Hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 31 - 54)

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN SƠ THẨM

2.1. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành

2.1.1. Hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án không chỉ tiếp nhận chứng cứ do đương sự và các chủ thể khác cung cấp mà Tòa án còn có hoạt động mang tính chủ động trong việc thu thập chứng cứ. Tòa án, theo yêu cầu của đương sự hoặc tự mình áp dụng một số biện pháp thu thập chứng cứ do pháp luật qui định. Tùy từngyêu cầu cụ thể của vụ án và chứng cứ cần phải thu thập mà Thẩm phán quyết định việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ thích hợp. Pháp luật tố tụng dân sự qui định Tòa án có thể áp dụng các biện pháp sau đây để tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:

(a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; (b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng; (c) Trưng cầu giám định; (d) Quyết

định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản; (đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

(e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; (g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự58.Để cụ thể hóa hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án qui định trong các biện pháp nêu trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn chi tiết về điều kiện và thủ tục thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân.

Tuy nhiên, để phát huy quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự thông qua việc họ tự thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, Luật qui định Tòa án thu thập chứng cứ trong những trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được hoặc không có điều kiện thu thập và có yêu cầu Tòa án thu thập.

2.1.1.1.Lấy lời khai của đương sự

Đương sự là người có quyền lợi và nghĩa vụ trong vụ án, liên quan trực tiếp trong vụ án.Do đó, lời khai của đương sự góp phần quan trọng trong việc làm rõ bản chất của vụ việc tranh chấp. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan59.

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam qui định trước hết đương sự phải có bản tự khai về những việc có liên quan đến vụ án mà họ biết được để cung cấp cho Tòa án làm cơ sở giải quyết vụ án. Tuy nhiên, không phải đương sự nào cũng có khả năng tự khai một cách đầy đủ, chính xác, đáp ứng được yêu cầu của việc chứng minh. Do đó, BLTTDS qui định Tòa án cũng có thể lấy lời khai của đương sự và đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án. Lấy lời khai của đương sự là biện pháp thu thập chứng cứ từ những thông tin trong trí nhớ của đương sự. Trước đây, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự qui định Tòa án có quyền chủ động lấy lời khai của đương sự. Và trong thực tế, việc lấy lời khai của đương sự hầu như là một nghĩa vụ bắt buộc của Tòa án để thu thập chứng cứ, giải quyết vụ án. Điều này không phát huy tính chủ động trong hoạt động chứng minh của đương sự. Đương sự chỉ thụ động giao khoán nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh cho Tòa án. Khắc phục nhược điểm này, BLTTDS 2004 qui định:

“Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình

58 Theo khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

59 Khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc thông qua Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản”60.

Như vậy, đương sự phải tự khai bằng bản tự khai là chính. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ được Thẩm phán tiến hành trong hai trường hợp sau đây :

Thứ nhất, là trường hợp đương sự chưa có bản tự khai. “Trước đây, khi chưa có BLTTDS 2004 thì Thẩm phán hoặc cán bộ Tòa án có hướng dẫn cho đương sự thực hiện việc tự khai hoặc đương sự trình bày qua đơn”61. Từ khi BLTTDS 2004 được ban hành, pháp luật tố tụng dân sự thống nhất một biện pháp là đương sự phải viết bản tự khai qui định tại Điều 86 BLTTDS và đây là một biện pháp bắt buộc đối với đương sự để cung cấp lời khai chính thức Tòa án. Điều này, bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ từ phía đương sự được đầy đủ, rõ ràng, chính xác và còn tránh những trường hợp đương sự thiếu tích cực, chuyển nghĩa vụ thu thập chứng cứ sang cho Tòa án. Để giúp cho đương sự tự khai đúng trọng tâm, Thẩm phán có thể giải thích các qui định của pháp luật liên quan đến yêu cầu của đương sự và quan hệ pháp luật đang tranh chấp. Để từ đó, đương sự chọn lọc, khai những nội dung cần thiết cho việc chứng minh, nhằm làm sáng tỏ vụ việc dân sự. Bản tự khai của đương sự phải có chữ ký của tiếp chính đương sự và được gửi đến Tòa án trực hoặc qua bưu điện. Làm bản tự khai là nghĩa vụ của đương sự, cho nên BLTTDS 2004 qui định đương sự phải làm bản tự khai. Tuy nhiên, cũng có thể có những trường hợp vì trở ngại khách quan mà đương sự không thể tự mình thực hiện bản tự khai được (như trường hợp đương sự không biết chữ, đương sự là người chưa thành niên…).

Trong những trường hợp này đương sự chưa có bản tự khai thì Tòa án sẽ tiến hành lấy lời khai của đương sự.

Thứ hai, là trường hợp đương sự đã có bản tự khai nhưng nội dung của bản tự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Việc khai báo bằng bản tự khai là nghĩa vụ của đương sự. Đương sự phải viết bản tự khai đầy đủ, rõ rãng. Trước khi đương sự tự khai, Thẩm phán có phải xác định cho đương sự trách nhiệm, nội dung và yêu cầu của lời khai. Sau khi đương sự khai xong, Thẩm phán phải kiểm tra nội dung tự khai có đáp ứng yêu cầu hay chưa, nếu chưa rõ hoặc có điểm còn thiếu thì phải yêu cầu đương sự giải thích hoặc khai bổ sung. Tuy nhiên, trong thực tế, do trình độ dân trí của nước ta chưa cao, nên có những trường hợp đương sự không thể nào trình bày rõ ràng, đầy đủ yêu cầu của việc chứng minh, hoặc có những trường hợp đương sự cố tình che dấu thông tin, khai không hết, không đúng sự việc. Những trường hợp này,

60 Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

61 Tưởng Huy Lượng (2012), “Thu thập chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự”, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, tr.204.

BLTTDS 2004 qui định cho Tòa án được quyền lấy lời khai của đương sự theo qui định tại Điều 86 BLTTDS.

Khi lấy lời khai của đương sự, Thẩm phán cũng phải giải thích quyền và nghĩa vụ của họ, trách nhiệm của họ trong việc khai báo. Sau đó, Thẩm phán lần lượt đặt ra các câu hỏi một cách rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu cho họ khai báo. Các câu hỏi được đặt ra phải có ý nghĩa trong việc tìm hiểu sự việc tranh chấp, không mang tính áp đặt, cưỡng bức. Các đương sự phải có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi của Thẩm phán một cách đầy đủ, trung thực.

Việc lấy lời khai của đương sự phải được lập thành biên bản và do Thẩm phán tiến hành, Thư ký Tòa án chỉ giúp cho Thẩm phán trong việc ghi lời khai của đương sự vào biên bản. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được lập theo đúng qui định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được đương sự tự đọc lại hoặc được Thư ký đọc lại cho đương sự nghe, có thể sửa chữa, bổ sung nếu chưa rõ và sau đó đương sự ký tên xác nhận (hoặc điểm chỉ). Nếu biên bản gồm nhiều trang, tách rời nhau thì đương sự ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp vì lý do trở ngại khách quan, Thẩm phán có thể giao cho Thư ký tiến hành lấy lới khai của đương sự, nhưng phải được đương sự đồng ý. Biên bản ghi lời khai sau đó phải được Thẩm phán xem lại và ký xác nhận.

Việc lấy lời khai của đương sự thông thường được thực hiện tại trụ sở của Tòa án. Chỉ trong những trường hợp vì trở ngại khách quan (như đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang bị ốm đau, bệnh tật…) mà đương sự không thể đến Tòa án được thì Thẩm phán có thể lấy lời khai ngoài trụ sở của Tòa án. Khi lấy lời khai ngoài trụ sở của Tòa án phải bảo đảm tuân thủ đúng qui định của pháp luật, phải bảo đảm căn cứ thể hiện tính khách quan như phải có người làm chứng, có xác nhận của cơ quan chức năng cần thiết.

Đối với các trường hợp cần thiết lấy lời khai của đương sự là người dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì phải có mặt người đại diện hợp pháp của họ và những người này phải ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản ghi lời khai.

2.1.1.2.Lấy lời khai của người làm chứng

Người làm chứng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam“là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án” và họ “có thể được Toà án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng”62. Việc lấy lời khai của người làm chứng là một biện pháp thu thập những thông tin từ trí nhớ con người. Đây cũng là

62 Điều 65 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

một biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án được qui định tại Điều 87 BLTTDS.

Người làm chứng khác với đương sự trong vụ án dân sự là họ không có những quyền, lợi ích hay nghĩa vụ trong vụ án, cho nên lời khai của họ có tính khách quan hơn đương sự. Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ bổ sung và cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Do đó, theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ phải “cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ án”, phải “khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án”63.

Khác với việc lấy lời khai đương sự, bắt buộc phải yêu cầu đương sự viết bản tự khai trước, đối với người làm chứng thì Tòa án có thể triệu tập đến Tòa án để lấy lời khai của họ ngay từ đầu. Về thủ tục, việc lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như đối với việc lấy lời khai của đương sự64. Thẩm phán có thể lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án. Đối với người làm chứng chưa đủ 18 tuổi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khi lấy lời khai phải có mặt người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó65. Việc lấy lời khai người làm chứng còn có một số điểm khác biệt so với việc lấy lời khai của đương sự như sau :

Thẩm phán phải làm rõ mối quan hệ giữa người làm chứng với đương sự để có cơ sở nhận xét, đánh giá đúng tính khách quan trong lời khai của người làm chứng.

Khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải giải thích cho người làm chứng biết trách nhiệm của họ trong trường hợp họ khai báo không đúng sự thật. Người làm chứng phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên66. Người làm chứng phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác67.

Đối với vụ án có nhiều người làm chứng thì Tòa án chỉ lấy lời khai của những người làm chứng cần thiết đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.

Khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải tiến hành lấy lời khai riêng của từng người làm chứng, không để cho họ có thể tiếp xúc với nhau hoặc với

63 Điều 66 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

64 Khoản 2 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

65 Khoản 3 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

66 Khoản 9 Điều 66 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

67 Khoản 7 Điều 66Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

đương sự trong thời gian họ khai báo68. Khi đặt những câu hỏi cho người làm chứng trả lời, Thẩm phán không được đặt các câu hỏi có tính chất gợi ý hay áp đặt.

Người làm chứng được từ chối khai báo trong những trường hợp lời khai của mình liên quan đế bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với họ69. Người làm chứng có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng, được khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng70.

2.1.1.3.Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng

Trong quá trình thu thập chứng cứ bằng lời khai của các đương sự, người làm chứng hoặc các biện pháp thu thập chứng cứ khác có thể có những trường hợp mâu thuẩn với nhau về vấn đề nào đó của vụ án hoặc chưa thống nhất với nhau giữa lời khai của các đương sự, giữa lời khai của đương sự với lời khai của người làm chứng. Trong những trường hợp này, Tòa án cần phải làm rõ những tình tiết mâu thuẫn bằng biện pháp đối chất. Đối chất là việc hỏi cùng một lúc nhiều đương sự, người làm chứng đề so sánh, đánh giá lời khai của họ khi xét thấy có sự mâu thuẫn71. Đối chất là một biện pháp thu thập chứng cứ do người tiến hành tố tụng thực hiện.

Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, hoạt động đối chất được tiến hành theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng72. Việc đối chất tại Tòa án do Thẩm phán tiến hành.

Biện pháp đối chất có thể được tiến hành giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

Để bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động đối chất, Thẩm phán phải ban hành quyết định đối chất73 gửi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến yêu cầu đối chất và các đương sự, người làm chứng đồng thời triệu tập họ đến Tòa án để thực hiện việc đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Thẩm phán cần phải chuẩn bị

68 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr.160.

69 Khoản 3 Điều 66Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

70 Khoản 6 Điều 66Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

71 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr.160.

72 Khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

73Quyết định đối chất được qui định theo Mẫu số 06, ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số qui định về “chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 31 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)