CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ ĐIỆN
4.2. Giải pháp cho Bảo vệ sự cố phần điện
4.2.1. Cài đặt các chức năng bảo vệ của Rơle REG670 của tủ RJA và REG670 của tủ RJB giống nhau:
Hình 4.11. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ tổ máy hiệu chỉnh đấu nối phần cứng
Cách kết nối máy tính cài đặt với rơle nhƣ sau:
a. Kiểm tra địa chỉ IP của rơle.
Từ màn hình LCD thông qua các phím chức năng ta truy cập theo đường dẫn:
Settings/General settings/Communication/TCP-IP configuration/Front port.
b. Gắn cáp truyền thông và đặt địa chỉ IP kết nối giữa PC và rơle.
Từ PC ta chọn “Local Area onnection” để kiểm tra trạng thái kết nối và đặt lại địa chỉ IP. Giá trị PC subnet mask = Rơle IPMask, địa chỉ IP của PC và của Rơle chỉ đặt khác nhau số cuối cùng. VD: IP của Rơle là: 10.1.150.4 thì của PC la: 10.1.150.7
Kiểm tra kết nối.
Từ P ta vào “Start” chọn “Run” sau đó chạy lệnh “cdm” và tiến hành “ping” địa chỉ IP của rơle đang kết nối. Nếu kết nối gữa PC và Rơle tốt kết quả phản hồi sẽ là “Reply from 10.1.150.4” nếu địa chỉ rơle là “10.1.150.4”
c. Chạy phần mềm PCM600 và làm việc theo các bước sau:
Khi chạy phần mêm PCM600 ta sẽ được giao diện:
Từ giao diện của P M600 vào “file/ Open Manage Project” và bắt đầu thiết lập New Project theo các bước như hình dưới đây.
Open Manage Project
Chọn chức năng New Project từ Projects my computer
Đặt tên cho New project
Khi đó New project mới được tạo trong Projects my on computer
Mở New project mới tạo có tên RJB-H1-ĐN3
Tạo các “Level” từ New project mới tạo.
Tạo Substation
Tạo Voltage Level từ Subtation mới tạo
Tạo Bay từ các Voltage Level mới tạo
Tạo các transmission IED
Thực hiện kết nối
Khởi động Transmission IED mới tạo
Từ cửa sổ ta bám “Next” cửa sổ tiếp theo hiện ra để tạo IED protocol và Communication provider.
Tạo IED protocol, ommunication provider sau đó bấm “Next” để thực hiện bước tiếp theo.
Thực hiện khai báo địa chỉ IP sau đó bấm “Next”
Thực hiện xác nhận khai báo truyền thông tới khi cửa sổ dưới đây hiện ra thực hiện bấm “Finish” (chú chọn No Preconfig File) là hoàn thành.
Thực hiện Upload cấu hình rơle.
Chọn chức năng pplication onfiguration
Khai báo Pasword là “abb”
Chọn chức năng Uppoad Options
Chọn chức năng Upload Configuration
Cấu hình rơle được Upload
Thực hiện biên dịch cấu hình logic (Compiling Graphic)
Để thực hiện biên dịch cấu hình logic ta kích chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ.
Thực hiện đọc giá trị setting từ rơle.
Chọn thư mục Parameter Setting để kích hoạt chức năng Read parameters from IED
Thực hiện đọc giá trị setting từ chức năng Read parameter from IED
Sau khi đọc các giá trị setting xong thì tiến hành “save” về máy tính.
Thực hiện đọc ma trận tín hiệu Input/Output từ rơle
Kích hoạt chức năng Signal Matrix
Cửa sổ ma trận tín hiệu sẽ được hiển thị như hình dưới đây
Từ ma trận tín hiệu sẽ cho ta biết địa chỉ tương ứng với các tính năng của tín hiệu tại các modul Input/Output trên rơle
4.2.2. Tín hiệu đi cắt các máy cắt liên quan, hiện nay chỉ đƣa đến 1 cuộc cắt, phải hiệu chỉnh tín hiện đến cả hai cuộc tríp của máy cắt liên quan.
Khi rơle REG670 của tủ PG1 tác động đưa ra rơle lockout KCO1và rơle lockout KCO1 đưa ra cuộn cắt 1 của máy cắt đầu cực. Khi rơle REG670 của tủ 1APG2 tác động đưa ra rơle lockout KCO1và rơle lockout KCO1 đưa ra cuộn cắt 2 của máy cắt đầu cực. Để mỗi tủ rơle tác động đều đưa tới cả hai cuộn cắt của máy cắt đầu cực thì từ tiếp điểm dự phòng của rơle lockout KCO1 của APG1 sẽ đấu song song vào tiếp
điểm đang dùng của rơle lockout KCO1của 1APG2 và từ tiếp điểm dự phòng của rơle lockout KCO1 của 1APG2 sẽ đấu song song vào tiếp điểm đang dùng của rơle lockout KCO1 của 1APG1. Khi rơle lockout của mỗi tủ đóng thì đều cắt cả hai cuộn cắt của máy cắt đầu cực. Đấu nối cụ thể như sau:
Từ tủ APG1, khi rơle lockout K O1 đóng tiếp điểm, X116:2 và X119:2 thông nhau, 2 đầu ra này hiện đang bỏ trống để dự phòng, từ X116:2 của tủ PG1 được đấu với X116:1 của tủ APG2, từ X119:2 của tủ PG1 được đấu tới XB33 (thanh lẫy cô lập XB33 đang dự phòng), và từ XB33 tới X119:1 của tủ APG2.
Hình 4.12. Đấu nối đầu ra mạch cắt đến đồng thời 2 cuộc cắt
Từ tủ APG2, khi rơle lockout K O1 đóng tiếp điểm, X116:2 và X119:2 thông nhau, 2 đầu ra này hiện đang bỏ trống để dự phòng, từ X116:2 của tủ PG2 được đấu với X116:1 của tủ APG1, từ X119:2 của tủ PG2 được đấu tới XB17 (thanh lẫy cô lập XB17 đang dự phòng), và từ XB17 tới X119:1 của tủ APG1.
Hình 4.13. Đấu nối đầu ra mạch cắt đến đồng thời 2 cuộc cắt
Với việc bổ sung mạch như trên thì khi mỗi tủ bảo vệ tổ máy khi có sự cố, chức năng tác động đều gửi tín hiệu tới cả hai cuộn cắt của máy cắt đầu cực để cắt máy cắt, đảm bảo độ tin cậy cắt máy cắt đầu cực cao hơn, trong trường hợp một tủ bảo vệ và một cuộn cắt bị lỗi thì tủ còn lại vẫn cắt được máy cắt.
4.2.3. Tín hiệu rơle phát hiện chạm đến rotor chỉ đƣa tín hiệu Alarm, cần phải đƣa tín hiệu đi cắt máy cắt và dừng máy.
Đối với máy phát điện nguồn kích từ là nguồn một chiều nên khi chạm đất một điểm mạch kích từ các thông số làm việc của máy phát hầu như ít ảnh hưởng. Khi chạm đất điểm thứ hai mạch kích từ, một phần cuộn dây kích từ bị nối tắt, dòng qua chỗ bị đánh thủng kích từ có thể rất lớn sẽ làm hỏng cuộn dây và phần thân rotor.
Ngoài ra dòng tăng cao còn làm mạch từ bão hòa, từ trường trong MF bị méo làm MF bị rung mạng... gây hư hỏng nghiêm trọng MF.
Đối với MF thủy điện công suất lớn (máy phát thủy điện), hậu quả của chạm đất điểm thứ 2 mạch rotor có thể sẽ gây hậu quả rất lớn, vì vậy khi chạm đất một điểm cần phải cắt MF ra khỏi hệ thống.
Có nhiều cách để phát hiện chạm đất cuộn dây rotor, tuy nhiên với MF Đồng Nai 3 sử dụng phương pháp dùng nguồn phụ để phát hiện chạm đất rotor.
Sơ đồ đấu nối của bảo vệ.
Hình 4.14. Đấu nối bảo vệ chạm đất rotor
Bảo vệ tác động dựa trên nguyên l đo tổng trở trạm đất từ giá trị điện áp nguồn phụ và dòng chạm đất rotor.
Giá trị cài đặt của bảo vệ:
Cấp 1: báo Alarm
R1 : 5 kΩ
T1: 2 s
Bổ sung thêm tác động cấp 2 bằng cách bổ sung tín hiệu mạch tríp đầu ra: Cắt GCB, FCB, khởi động 50BF, dừng tổ máy.
Qua quá trình thử nghiệm thực tế, nếu dòng rò đủ lớn để phát hiện chạm rotor thực sự thì giá trị cài đặt của bảo vệ là:
R1 : 1 kΩ
T1: 1 s
4.2.4. Máy cắt kích từ khi sự cố chƣa có interlock với máy cắt đầu cực nên có thể trong một số trường hợp sẽ mở trước máy cắt đầu cực gây lồng tốc tổ máy.
Cần đưa tín hiệu để máy cắt đầu cực mở trước khi máy cắt kích từ mở.
4.2.5. Hiện nay các rơle chỉ đƣợc truy xuất tại chỗ, trong khi các rơle đều đã trang bị cổng kết nối RJ45 có thể truy xuất từ xa. Để thuận tiện cho việc truy xuất nhanh, chính xác các sự cố cần đƣa vào vận hành phần mềm truy xuất rơle từ xa ở phòng điều khiển trung tâm.