CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông cho sản phẩm mỹ phẩm thuần chay thương hiệu vemei (Trang 41 - 54)

PHẦN II: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO THƯƠNG HIỆU VEMEI

X. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

I. Facebook - Facebook insights

Facebook Insights là một công cụ mà Facebook tạo ra để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin, số liệu chi tiết, phục vụ cho việc phân tích Fanpage trên nền tảng mạng xã hội này. Các quản trị viên trên trang đều có thể sử dụng được Facebook Insights và nó sẽ giúp chúng ta theo số lượng người dùng đang hoạt động trên trang của mình để hiểu rõ hơn về hiệu suất của trang. Đặc biệt, đây là một công cụ miễn phí có nhiệm vụ hỗ trợ marketing trên Facebook. Với công cụ này người dùng có thể hiểu sâu hơn các thông tin của một nhóm khách hàng như nhân khẩu học, hành vi… Thêm vào đó, Facebook Audience còn giúp quản trị viên có thể biết được ai là người đã thích trang của mình, hay thậm chí cả những khách hàng của đối thủ và những điều này sẽ giúp quản trị viên xác định được chuẩn xác hơn về những khách hàng tiềm năng để chạy Facebook Ads Ngoài ra, bằng cách sử dụng Facebook Insights, chúng ta có thể xác định được thời gian tốt nhất trong ngày để đăng bài lúc nào cũng như ngày tốt nhất trong tuần để đăng và loại nội dung nào đang phổ biến nhất.

Đây là trang tổng quan trong Facebook Insights

Tại đây, bạn sẽ thấy được các thông tin cụ thể về tổng số lượt thích (có thể xem được nó đang tăng hay giảm), số lượng người đã like fanpage (đây sẽ là lượng khách tiềm năng mà chúng ta có thể tiếp cận).

Với công cụ này chúng ta có thể tìm hiểu toàn bộ số liệu của toàn trang hoặc từng bài viết cụ thể

Đương nhiên là những dữ liệu được cung cấp từ Page Insights cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi người dùng ở Việt Nam thường sẽ điền các

thông tin sai lệch, tạo Facebook ảo quá nhiều dẫn đến sự chênh lệch của dữ liệu.

II. Instagram - Instagram Insights

Instagram Insights cũng là công cụ tương tự như Facebook Insights, bạn có thể sử dụng thông tin có được từ công cụ này để tiếp cận nhiều người hơn để đạt được mục tiêu kinh doanh và xây dựng cộng đồng cho doanh nghiệp của mình. Instagram Insights không chỉ cung cấp những thông số cơ bản, chẳng hạn như số lượt thích bạn nhận được cho một bài đăng, công cụ này còn phân tích sâu hơn đủ để bạn hiểu được khách hàng của mình muốn điều gì.

Trong công cụ này, bạn sẽ tìm thấy thông tin nhân khẩu học và thông tin về hành vi của người theo dõi được chia thành 3 phần: Hoạt động, nội dungđối tượng

i. Hoạt động

Trong tab Hoạt động, phần tương tác cung cấp cho quản trị viên thông tin về:

+ Lượt truy cập trang: số lượt xem trang kinh doanh

+ Lượt click đến trang web: số lượt nhấp vào liên kết đến trang web trong phần mô tả của tài khoản kinh doanh

+ Xem đường đi: số lượt nhấn để xem đường đi đến doanh nghiệp Phần khám phá cung cấp cho quản trị viên về:

+ Impression: chỉ số thế hiện thông tin chi tiết về số lần bài đăng của bạn xuất hiện trên màn hình của người dùng

+ Reach: cho thấy tổng số người xem nội dung. Reach thường thấp hơn Impressions

- Áp dụng vào chiến dịch:

Quản trị viên có thể sử dụng những số liệu trong phần tương tác và khám phá để lên lịch đăng bài. Chẳng hạn, nếu chúng ta tiếp cận được nhiều hơn vào thứ Sáu hàng tuần, thì có thể sẽ thu hút được người theo dõi hoạt động tích cực hơn.

Nếu đăng hình ảnh và video liên quan đến mục tiêu kinh doanh vào thứ Sáu hàng tuần cũng sẽ giúp tăng cơ hội người theo dõi nhìn thấy nội dung của mình và thực hiện hành động hoặc tương tác với doanh nghiệp của mình.

ii. Nội dung: Tìm hiểu về hiệu quả của bài viết, tin, reels (video ngắn) và quảng cáo

Trong tab Nội dung, bạn có thể xem hiệu quả của bài viết, tin, reels (video ngắn) và quảng cáo của mình. Bạn có thể lọc số liệu theo loại nội dung, khoảng ngày và loại số liệu

- Áp dụng vào chiến dịch:

Sử dụng số liệu về nội dung để xem định dạng đăng bài phù hợp nhất với người theo dõi của mình. Nếu nhận thấy tin hoặc video ngắn trên Instagram mang lại nhiều lượt hiển thị hơn so với bài viết hoặc bài viết được quảng cáo vào một ngày nhất định thì vào những ngày đó bạn nên đăng nhiều tin hơn lên tài khoản của mình.

iii. Đối tượng: Tìm hiểu về các tệp khách hàng theo dõi mà trang kinh doanh của bạn thu hút

Trong tab Đối tượng, bạn bạn có thể tìm hiểu thêm về người theo dõi. Bạn có thể xem các thông tin như:

+ Growth: sẽ cho bạn thấy bạn có thêm bao nhiêu người theo dõi trong tuần, bao nhiêu người bỏ theo dõi tài khoản của bạn. Các chỉ số này sẽ cho bạn thấy mức độ tăng trưởng của tài khoản để có các chiến lược phù hợp.

+ Age range: Các độ tuổi, giới tính khác nhau sẽ có những sở thích, hành vi tiêu dùng khác nhau. Thông qua Age Range bạn có thể biết được nhóm followers chủ yếu của mình để nghiên cứu, sáng tạo các nội dung, chiến dịch phù hợp, hấp dẫn hơn.

+ Top Locations: Ngoài độ tuổi, người tiêu dùng ở những môi trường sống khác nhau sẽ có những nhu cầu, sở thích, mức thu nhập khác nhau.. Khi nghiên cứu đối tượng mục tiêu cũng cần chú ý đến mục này

- Áp dụng vào chiến dịch:

Sử dụng số liệu ở trong tab Đối tượng để tạo nội dung phù hợp với người theo dõi. Nếu nhận thấy phần lớn người theo dõi của mình nằm trong khoảng độ tuổi thiếu niên (16 - 20) thì bạn nên tạo những nội dung phù hợp với đối tượng đó.

III. Shopee - Shopee Business Insights

Shopee Business Insights là công cụ phân tích dữ liệu về sản phẩm, người bán hàng sẽ dựa vào thông tin, số liệu và những báo cáo chi tiết liên quan đến sản phẩm/ khách hàng để có góc nhìn tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh của mình

Tổng quan về các tính năng chính của Shopee Business Insights - Bảng điều khiển (Dashboard)

Người bán có thể xem hiệu suất tổng thể các số liệu chính - Sản phẩm (Product)

Ở mục này sẽ cho bạn thấy dữ liệu về các sản phẩm cá nhân và toàn bộ cửa hàng. Khi sản phẩm gặp vấn đề và có khả năng phải đối mặt với vấn đề bán hàng hoặc hoạt động. Bằng cách thực hiện chuẩn đoán sản phẩm, người bán có thể ngăn chặn sớm hoặc làm giảm sự không hài lòng của khách hàng.

- Bán hàng (Sales)

Người bán muốn xem dữ liệu cụ thể về doanh số như lượt truy cập, đơn đặt hàng và đơn đặt hàng phải trả tiền của mình thì tab này sẽ cung cấp những thông tin đó.

- Marketing

Phần này cho phép người bán xem hiệu suất tổng thể và cụ thể hơn của các nỗ lực tiếp thị hoặc chiến dịch của mình, chẳng hạn như giao dịch bổ sung, chứng từ, giao dịch bó, khuyến mãi giảm giá, theo dõi giải thưởng và giao dịch flash.

- Trò chuyện (Chat)

IV. TikTok - TikTok Analytics

TikTok Analytics là công cụ phân tích dữ liệu giúp những nhà sáng tạo nội dung và các doanh nghiệp có thể theo dõi, phân tích, đánh giá để hiểu

rõ hơn về hiệu quả của video, insight của khách hàng trên nền tảng TikTok.

Tổng quan về các tính năng của TikTok Analtics

- Tổng quan tài khoản (Overview)

Những số liệu mà phần Overview đã cung cấp bao gồm:

- Lượt xem video: Bạn sẽ thấy được tổng quan số lượng người xem video và hiệu suất nội dung trong vòng 7 - 28 - 60 ngày. Qua đó bạn có thể đánh giá, phân tích để hiểu rõ hơn về đối tượng xem video của mình và tìm ra những người dùng tiềm năng cũng như thói quen, hành vi của họ để sáng tạo nội dung phù hợp.

- Lượt xem hồ sơ: Là số lần trang cá nhân của bạn được xem trong khoảng thời gian 7 ngày hoặc 28 ngày. Ở phần này, các thông tin về lượt thích, bình luận và chia sẻ sẽ được TikTok Analytics cung cấp để bạn phân loại chủ đề, nội dung video thu hút nhiều người dùng TikTok và có tỷ lệ tương tác cao nhất.

- Nội dung (Content)

- Video posts: TikTok sẽ hiển thị 9 video mới nhất mà bạn đã đăng tải theo thứ tự thời gian từ mới nhất đến cũ nhất. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tần suất đăng bài của mình. Với tần suất đăng bài này đã đem lại hiệu quả chưa? Nếu kết quả chưa hài lòng, bạn bên cân nhắc điều chỉnh số lượng bài đăng và khung giờ đăng video sao cho phù hợp hơn với khách hàng của mình.

- Trending Videos: TikTok sẽ thống kê cho bạn tối đa 9 video có tốc độ tăng trưởng cao nhất về lượt xem trong vòng 7 ngày gần nhất.

Thông tin này giúp bạn tối ưu hóa nội dung kênh. Bạn có thể học hỏi từ những video thành công của mình và áp dụng những yếu tố đó vào các video tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng hơn và thu hút được nhiều người xem hơn.

- Người theo dõi (Followers)

 Total followers: Tổng số người theo dõi (followers) mà bạn có trong khoảng thời gian đã lựa chọn. Biểu đồ số followers còn cho bạn biết xu hướng về lượt followers liệu có đang tăng trưởng theo thời gian hay không.

 Net followers: Bạn sẽ biết được tài khoản TikTok của mình có thật sự có thêm followers hay không

 Follower Insight: cung cấp cho bạn các thông tin nhân khẩu học của tập người theo dõi bạn, bao gồm:

o Age (Độ tuổi): TikTok chia ra thành 5 nhóm tuổi phổ biến là: 18 – 24, 25 – 34, 35 – 44, 45 – 55 và 55+. Với mỗi độ tuổi sẽ có thói quen, hành vi và mối quan tâm khác nhau, nên dựa vào số liệu ở mục này, bạn có thể tạo nên một bức chân dung về những người theo dõi mình.

o Gender (Giới tính): Bạn dễ dàng biết được trong số người theo dõi mình, số lượng giới tính nam chiếm bao nhiêu phần trăm và giới tính nữ chiếm bao nhiêu phần trăm.

o Top territories: Top 5 quốc gia có lượng người theo dõi bạn nhiều nhất.

o Follower activity: Khoảng thời gian trong ngày cũng như những ngày mà follower của bạn hoạt động tích cực nhất trên TikTok. Qua đó, bạn sẽ tìm ra được khoảng thời gian “vàng” đăng bài để video lên xu hướng.

o Videos your followers watched: Bạn sẽ biết được những người đang theo dõi bạn cũng đang theo dõi những KOC, KOL hoặc Influencer nào khác trên TikTok. Từ đó, bạn sẽ có thêm nguồn cảm hứng để sáng tạo nội dung hoặc tìm kiếm người hợp tác phù hợp cho video của mình.

o Sounds your followers listened to: Những nhà sáng tạo nội dung và người dùng TikTok đều có xu hướng sử dụng và nghe những đoạn âm thanh hot trend, Vì vậy, việc hiểu được follower của mình đang thích nghe gì có thể giúp bạn sử dụng đúng bài hát và lên xu hướng nhanh chóng hơn

Công cụ này sẽ cung cấp cho quản trị viên các thông tin bao gồm:

- Profile performance: Thông tin về lượt xem hồ sơ, tăng trưởng người theo dõi và tương tác.

- Content performance: Dữ liệu về lượt xem, thích, bình luận, chia sẻ và các chỉ số tương tác khác cho từng video

- Traffic source: Lưu lượng truy cập vào tài khoản TikTok đến từ đâu (hashtag, link,...)

- Audience insight: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu trên kênh (độ tuổi, giới tính, vị trí)

- Trending videos: Danh sách các video đang có hiệu suất tốt nhất trên kênh trong một khoảng thời gian nhất định

=> Dựa vào những dữ liệu đã được phân tích, quản trị viên có thể xác định được tập khán giả nào phản ứng tốt nhất, nội dung nào hiệu quả nhất,... Từ đó đề xuất các biện pháp tối ưu chiến lược truyền thông và phát triển một cộng đồng khách hàng trung thành trên nền tảng TikTok.

LỜI CẢM ƠN

Để bài tập lớn được hoàn thành trọn vẹn, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên, cô giáo Đoàn Thị Quỳnh Nga vì đã giúp đỡ, cung cấp cho chúng em những kiến thức bổ ích về môn Quan hệ công chúng và quảng cáo. Cảm ơn cô giáo vì đã dành thời gian hướng dẫn tận tình cho chúng em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bài tập lớn.

Đây chính là những trải nghiệm thú vị và quý báu, giúp cho chúng em có thêm hiểu biết cũng như có thể vận dụng vào nghề nghiệp và cuộc sống của mình sau này.

Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, do kiến thức của bản thân còn hạn chế, chúng em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ nhận được sự đánh giá, góp ý từ quý thầy (cô) để bài tập lớn của chúng em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy cô sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ trẻ khỏe để có thể mang tâm huyết tràn đầy của mình truyền đạt lại kiến thức cho những thế hệ mai sau.

Em xin chân thành cảm ơn!

BÁO CÁO CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông cho sản phẩm mỹ phẩm thuần chay thương hiệu vemei (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)