành mẫu GCN-01/QLT79 thay thế mẫu GCN-01/TNDN của thông tư 117. Và mới đây, theo qui định tại thông tư 156/2013/TT - BTC kể từ năm tài chính 2014 việc kê khai giao dịch liên kết sẽ sử dụng Mẫu biểu 03 - 7/TNDN thay thế cho Mẫu biểu GCN-01/QLT ban hành bởi Thông tư 66.

Nhìn chung, nội dung các mẫu thông tin qua các lần sửa đổi thay đổi không đáng kể, tuy nhiên, sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi vừa phải kê khai mẫu mới khi thực hiện quyết toán thuế vừa phải hoàn thiện mẫu cũ để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra thuế. Chính điều này đã mang lại không ích khó khăn cho cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thông tin giao dịch liên kết nói riêng.

78 Tham khảo Phụ lục 1.

79 Tham khảo Phụ lục 2.

37

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về quản lý thông tin giao dịch liên kết trong kiểm soát chuyển giá (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)