CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ ĐIỆN
4.3. Sự phối hợp trong Bảo vệ cơ điện
4.3.7. Nhóm các sự cố dao động từ lưới ảnh hưởng đến tổ máy (40, 32, 78), trình tự tổ máy sẽ làm việc như sau
- Máy cắt đầu cực máy phát 901( 902): cắt.
KẾT LUẬN
Hệ thống bảo vệ cơ trong nhà máy được thiết kế tương đối đầy đủ, tuy nhiên một số hệ thống bảo vệ gối trục, hệ thống nước làm mát, bảo vệ nhiệt độ máy phát còn những khuyết điểm như sau: ác đầu dò nhiệt độ dùng đầu dò RTD-PT100 hay bị nhiễu hoặc hở mạch dễ tác động nhầm và dừng sự cố không cần thiết; Khi mức dầu bôi trơn, làm mát các ổ hướng giảm thấp không còn khả năng làm mát thì chưa có tín hiệu đi dừng máy để đảm bảo an toàn cho bạc; Khi bộ làm mát dầu bị xì làm cho chất lượng dầu làm mát giảm do nước lẫn dầu cũng không có tín hiệu đi dừng máy để đảm bảo an toàn cho bạc; Khi mức dầu của bồn dầu áp lực do bị xì giảm thấp không còn đủ dầu để đi điều khiển tổ máy chưa đưa tín hiệu đi dừng máy; Lưu lượng nước làm mát các gối trục giảm thấp không đủ nước làm mát sẽ gây hư hỏng bạc hư hỏng stator máy phát chưa có tín hiệu đi dừng máy để đảm bảo an toàn; Tín hiệu nhiệt độ Stator máy phát chỉ đưa tín hiệu đi báo hiệu chưa có tín hiệu đi dừng máy gây nguy hiểm cho máy phát cần phải được hiệu chỉnh lại như trong chương này để đảm bảm an toàn cho tổ máy.
Các bảo vệ phần điện máy phát – máy biến thế bao gồm 2 hệ thống RJA và RJB.
Trong đó rơ le REG670 của hệ thống bảo vệ RJA còn thiếu chức năng 87GT,78, 64N, 64R chưa được cài đặt, khi bảo vệ tác động thì gửi tín hiệu đến cuộc trip 1 của máy cắt đầu cực, máy cắt kích từ và các máy cắt 230kV liên quan; Rơ le REG của hệ thống RJB chỉ còn thiếu các chức năng 87G, 87T, không có rơ le bảo vệ chạm đấ rotor SP J140 và không có các rơ le trung gian bảo vệ phần cơ máy biến thế, khi bảo vệ tác động thì gửi tín hiệu đến cuộc trip 2 của máy cắt đầu cực, máy cắt kích từ và các máy cắt 230kV liên quan. Để tăng độ tin cậy của hệ thống bảo vệ cần cài đặt các chức năng bảo vệ của 2 rơ le REG670 của 2 hệ thống đồng bộ với nhau; đưa tín hiệu trip của 2 hệ thống đến đồng thời của 2 cuộn trip của của các máy cắt liên quan. Ngoài ra cài đặt thêm tín hiệu tríp cho các rơ le bảo vệ chạm đất rotor, bổ sung mạch interlock cho máy cắt kích từ khi mắt cắt đầu cực mở
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 có vị trí địa l quan trọng nằm giữa 2 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, là nhà máy có hồ chứa lớn nhất thượng nguồn trong các nhà máy thuộc sông Đồng Nai đồng thời cung cấp vào phụ tải lớn nhất của cả nước đòi hỏi nhà máy phải được vận hành tuyệt đối an toàn để đảm bảo an toàn cho hạ du và an ninh năng lượng quốc gia.
Để đảm bảo điều khiển xa từ trung tâm điều khiển (Operation Control Center:
viết tắt OCC) tại trụ sở Công ty ở Bảo Lộc cách nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 120km và ở nhà máy sẽ vận hành không người trực đáp ứng với lộ trình phát triển hiện đại hóa ngành điện và phát triển lưới điện Thông minh theo Chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh các nhà máy điện theo hướng tập trung, phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình tham gia thị trường phát điện cạnh tranh cũng như định hướng phát triển thị trường điện trong thời gian tới, tối ưu hóa nguồn nhân lực thì cần phải thực hiện một số đề xuất của đề tài về hệ thống bảo vệ cơ điện của nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 nhằm đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn khi không có người trực. Vì nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 thiết kế giống nhau nên có thể áp dụng các đề xuất của để tài để áp dụng cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 4. Về phương pháp luận nếu xây dựng một nhà máy theo kiểu không có người trực thì còn áp dụng đầy đủ các bảo vệ mà đề tài đã đề xuất hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3, Quy trình vận hành và xử lý sự cố tổ máy tổ máy chính.
[2]. Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3, Quy trình vận hành và xử lý sự cố trạm 230kV.
[3]. Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3, Hướng dẫn kiểm tra, thử nghiệm hệ thống rơle bảo vệ tổ máy.
[4]. IED670_Manual_EN
[5]. REG 670 Generator transformer protection panel RJ1A Title: G1 Generator transformer protection.
[6]. REG 670 Generator transformer protection panel RJ1B Title: G1 Generator transformer protection.
[7]. Protection – Dong Nai – CD
[8]. Protection DongNai-III-Test Report
[9]. Schematic diagrams (I): For control & protection system
[10]. Schematic diagrams (II): For control & protection system (Turbine-Generator Unit & Auxiliaries)
[11]. Terminal diagrams (II): For control & protection system (station common)
[12]. Terminal diagrams and Flow sequence (IV): For control & protection system (computer control)
[13]. Terminal diagrams (I): For control & protection system (Turbine-Generator Unit
& Auxiliaries)
[14]. Terminal diagrams (III): For control & protection system (220kV Switchyard)