Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về quản lý thông tin giao dịch liên kết

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về quản lý thông tin giao dịch liên kết trong kiểm soát chuyển giá (Trang 43 - 47)

1.2 Nội dung quy định pháp luật về quản quản lý thông tin giao dịch liên kết

2.1.3 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về quản lý thông tin giao dịch liên kết

Luật quản lí thuế và Thông tư 66 đã có một số quy định cơ bản liên quan đến hoạt động quản lý thông tin giao dịch liên kết. Trên cơ sở những quy định này có thể đưa ra một số nhận định, đánh giá như sau:

Thứ nhất, pháp luật đã quy định khá rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kê khai, lưu giữ và cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch liên kết cho cơ quan quản lí thuế. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Thông tư 66/2010/TT-BTC và Điều 7 Luật quản lí thuế hiện hành và cũng được quy định chi tiết trong nhiều điều luật có liên quan đến thủ tục hành chính thuế mà người nộp thuế phải thực hiện.

Bên cạnh đó, Luật quản lí thuế và văn bản quy định chi tiết còn quy định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế, chẳng hạn như: cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động; kho bạc nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước về nhà, đất; cơ quan công an; cơ quan thanh tra; cơ quan chi trả thu nhập; cơ quan quản lí nhà nước về thương mại; cơ quan nhà nước khác và các tổ chức, cá nhân có liên quan (như: ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, công ti kiểm toán độc lập; các tổ chức, cá nhân là đối tác kinh doanh hoặc khách hàng của người nộp thuế; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác). Các quy định của pháp luật đã chỉ rõ thông tin cần cung cấp đối với mỗi loại chủ thể nêu trên và chỉ ra được các trường hợp phải cung cấp thông tin theo phương thức tự động, trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lí thuế. Ngoài ra, pháp luật còn quy định những hình thức cung cấp thông tin (cung cấp thông tin bằng văn bản, bằng trả lời trực tiếp hoặc dữ liệu điện tử) đồng thời pháp luật quy định một số quyền lợi và nghĩa vụ khác của chủ thể cung cấp thông tin như: tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin cho cơ quan quản lí thuế không phải thông báo cho người nộp thuế biết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; người thứ ba có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu, được cơ quan quản lí thuế chi trả chi phí đi lại, ăn ở theo chế độ quy định; cơ quan quản lí thuế có trách nhiệm giữ bí mật về người cung cấp thông tin, văn bản, tài liệu, bút tích, chứng cứ thu thập được từ người cung cấp thông tin…80

Thứ hai, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế trong xây dựng, quản lí hệ thống thông tin về người nộp thuế nói chung và thông tin về giao dịch liên kết nói riêng. Luật quản lí thuế đã quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lí thuế trong việc tổ chức xây dựng, quản lí và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng

80 Vũ Văn Cương (2009), “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay”, Luật học, (4/2009), nguồn: http://luattaichinh.wordpress.com. (truy cập ngày 7/6/2014)

38

kĩ thuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế; tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lí thông tin, quản lí cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin về người nộp thuế, được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, xử lí thông tin theo mục tiêu và yêu cầu quản lí thuế.81

Thứ ba, pháp luật quy định trách nhiệm bảo mật thông tin người nộp thuế cho cơ quan thuế. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định cơ quan thuế có trách nhiệm: “Giữ bí mật các thông tin do doanh nghiệp cung cấp liên quan đến việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế theo quy định tại Thông tư khi các thông tin đó không xuất xứ từ các nguồn được công bố công khai”. Ngoài ra, theo Luật quản lí thuế, cơ quan quản lí thuế, công chức quản lí thuế, người đã là công chức quản lí thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc quy định về vấn đề bảo mật thông tin, Luật quản lí thuế còn quy định cơ quan quản lí thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể khẳng định pháp luật quản lí thuế Việt Nam đã quy định khá chi tiết, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng xung quanh vấn đề quản lý thông tin về giao dịch liên kết nhằm tiến đến thực hiện việc kiểm soát chuyển giá đồng thời thực hiện cơ chế quản lí thuế hiện đại là quản lí thuế dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kĩ thuật quản lí rủi ro. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về quản lý thông tin giao dịch liên kết vẫn còn một số hạn chế cần hoàn thiện, cụ thể:

Một là, vấn đề bảo mật thông tin của người nộp thuế vẫn còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, Luật quản lí thuế hiện hành và Thông tư 66 quy định về những chủ thể có trách nhiệm phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuế nhưng lại chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Có nhiều câu hỏi đặt ra cần được pháp luật giải quyết như: Việc giữ bí mật thông tin về người nộp thuế đối với cơ quan quản lí thuế là trách nhiệm đương nhiên hay phải theo yêu cầu của người nộp thuế, người cung cấp thông tin? Cơ chế bảo mật thông tin về người nộp thuế như thế nào, trong khi dữ liệu thông tin được quản lí tập trung, được các bộ phận nghiệp vụ khác nhau khai thác sử dụng để phục vụ cho công tác quản lí thuế của mình? Trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế, cán bộ công chức thuế, người có liên quan như thế nào khi vi phạm quy định về bảo mật thông tin của người nộp thuế?

Một trong những điều kiện quan trọng để kiểm soát chuyển giá là cơ quan thuế phải có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế đủ mạnh để thẩm tra, xác minh, đánh giá các giao dịch liên kết, tìm ra các vùng trọng điểm cần quản lí. Trong các thông tin về giao dịch liên kết do doanh nghiệp cung cấp có thông tin mang tính

81 Điều 43 Nghị định 83/2013/NĐ-CP

39

đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Thông thường những thông tin có tính bí mật dường như các doanh nghiệp vẫn còn dè dặt cung cấp khi cơ quan thuế yêu cầu. Phần vì sợ lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì chưa thấy đảm bảo chắc chắn những thông tin đó không bị lạm dụng, bóp méo có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của mình trong tương lai và thậm chí còn ảnh hưởng đến cả những vấn đề nhạy cảm trong quá khứ. Từ thực tế tâm lí đó, các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữ các thông tin, còn cơ quan quản lí thuế tìm mọi cách khai thác các thông tin kể cả từ nguồn không chính thức. Trong tình trạng đó, độ tin cậy của các thông tin mà cơ quan thuế có được ở mức nào? Nếu thông tin cơ quan thuế thu thập thiếu chính xác hoặc không đầy đủ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp thì liên tục bị cơ quan thuế săm soi làm phiền bởi các cuộc thanh tra, kiểm tra trong khi đó doanh nghiệp cần được kiểm tra, thanh tra thì vẫn có thể đứng ngoài cuộc. Vì vậy, vấn đề pháp lí đặt ra đối với việc bảo mật thông tin của người nộp thuế cần phải được làm rõ và được quy định cụ thể, chi tiết.

Hai là, phạm vi các chủ thể bị quản lý thông tin giao dịch liên kết tương đối rộng. 82 Khái niệm về các bên liên kết được quy định hiện nay có thể dẫn đến khó khăn trong việc quản lý các thông tin về giao dịch liên kết. Với phạm vi quản lý rộng, cơ quan thuế không thể kiểm soát được hết tất cả những đối tượng có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong khi nguồn nhân lực của cơ quan thuế thì có hạn. Vô hình trung, chính quy định pháp luật lại làm khó cho việc triển khai thực hiện. Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouse Coopers (PwC) đã diễn giải như sau:

“Sự mở rộng của định nghĩa về bên liên quan theo Thông tư 66 đề cập đến nhiều bên, trong đó các bên đáng nhẽ là không liên quan, lại được xếp vào nhóm các bên liên quan vì mục đích chuyển giá ở Việt Nam”.83 Sự mở rộng này khiến việc xác định giá trở nên phức tạp hơn.

Bên canh đó, quy định này đã tạo thêm gánh nặng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Bởi lẽ, đối với các giao dịch liên kết có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến số thu Ngân sách nhà nước và lợi nhuận sau thuế của do- anh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Việt Nam, doanh nghiệp vẫn phải xác định giá thị trường, kê khai với cơ quan thuế cho dù đó là giao dịch lớn hay nhỏ. Tại một số quốc gia phát triển như Đức, pháp luật đặt ra một số ngoại lệ miễn nghĩa vụ cung cấp thông tin chuyển giá đối với giao dịch liên kết bất thường

82 Phạm vi xác định các bên liên kết của Việt Nam rộng hơn so với quy định của các nước khác. Chẳng hạn, tỷ lệ nắm giữ vốn đầu tư thuộc chủ sở hữu 20% trong một doanh nghiệp thấp hơn nhiều nước là 50% hoặc chặt chẽ như Trung Quốc, quy định này cũng chỉ là 25%. Hay với quy định một đối tác kinh doanh đóng góp 20% vốn sẽ được xem là bên liên quan, nhiều hoạt động kinh doanh thông thường đều được gọi là giao dịch với “bên liên quan”. Điều cũng bất thường không kém là nhà cung cấp có thể bị coi là “bên liên quan” của một doanh nghiệp FDI nếu ít nhất 50% chi phí nguyên vật liệu hoặc sở hữu trí tuệ rơi vào tay nhà cung cấp đó.

83 Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tlđd ,tr. 62.

40

nếu thu nhập nhận được của giao dịch trong nội bộ nhóm hàng hóa hữu hình số lượng ít hơn 5 triệu EUR, hay là ít hơn 500.000 EUR cho tất cả các loại khác của giao dịch liên kết. 84 Hay theo pháp luật Trung quốc, nếu doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp luật đặt ra sẽ được miễn nghĩa vụ cung cấp thông tin.85

Ba là, về nghĩa vụ chứng minh. Theo quy định hiện nay, nghĩa vụ chứng minh giá thị trường thuộc về người nộp thuế. Thực tế, do thiếu sự so sánh nội bộ đáng tin cậy, người nộp thuế không có đủ nguồn thông tin để áp dụng phương pháp xác định giá thị trường phù hợp nhất, trong khi cơ quan thuế có thể có nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau và sử dụng so sánh theo số liệu của cơ quan thuế để điều chỉnh.

Do đó, đây là một nhiệm vụ khó khăn cho người nộp thuế. Ở Brazil, người nộp thuế cũng có nghĩa vụ chứng minh nhưng nếu phương pháp áp dụng và tài liệu chính xác, thì nghĩa vụ tài liệu và nghĩa vụ chính thuộc về cơ quan thuế. Hay ở Đức, ban đầu cơ quan thuế có nghĩa vụ chứng minh nhưng nếu người nộp thuế không tuân thủ quy định tài liệu thì nghĩa vụ này được chuyển cho người nộp thuế.86

Bốn là, chế tài xử lý vi phạm về quản lý thông tin giao dịch liên kết hiện nay chưa đủ sức làm cho các doanh nghiệp quan tâm đến việc tuân thủ pháp luật, đặc biệt là kê khai các thông tin liên quan đến giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT thông tư 66/2010/TT-BTC. TheoNghị định số 129/2013/NĐ-CP thì mức phạt tối đa đối với hành vi chậm nộp mẫu GCN-01/QLT cũng chỉ là 5 (năm) triệu đồng.

Trường hợp không kê khai cũng chỉ xử lý như đối với các tờ khai thuế thông thường. Vì thế, rất nhiều doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết nhưng không thực hiện khai báo thông tin cho cơ quan thuế và lợi dụng, thực hiện hành vi chuyển giá mà cơ quan quản lý nhà nước phải bó tay. Chính vì vậy, trước đây, Việt Nam đã từng được ví von như một thiên đường để tránh thuế thông qua chuyển giá nội bộ.

Có thể thấy rằng, từ những thiếu sót, quy định chưa rõ ràng và chặt chẽ của pháp luật trong việc quản lý thông tin giao dịch liên kết đã làm cho việc vận dụng chúng trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả quản lý không cao và hệ quả của nó là làm cho công tác kiểm soát chuyển giá nói riêng và hoạt động quản lý thuế nói chung trở nên phức tạp hơn. Pháp luật là công cụ quản lý xã hội, khi pháp luật còn bất cập sẽ dẫn đến tính nghiêm minh của nó bị phá vỡ và như vậy, pháp luật sẽ không thực hiện được vai trò của mình. Do đó, yêu cầu cấp bách là phải bổ sung những thiếu sót và khắc phục những vấn đề bất cập của pháp luật hiện nay.

84 Võ Thanh Thủy, tlđd, tr. 40.

85 Pháp luật Trung Quốc đặt ra 3 yêu cầu: (i) Nếu mỗi năm mua và bán ít hơn 200 triệu nhân dân tệ, tổng giao dịch với các bên có quan hệ ít hơn 40 triệu nhân dân tệ; (ii) Giao dịch các bên liên kết theo sự thỏa thuận giá trước; (iii) Cổ phiếu thuộc sở hữu nước ngoài chiếm ít hơn 50% và giao dịch các bên liên kết thực hiện với các bên liên quan chỉ ở trong nước.

86 Võ Thanh Thủy, tlđd, tr. 45.

41

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về quản lý thông tin giao dịch liên kết trong kiểm soát chuyển giá (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)