Chương 2. Khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản ở Việt Nam
2.3 Dự báo tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản ở Việt Nam từ việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm
Cơ sở dự báo tình hình tội phạm
Trong hoạt động nghiên cứu tội phạm học, dự báo tình hình tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Việc dự báo tình hình tội phạm chính xác có ý nghĩa lớn trong việc đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả. Bên cạnh việc nghiên cứu tội phạm, người phạm tội, nghiên cứu nạn nhân góp phần quan trọng dự báo tình hình tội phạm rõ và tình hình tội phạm ẩn, nhằm lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp, giảm chi phí cho công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng.
Nội dung dự báo:
Thông qua việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản, chúng ta nhận thấy nạn nhân có vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Qua đó, chúng ta có thể dự báo một cách khách quan, tương đối về tình hình tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản tại Việt Nam. Với chính sách
41
tiến bộ, khá hiệu quả trong công tác phòng ngừa tội phạm do Đảng và Nhà nước ban hành đã góp phần quan trọng nâng cao ý thức cảnh giác của người dân đối với tội phạm nói chung, tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản nói riêng. Đây được coi là một trong những nguyên nhân làm tình hình tội phạm này có xu hướng giảm trong một số năm trở lại đây, là tín hiệu vui chứng tỏ chính sách phòng ngừa tội phạm của cơ quan Nhà nước là đúng đắn và có hiệu quả.
Bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại khá nhiều hạn chế xuất phát từ phía nạn nhân của tội phạm mà cơ quan nhà nước vẫn chưa thể đề ra biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Tuy các cơ quan nhà nước đã có những biện pháp tuyên truyền người dân phải có ý thức trong việc bảo vệ tài sản của bản thân nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người dân thiếu ý thức cảnh giác trong bảo vệ tài sản của mình: người dân vẫn có thói quen không cất tiền, vàng cẩn thận khi vận chuyển, nhiều tiệm vàng chưa có hệ thống camera chống tội phạm hiệu quả, chưa lắp đặt kính cường lực chống tội phạm... Sự gia tăng của những gia đình giàu có tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh… sở hữu những tài sản có giá trị hàng triệu USD có thể trở thành đối tượng bọn tội phạm quan tâm và hướng đến việc gây án nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đối với người dân thành thị, khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản cao hơn nhiều so với người dân ở vùng nông thôn vì so với những người dân nông thôn người dân ở thành phố lớn có nhiều tài sản giá trị hơn. Nền kinh tế từng bước phát triển, việc giao lưu hàng hóa, tiền tệ diễn ra sôi động tại nhiều trung tâm kinh tế lớn trong nước, đời sống người dân ngày càng nâng cao, xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh, nhiều gia đình giàu có, trung tâm thương mại mọc lên “Qua khảo sát thành phố Hồ Chí Minh hiện có 1513 tiệm kinh doanh vàng, bạc, đá quý; 505 ngân hàng, 183 điểm thu đổi ngoại tệ; 72 điểm rút tiền ATM và 06 kho bạc” [20-tr.66]. Những địa điểm này có nguy cơ rất lớn trở thành “miếng mồi” cho bọn tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản xâm hại. Gần đây những vụ án cướp tài sản tại những tiệm vàng lớn có chiều hướng ngày càng gia tăng (vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang do Lê Văn Luỵên thực hiện; vụ cướp tiệm vàng Kiệm Huyền ở Hưng Yên ngày 1/5/2012…).
42
Kinh tế phát triển, đời sống người dân nâng cao cộng với sở thích làm đẹp bằng đồ trang sức đắt tiền hay cho con mang nhiều trang sức có giá trị đang là trào lưu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mặt khác, khi ra đường (không bằng ô tô) có đeo trang sức, mang tiền là thói quen phổ biến của phụ nữ ở thành phố cộng với tâm lý chủ quan, mất cảnh giác khiến những người này dễ dàng lọt vào tầm ngắm và trở thành nạn nhân của bọn tội phạm, đặc biệt là tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản.
Tuy các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền tới mọi người dân để hạn chế mức thấp nhất việc họ trở thành nạn nhân của tội phạm nhưng trên thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn giữ thái độ lơ là, mất cảnh giác trong quản lý, trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh vàng, kim khí, đá quý… Điều này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để bọn tội phạm cướp tài sản, cướp giât tài sản xâm phạm tài sản của công dân.
Kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề an ninh đảm bảo, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch sang sinh sống, làm việc và đi du lịch, nghỉ mát. Với thói quen mang theo nhiều tài sản cùng với việc không thông thuộc địa hình, đường đi, cùng tâm lý mất cảnh giác, sơ hở trong việc bảo vệ tài sản, những vị khách nước ngoài đang trở thành đối tượng mà bọn tội phạm đặt biệt chú ý xâm hại tài sản. Trên thực tế mấy năm gần đây, nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản là người nước ngoài có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ lệ khá cao so với nạn nhân là người bản địa.
Ngoài những đối tượng đã phổ biến là nạn nhân của tội phạm cướp tài sản như: phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật mang nhiều trang sức, chủ sở hữu tiệm vàng, kinh doanh mặt hàng có giá trị, hiện nay xuất hiện thêm đối tượng mới cũng rất dễ có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản đó là người mua dâm, người đồng tính, bạn chat... Với những người đồng tính, bọn tội phạm “rủ rê” họ đi mua dâm, sau đó lợi dụng thời cơ thuận lợi khống chế và cướp tài sản của họ.
Sự “im lặng” của nạn nhân trước hành vi phạm tội đã góp phần làm tăng tỷ lệ tội phạm ẩn trên thực tế. Điều này gây khó khăn cho công tác điều tra tội phạm, ảnh hưởng tới công tác dự báo tội phạm, xây dựng kế hoạch chiến thuật phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, tạo điều kiện cho bọn tội phạm tiếp tục thực
43
hiện hành vi phạm tội. Việc tội phạm không bị pháp luật trừng trị trên thực tế làm cho chúng có thái độ co thường pháp luật và tiếp tục thực hiện những hành vi tội phạm với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi hơn và người dân tiếp tục trở thành nạn nhân của tội phạm với những thiệt hại, tổn thất vô cùng nặng nề.
Công tác tuyên truyền pháp luật tại vùng sâu, vùng xa chưa phổ biến, người dân tại những khu vực này ít có cơ hội được phổ biến kiến thức về cách phòng ngừa đối với hành vi phạm tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, vì thế họ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm này. Đặc biệt, hiện nay với những thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm xâm hại sở hữu, chúng di chuyển về những khu vực vắng người, nơi trình độ người dân chưa cao để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của họ. Chính vì vậy, số lượng nạn nhân tại những khu vực này có nguy cơ tăng cao trong một số năm trở lại đây.
Bên cạnh những mặt hạn chế này, nhờ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tích cực của Đảng và Nhà nước đã cải thiện ý thức pháp luật của người dân trong bảo vệ tài sản của mình. Điều này phần nào hạn chế đến mức thấp nhất nguyên nhân và điều kiện hình thành tội phạm cướp tài sản, cướp giật trong thời gian tới, có tác động tích cực làm giảm tỷ lệ người dân trở thành nạn nhân của tội phạm này.
Như vậy, thông qua việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân của tội cướp tài sản, cướp giật tài sản ở Việt Nam, chúng ta phần nào thấy được bức tranh về tình hình tội phạm, tình hình nạn nhân của tội phạm cùng những đặc điểm về nạn nhân của tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản.Qua đó, chúng ta có thể đánh giá khái quát vị trí, vai trò của khía cạnh nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội cướp tài sản, cướp giật tài sản. Trên cơ sở này, đưa ra những dự báo tình hình tội phạm, tình hình nạn nhân của tội phạm trong tương lai, tạo cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng những biện pháp phòng ngừa tội phạm này có hiệu quả trên thực tế.
44
Chương 3