1.2 Khái quát về hợp đồng lao động vô hiệu
1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển hợp đồng lao động vô hiệu từ năm
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954: Hợp đồng lao động vô hiệu lần đầu tiên đƣợc ghi nhận còn sơ khai tại văn bản pháp lý là sắc lệnh.
Với sự kiện Cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập tuy nhiên, chính quyền non trẻ phải đối diện vô vàn khó khăn đe dọa sự tồn tại của mình và nền độc lập tự do của toàn dân tộc. Hỗ trợ công cuộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc trong nền kinh tế nhiều thành phần, ngày 12/03/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký ban hành Sắc lệnh số 29 quy định về vấn đề quan hệ lao động giữa giới chủ và công nhân trên phạm vi toàn cõi Việt Nam.
Sắc lệnh số 29 có thể được ví như là “Bộ luật Lao động đầu tiên” Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu đã được ghi nhận ngay “Bộ luật Lao động đầu tiên” ấy thông qua thuật ngữ “khế ước làm công vô hiệu”
dù những quy định còn sơ khai và trường hợp khế ước lao động vô hiệu nằm phân tán.
Cụ thể tại Điều 31, Tiết thứ nhất về Tổng lệ, Chương thứ 3 Khế ước làm công của Sắc lệnh số 29 quy định “Khế ước nào trái với lệ nói trên đều vô hiệu” như vậy khế ước làm công sẽ đương nhiên vô hiệu toàn bộ nếu trái với lệ “Khế ước làm công phải theo dân luật. Chủ và công nhân có thể giao kết bằng miệng, hoặc ký kết trên mặt giấy”
[9, Điều 18].
Tại Điều 65, Mục 2, Tiết thứ năm về Tiền công thì điều khoản khế ước lao động quy định tiền công của công nhân trả bằng tiền tệ mà pháp luật không cho phép lưu hành thì điều khoản ấy vô hiệu như vậy, trường hợp này khế ước lao động không vô hiệu toàn bộ.
Ngoài ra, tại Điều 126 Tiết thứ tám quy định về nghỉ hàng năm thì khế ước đương nhiên vô hiệu khi có nội dung công nhân không được nghỉ lệ hàng năm cho dù công nhân có tự nguyện không nghỉ hàng năm đi chăng nữa [8, Điều 126].
Tuy quy định về khế ước làm công vô hiệu còn sơ khai và còn nhiều hạn chế nhưng việc thừa nhận và quy định khế ước làm công vô hiệu đã cho thấy tư duy rất tiến bộ của các nhà lập pháp thời kì này.
18
Năm 1950 Nhà nước ban hành hai sắc lệnh mới, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 định về việc ban hành Quy chế Công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/05/1950 quy định về việc công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến, cả hai văn bản này điều chỉnh không điều chỉnh quan hệ lao động nảy sinh trên cơ sở hợp đồng lao động nên không đặt ra vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu.
Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1986: Hợp đồng lao động vô hiệu không đƣợc ghi nhận trong quy định của pháp luật lao động.
Từ năm 1954 trở đi Nhà nước ta thực hiện công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, do đó Nhà nước chủ trương xác lập chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất, nền kinh tế nhiều thành phần bị xóa bỏ, quan hệ thuê mướn lao động không được thừa nhận, NLĐ làm việc theo biên chế nhà nước, hình thức tuyển dụng NLĐ thông qua hợp đồng lao động bị hạn chế và thu hẹp tối đa, theo quy định Điều 1 Nghị định số 24/1963/HĐCP ngày 13/03/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước quy định hợp đồng lao động chỉ áp dụng khi “Khi tuyển dụng người làm việc tạm thời, thì theo chế độ hợp đồng có thời hạn”, chính vì vậy nên vấn đề hợp đồng lao động không được đặt ra. Ngày 21/06/1977 Bộ lao động ban hành Thông tư 14/1977/LĐ-TT hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước trong tình hình mới đã thừa nhận quan hệ lao động hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động, tuy nhiên quá trình giao kết hợp đồng lao động hoàn toàn do nhà nước áp đặt, điều khoản trong hợp đồng do nhà nước định sẵn vì thế nên chẳng có lí do gì phải quy định hợp đồng lao động vô hiệu.
Giai đoạn từ năm 1986 đến trước ngày 01/01/1995: Hợp đồng lao động vô hiệu được ghi nhận tại điều luật thống nhất và quy định tương đối đầy đủ
Thông qua Đại hội lần thứ VI, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối đổi mới đất nước theo định hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết từ Nhà nước với chính sách mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài... Ngày 14/11/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 217/1987/HĐBT quy định về Lao động - Tiền lương và Xã hội, quyết định này đã tạo ra cơ sở thay đổi cơ chế tuyển dụng lao động, từ hình thức biên chế nhà nước là duy nhất sang áp dụng rộng rãi hình thức hợp đồng lao động.
19
Ngày 30/08/1990 Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh số 45 quy định về hợp đồng lao động - Pháp lệnh hợp đồng lao động 1990. Ngoài việc ghi nhận các vấn đề cơ bản của quan hệ hợp đồng lao động Pháp lệnh này đã ghi nhận tương đối đầy đủ các nội dung của vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu. Cụ thể, Pháp lệnh Hợp đồng lao động 1990 đã xác định rõ một số trường hợp đồng lao động vô hiệu và phân loại chúng thành hai loại:
- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi rơi vào bốn trường hợp: “Một bên giao kết không có năng lực pháp lý hoặc năng lực hành vi lao động; Một bên giao kết bị ép buộc hoặc bị lừa dối; Nội dung hợp đồng lao động vi phạm những điều cấm của pháp luật; Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động” [11, Điều 8].
- Hợp đồng vô hiệu từng phần khi: “nội dung các phần đó vi phạm điều cấm của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng” [11, Điều 8].
Pháp lệnh Hợp đồng lao động 1990 quy định Thanh tra lao động là người duy nhất có thẩm quyền “kết luận hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ hay từng phần” [11, Điều 8]. Ngày 12/05/1992 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 165/1992/HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng lao động 1990, theo đó đã bổ sung thêm quy định xử lí hợp đồng vô hiệu. Cụ thể, căn cứ vào kết luận của Thanh tra lao động về loại hợp đồng lao động bị vô hiệu mà có hai hướng xử lí khác nhau, “hợp đồng không có hiệu lực toàn bộ thì hợp đồng đó phải hủy bỏ”, “hợp đồng không có hiệu lực từng phần thì hai bên thỏa thuận sửa lại phần đó trong hợp đồng lao động”
[13, Điều 4]…Tuy nhiên, khó hiểu ở chỗ Pháp lệnh Hợp đồng 1990 sử dụng thuật ngữ
“hợp đồng lao động vô hiệu” trong khi Nghị định 165/1992/HĐBT lại sử dụng thuật ngữ “hợp đồng lao động không có hiệu lực”. Ngày 18/03/1993 Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành Thông tư 04/1993/BLĐ-TBXH để hướng dẫn Nghị định 165/1992/HĐBT. Mục 4, Phần 1, Thông tư 04/1993/ BLĐ-TBXH đã bổ sung thêm quy định về xử lí hợp đồng lao động vô hiệu “bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên kia theo mức độ thiệt hại gây ra, mức bồi thường do hai bên thỏa thuận. Nếu việc thỏa thuận không đạt kết quả thì đưa ra Tòa án xét xử”.
20
Cùng với việc thừa nhận vai trò của hợp đồng lao động trong thời kỳ đổi mới đất nước thì vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu đã được chú trọng trong thời kì này, so với Sắc lệnh số 29 thì hợp đồng lao động vô hiệu trong giai đoạn này không chỉ phát triển về hình thức quy định, quy định rõ ràng trong một điều luật cụ thể chứ không nằm phân tán trong toàn văn bản. Bên cạnh đó, quy định tương đối đầy đủ nội dung của vấn đề hợp đồng lao động bị vô hiệu như: xác định một số trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu phù hợp với đặc điểm hợp đồng lao động, quy định cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu, xử lí hợp đồng lao động bị vô hiệu…Tuy nhiên, với quy định về xử lí hợp đồng vô hiệu ở giai đoạn này chưa bảo vệ được quyền lợi của NLĐ vì: trường hợp vô hiệu từng phần phải thỏa thuận lại lại nhưng việc thỏa thuận này sẽ dựa trên cơ sở nào; Trường hợp vô hiệu toàn bộ nhưng hợp đồng đã thực hiện thời gian dài thì quyền lợi NLĐ giải quyết ra sao.
Đất nước trong công cuộc đổi mới đã có những bước phát triển mạnh mẽ và quan hệ lao động không nằm ngoài sự phát triển ấy và giao kết hợp đồng lao động được áp dụng ngày càng rộng rãi, song hành với đó vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu cũng luôn xảy ra mà phần đa quyền lợi NLĐ luôn bị xâm hại, do đó pháp luật lao động nói riêng với chức năng là công cụ bảo vệ con người nên cần phải có sự quy định nội dung hợp đồng lao động đầy đủ, đúng đắn và rõ ràng để bảo vệ NLĐ nói riêng, bảo vệ sự phát triển của quan hệ lao động nói chung.
Giai đoạn từ ngày 01/01/1995 đến ngày 30/04/2013
Quan hệ lao động phát triển đặt ra yêu cầu pháp luật điều chỉnh cũng phải phù hợp với sự phát triển đó. Ngày 23/05/1994 Quốc hội đã ban hành BLLĐ 1994 thay thế cho Pháp lệnh Hợp đồng Lao động 1990. Điều đáng nói là BLLĐ 1994 dù có những quy định mới, phù hợp với quan hệ lao động trong điều kiện thực tế nhưng lại không có quy định về hợp đồng lao động vô hiệu. Điều 29 BLLĐ 1994 quy định về nội dung hợp đồng chỉ quy định: “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định của NLĐ thấp hơn mức mức quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang được áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung”, đồng thời “nếu các bên
21
không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc hủy bỏ các nội dung đó”.
Luật sửa đổi, bổ sung bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2003 bên cạnh quy định trên của Điều 29, khoản 4 Điều 166 quy định “khi xét xử nếu Tòa án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thỏa ước tập thể, pháp luật lao động, thỏa ước tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ. Quyền, nghĩa vụ và các lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, hợp đồng lao động chỉ vô hiệu khi hợp đồng lao động trái với thỏa ước tập thể, pháp luật lao động và trong quá trình xét xử vụ án lao động Tòa án xem xét đối chiếu hợp đồng lao động với pháp luật lao động, thỏa ước tập thể nếu không đảm bảo tính hợp pháp thì hợp đồng lao động đó vô hiệu dù đương sự không có yêu cầu Tòa án xem xét sự vô hiệu của hợp đồng.
Và, mãi đến 09/05/2003 Chính phủ mới ban hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Điều 166 của BLLĐ sửa đổi, theo đó “trong hợp đồng lao động những nội dung nào bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo nội dung tương ứng quy định trong pháp hiện hành và theo các thỏa thuận hợp pháp trong thỏa ước tập thể (nếu có), tính từ khi hợp đồng lao động được giao kết có hiệu lực” [16, Điều 16]. Có thể thấy BLLĐ và Nghị định 44/2003 chưa nêu ra trường hợp nào hợp đồng lao động bị coi vô hiệu một phần hay toàn bộ, trường hợp nào hợp đồng lao động vô hiệu bị hủy bỏ và thẩm quyền tuyên bố, quy định giải quyết hậu quả pháp lý hợp đồng vô hiệu chưa cụ thể, không đáp ứng yêu cầu giải quyết quyền lợi của các bên trong hợp đồng. BLLĐ 1994 và Nghị định 44/2003 chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc xác định và giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu.
22