CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GÂY THIỆT HẠI CHO NTD, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.2. Nguyên nhân của thực tiễn áp dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD
2.2.1. Khó khăn trong việc chứng minh các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
2.2.1.1. Chứng minh hành vi vi phạm của chủ thể sản xuất, kinh doanh
Việc chứng minh hành vi vi phạm không phải là việc dễ dàng. Lý do xuất phát từ việc NTD khi mua hàng hóa không đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch. Việc nhận hóa đơn, chứng từ với những mặt hàng nhỏ lẻ, số lượng ít đôi khi còn tạo ra sự phiền hà và mất thời gian nên NTD không mấy “mặn mà” với điều này. Vì vậy, khi xảy ra sự cố về chất lượng hàng hóa, NTD không chứng minh được nơi mua hàng và người bán cũng cố tình chối bỏ trách nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân được đề cập trong “Góp ý Dự thảo Luật BVQLNTD”134.
Thêm vào đó, NTD khi mua hàng cũng không đọc thông tin hướng dẫn sử dụng, không kiểm tra hàng hóa trước khi nhận nên các chủ thể sản xuất, kinh doanh đã viện dẫn vào điều này để chuyển phần lỗi về NTD. Theo bà Phan Thị Việt Thu, Trưởng Văn phòng giải quyết khiếu nại Hội BVNTD TP. HCM thì “khi giao dịch, mua và sử dụng hàng hóa, NTD chưa quan tâm đòi hỏi tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp đầy đủ thông tin hay những yếu tố liên quan đến sản phẩm hoặc liên quan
134 Tưởng Duy Lượng, “Vai trò của Tòa án trong việc BVQLNTD”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007, tr.
29 – 34. Theo đó, ông cho rằng: “Do thói quen của người tiêu dùng: trên thực tế, khi mua một số sản phẩm, hàng hoá, người tiêu dùng thường không có thói quen giữ lại các hoá đơn, chứng từ cần thiết. Chính vì thế, khi vụ việc xảy ra, người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập các loại tài liệu, chứng cứ để chứng minh mình đã mua và đã tiêu dùng loại sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho bản thân mình”.
45
đến việc giao dịch, cũng như không để ý đến việc tham khảo những hướng dẫn sử dụng hàng hóa của nhà sản xuất, từ đó dẫn đến những tranh chấp với doanh nghiệp”135.
Ngay cả trường hợp NTD đã tuân thủ đúng hướng dẫn và cảnh báo của hàng hóa thì cũng không có chứng cứ để chứng minh về sự tuân thủ này. Việc sử dụng hàng hóa của NTD gắn với sinh hoạt của cá nhân, gia đình nên NTD thường chứng minh thông qua lời khai của mình và lời khai làm chứng của những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, những bằng chứng này đều bị xem là không khách quan và không có giá trị chứng minh. Vì vậy, chủ thể sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng điều này để chuyển hết phần lỗi về phía NTD.
Một số hàng hóa mà NTD khiếu nại nhưng chất lượng của hàng hóa đó có đảm bảo hay không thì không có kết luận chính xác. Bởi lẽ, trên nguyên tắc, chỉ kiểm nghiệm mẫu lưu cùng lô hàng đã sử dụng chứ không thể tiến hành thẩm định trên hàng hóa đã mở nắp. Đa số các kiểm nghiệm được thực hiện trên các mẫu lưu này đều đảm bảo chất lượng. Từ đó, chủ thể sản xuất, kinh doanh đã kết luận hàng hóa mà NTD khiếu nại không có vấn đề về chất lượng. Tuy nhiên, việc kiểm tra mẫu lưu như trên không chính xác trong mọi trường hợp, khi mà rủi ro đối với hàng hóa mang tính đơn lẻ.
2.2.1.2. Xác định thiệt hại
“Về nguyên tắc chung thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi… phải có thiệt hại xảy ra”136. “Thiệt hại là sự biến thiên theo chiều hướng xấu đi của tài sản, các giá trị nhân thân được pháp luật bảo vệ”137. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định sự thay đổi này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bởi lẽ, có những thiệt hại tiềm ẩn, lâu dài và không có căn cứ để xác định. Nó không xảy ra một cách tức thời mà phải trải qua một khoảng thời gian dài mới có biểu hiện. Vì vậy, việc xác định mức độ ảnh hưởng gặp rất nhiều khó khăn và có thể không thực hiện được.
Chúng ta không thể dự liệu những gì sẽ xảy ra trong tương lai và thật khó để xác định chính xác những thiệt hại trong trường hợp này. Trên thị trường hiện nay đang tồn tại vô số những hàng hóa chứa đựng nhiều hóa chất gây hại, “đặc biệt là nông sản thực phẩm, như là rau quả, thịt cá… dư chất về hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng về kim loại nặng, dư lượng về phooc môn, dư lượng về kháng sinh vượt quá
135 Phan Thị Việt Thu, “Một số vấn đề rút ra từ thực tiến trong việc thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tài liệu của Hội nghị một năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (xem phần phụ lục).
136 Lê Văn Sua (2004), “Vài suy nghĩ về Điều 621 Bộ luật Dân sự, Tạp chí Tòa án, (11), tr. 32.
137 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết & Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, tr. 471.
46
mức cho phép”138. Những thiệt hại này không có cơ sở để xác định, vì vậy NTD không thể yêu cầu BTTH. Vụ nước tương chứa chất 3 – MCPD gây ung thư khó khiếu kiện cũng xuất phát từ nguyên nhân trên. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của hóa chất này nhưng mức độ gây hại như thế nào? Thiệt hại đối với mỗi cơ thể khác nhau lại không giống nhau. Tùy vào mức độ sử dụng và thể trạng của mỗi người mà cũng có những biểu hiện khác nhau. NTD đã sử dụng có thể không bị ung thư nhưng có thể bị suy giảm sức khỏe ở một mức độ nhất định nào đó hoặc nó sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây nên những bệnh khác. Như vậy, trong những trường hợp này thì căn cứ vào đâu để có thể xác định được thiệt hại.
“Để kiểm tra xem một chất có thể tác động tới sức khỏe con người như thế nào thì phải nghiên cứu trên một số lượng lớn chất đó trong cơ thể động vật, nghiên cứu các tác động sinh hóa của chất đó trong cơ thể động vật, nghiên cứu tác động sinh hóa của chất đó lên tế bào, các cơ quan, phôi, so sánh hợp chất hóa học đó với các chất có hại khác đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Nghiên cứu phải trên diện rộng, so sánh tác động của chất này lên những đối tượng có và không sử dụng chất này”139. Như vậy, việc chứng minh thiệt hại không phải là việc dễ dàng, nó làm tốn nhiều thời gian và kinh phí. Với tiềm lực kinh tế của NTD thì chi phí này là quá lớn trong khi khả năng thành công của khiếu kiện là không cao.
Ngay cả khi thắng kiện thì chi phí được bồi thường cũng không đủ để chi trả. Vì vậy, biết là có sai phạm nhưng NTD vẫn nhắm mắt cho qua.
Mặt khác, tuy mức thiệt hại mà tập thể NTD phải gánh chịu là lớn nhưng cá nhân, mỗi NTD phải gánh chịu đôi khi không quá lớn. Trong điều kiện, trình tự, thủ tục khởi kiện tương đối rắc rối và mất thời gian đồng thời phải bỏ ra các chi phí (ví dụ chi phí tàu xe, giám định, thuê luật sư…) có thể sẽ lớn hơn so với khoản bồi thường mà người khởi kiện nhận được (nếu thắng kiện), cùng với nét văn hoá ngại kiện tụng của người Việt Nam, NTD sẽ có rất ít động lực để khởi kiện.140
2.2.1.3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và thiệt hại xảy ra
Khi khiếu kiện thì mục đích của NTD là buộc các chủ thể sản xuất, kinh doanh phải BTTH. Khi chứng minh được hành vi vi phạm, xác định được thiệt hại thì vấn đề quan trọng nhất là xác định mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này. “Thông thường mối quan hệ nhân quả cho biết được người có trách nhiệm bồi thường:
người nào có hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại thì người đó có
138 Song Linh (2008), “An toàn vệ sinh thực phẩm từ hành lang pháp lý đến giải pháp thực tế”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyền đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, tr. 2.
139 Geistfeld, Mark (2001), “scientific uncertainty and causation in tort law”, 54 VLR, pp.1011, 1013.
140 Tưởng Duy Lượng (2007), “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (09), tr. 29 – 34.
47
trách nhiệm bồi thường”141. Tuy nhiên, việc chứng minh hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại trong nhiều trường hợp không phải là việc dễ dàng.
Trong trường hợp có nhiều nguyên nhân khác nhau cùng có khả năng gây ra thiệt hại thì việc xác định này càng khó khăn hơn. Chúng ta phải tiến hành nhiều giám định thì mới có thể xác định và đưa ra được kết luận cuối cùng. Nếu như kết quả cho thấy tồn tại nhiều vi phạm và các vi phạm này đều có thể là nguyên nhân của thiệt hại đã xảy ra thì việc tiếp theo là phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa các nguyên nhân với hậu quả đã xảy ra để xác định cụ thể trách nhiệm BTTH. Việc thực hiện không hề đơn giản và có thể không tìm được kết luận cuối cùng.
Gần đây, việc các xe mô tô, xe máy và cả ô tô tự bốc cháy đã gây nhiều hoang mang trong dư luận. Theo kết quả điều tra thì cháy xe xảy ra do 5 nguyên nhân là:
“do chập điện, sự cố kỹ thuật, sơ suất, tai nạn giao thông và do đốt”142. Cũng theo kết quả công bố này thì nguyên nhân nhiều nhất là do chập điện. Tuy nhiên, chập điện cũng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Sử dụng xăng có chỉ số RON (Research Octane Number) thấp sẽ làm nóng động cơ hơn bình thường và đây có thể là một trong những nguyên nhân. Giả sử có chứng cứ chứng minh trước khi bị thiệt hại chủ phương tiện có sử dụng xăng kém chất lượng thì việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa sự việc này với thiệt hại xảy ra là điều không dễ dàng. Bởi vì bằng chứng về việc sử dụng xăng kém chất lượng không loại trừ những nguyên nhân còn lại có khả năng dẫn đến cháy xe. Chất lượng xăng không đảm bảo nhưng có khả năng nó không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Nguyên nhân có thể là do dây dẫn mất khả năng cách điện vì vỏ dây sử dụng lâu mà không được thay thế hay do một số nguyên nhân khác. Việc xác định nguyên nhân trong trường hợp này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tài sản đã bị tiêu hủy.
Trên thực tế, tồn tại những thiệt hại rất khó phát hiện vì biểu hiện của nó bị lẫn lộn với sự biểu hiện thông thường khi sử dụng sản phẩm. Ví dụ như trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc rượu gần đây, đa số các bệnh nhân “đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn ói, khó thở, co giật tay chân rồi tử vong”143. Tuy nhiên, để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng rượu không đảm bảo chất lượng và hậu quả gây chết người là không dễ dàng, đặc biệt là khi nạn nhân đã chết.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả gặp nhiều khó khăn đối với những thiệt hại có khả năng xảy ra trong tương lai, nhất là đối với các vụ việc liên quan tới các loại thực phẩm độc hại nhưng chưa gây bệnh ngay. Trong trường hợp đó, “nguyên
141 Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 114.
142 http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/70008/4-bo-cong-bo-nguyen-nhan-chay-xe.html (Truy cập ngày 4/6/2013).
143 http://cstc.cand.com.vn/vi-VN/nguocsang/dendodo/2013/5/185147.cand (Truy cập ngày 9/6/2013).
48
đơn rất khó chứng minh và thuyết phục được Toà án rằng những tổn hại về sức khỏe hoặc các thiệt hại khác mà mình gánh chịu chỉ xuất phát từ việc tiêu thụ những loại sản phẩm độc hại liên quan trong vụ kiện. Người khởi kiện sẽ không được bồi thường nếu không chứng minh được tác hại của sản phẩm đối với bản thân”144.
Ví dụ như xác định việc sử dụng nước tương có chứa 3 – MCPD là nguyên nhân dẫn đến hậu quả ung thư trong những trường hợp cụ thể là rất khó khăn. Bởi lẽ, chưa có một sự khẳng định chắc chắn rằng việc sử dụng nước tương thì trong mọi trường hợp đều sẽ dẫn đến ung thư. Nếu như trong tương lai có trường hợp bị ung thư thì làm sao có thể dám chắc chỉ là do sử dụng nước tương gây ra mà không phải là sự tổng hợp của những nhân tố độc hại từ những nguyên nhân khác? Ngay cả khi chứng minh được thiệt hại một phần là do sử dụng nước tương có hàm lượng chất 3 – MCPD quá cao thì căn cứ vào đâu để xác định mức ảnh hưởng của nó đối với thiệt hại và tính được mức bồi thường?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư (Bệnh viện K Trung ương) cũng cho biết: “Theo giới chuyên môn, để kết luận thực phẩm hay đồ dùng sinh hoạt gây bệnh ung thư là không dễ bởi sự tác hại của nhóm hàng này là tích tụ chất độc lâu ngày trong cơ thể. Đến khi phát bệnh thì rất khó xác định thủ phạm chính gây bệnh”145.