CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GÂY THIỆT HẠI CHO NTD, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do vi phạm chất lƣợng hàng hóa gây thiệt hại cho NTD
2.3.10. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Luật BVNTD có hiệu lực gần hai năm nhưng hiện nay Luật chưa thực sự vào cuộc sống. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội bảo vệ quyền lợi NTD trăn trở: NTD vẫn chưa thực sự hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, hoặc những người hiểu thì tâm lý e ngại vẫn đè nặng trở thành rào cản để họ thực thi những quyền lợi được hưởng. Theo ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), “nguyên nhân chính của việc Luật BVQLNTD chưa đi sâu vào cuộc sống bởi công tác tuyên truyền Luật đến với NTD còn nhiều hạn chế”183. Hiện nay, “đang tồn tại một thực trạng là chỉ những người trong cuộc mới hiểu rõ Luật Bảo vệ Quyền lợi NTD đưa ra 8 quyền lợi mà NTD được hưởng, trong khi đó ngay chính bản thân NTD lại không biết mình được hưởng những quyền lợi gì”184.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng quyền lợi của NTD bị xâm phạm nhưng không thể khiếu kiện yêu cầu BTTH xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của NTD.
NTD không nhận thức được vai trò của việc nhận hóa đơn, lưu giữ hóa đơn; không tìm hiểu kỹ thông tin về hướng dẫn sử dụng và cảnh báo của hàng hóa; không kiểm tra kĩ hàng hóa trước khi mua hàng. Vì vậy, “tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho NTD và cộng đồng doanh nghiệp”185 là một trong những giải pháp tích cực để Luật BVQLNTD đi vào đời sống.
Nội dung tuyên truyền nên hướng đến những vấn đề cụ thể, đặc biệt là tám quyền được quy định trong Luật BVQLNTD và các nghĩa vụ mà NTD phải thực hiện. Trong đó, chú trọng vào nghĩa vụ tự kiểm tra hàng hóa, lựa chọn những hàng
180 Trích theo: Lương văn Tuấn (2010), “Các nội dung cần chú trọng khi xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr. 41.
181 Tưởng Duy Lượng (2007), “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (09), tr. 29 – 34.
182 http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=3777&lang=vi-VN (Truy cập ngày 9/6/2013).
183 http://www.baohaiquan.vn/pages/nhan-ngay-quoc-te-ve-quyen-nguoi-tieu-dung-15-3-luat-chua-thuc-su- di-vao-cuoc-song.aspx (Truy cập ngày 9/6/2013).
184 Phan Thị Việt Thu, “Một số vấn đề rút ra từ thực tiến trong việc thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” Tài liệu của Hội nghị một năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (xem phần phụ lục).
185 Đây cũng là kiến nghị được đề cập trong Hội nghị thực hiện một năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo Nguyễn Văn Hậu, “Nhìn lại một năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tài liệu Hội nghị một năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (xem phần phụ lục).
64
hóa có xuất xứ, dịch vụ có nguồn gốc và nghĩa vụ thông tin cho cơ quan nhà nước hành vi vi phạm, hàng hóa sai phạm. Một nội dung quan trọng khác cần phải chú trọng trong hoạt động tuyên truyền pháp luật, đó là hướng dẫn NTD khiếu kiện, bao gồm: các phương thức có thể lựa chọn, lợi ích của từng phương thức và những vấn đề cần chú ý khi thực hiện quyền khiếu kiện của mình. Những nội dung thiệt thực, gắn liền với quyền lợi của NTD sẽ dễ dàng được tiếp nhận.
Một trong những kinh nghiệm của Hội BVNTD Kiên Giang nên được học hỏi, đó là việc vận dụng nhiều phương thức truyền đạt thông tin như: sử dụng đài truyền hình tỉnh, báo tỉnh, hệ thống loa phát thanh công cộng, tổ chức các hoạt động nói chuyện, phân phát các tờ rơi, tài liệu… Hội cũng tổ chức các phong trào BVQLNTD thu hút được sự tham gia của nhiều đối tượng trong xã hội. Đặc biệt, với việc đặt các cân đối chứng và thành lập các văn phòng tư vấn và giải quyết khiếu nại tại các chợ, trung tâm thương mại.186
Việc tận dụng những phương tiện truyền thông ở địa phương (những kênh thông tin gần gũi và tin cậy đối với NTD). Sẽ làm cho kiến thức về tiêu dùng hàng hóa dễ dàng đi vào nhận thức của NTD. Cách thức để đưa Luật đến với NTD có thể qua nhiều phương pháp khác nhau. Chúng ta nên có sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân… để tác động đến nhiều đối tượng khác nhau. Thêm vào đó, nên đa dạng hóa những phương thức truyền đạt. Ở một số địa phương có tổ chức hội thi của địa phương mình để lồng ghép vào các vở kịch, các tiết mục biểu diễn những tình huống và quy định pháp luật về BVQLNTD; tổ chức “ngày pháp luật” hoặc “đối thoại với NTD”187 là những cách thức mang lại nhiều hiệu quả trên thực tế.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy, để bảo vệ tốt quyền lợi của NTD thì phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Việc áp dụng pháp luật cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình và điều kiện của từng địa phương để có thể tận dụng thế mạnh của từng nơi và đưa ra những biện pháp phù hợp.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể nhận thấy quyền lợi của NTD ngày càng bị xâm phạm nhưng không phải trong mọi trường hợp khiếu kiện của họ đều được giải quyết thỏa đáng. Quá trình chứng minh rất khó khăn nhưng khoản bồi thường mà NTD nhận được không tương xứng. Các kiến nghị trên chủ yếu tập trung vào mặt pháp lý, nhằm khắc phục sự thiếu sót, không đầy đủ trong một số quy định liên quan tới hoạt động BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa không đảm bảo chất lượng
186 http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=3777&lang=vi-VN (Truy cập ngày 9/6/2013).
187 http://www.tamky.gov.vn/Default.aspx?tabid=40&mid=1264&News=2584&ctl=New (Truy cập ngày 4/6/2013).
65
gây thiệt hại cho NTD để có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho chủ thể yếu thế này. Trước hết phải quy định cụ thể về khái niệm NTD để có thể xác định đối tượng điều chỉnh của Luật. NTD nên được hiểu chỉ là cá nhân, không bao gồm tổ chức. Các kiến nghị như: quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH không phụ thuộc vào yếu tố lỗi, mở rộng căn cứ xác định chất lượng hàng hóa, đưa ra căn cứ để xác định thiệt hại lâu dài sẽ tạo điều kiện cho NTD có thể dễ dàng hơn trong việc chứng minh các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH. Thêm vào đó, các kiến nghị như: mở rộng chủ thể được BTTH cho người thứ ba không sử dụng hàng hóa, công khai trong hoạt động kiểm tra vi phạm, quy định cụ thể về phương thức giải quyết tranh chấp, mở rộng thời hiệu khiếu kiện, và nâng cao vai trò của Hội BVNTD sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NTD thực hiện quyền khiếu kiện của mình, hạn chế tình trạng chủ thể sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế bất cân xứng của NTD để xâm phạm quyền lợi của họ.
Tóm lại, chất lượng hàng hóa là một vấn đề đặc biệt quan trọng, không chỉ dừng lại ở lợi ích của một vài cá nhân nhỏ lẻ mà sự ảnh hưởng của nó diễn ra trên diện rộng, tác động tới nhiều chủ thể khác nhau. Hiện nay, sự vi phạm về chất lượng diễn ra tràn lan và việc kiểm soát nó gặp nhiều khó khăn. Khi thực hiện quyền khiếu kiện thì NTD gặp phải những cản trở trong việc chứng minh các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH, xác định chủ thể để khiếu kiện. Ngoài ra, NTD còn gặp phải những khó khăn xuất phát từ các quy định như: không công khai chủ thể, hành vi vi phạm khi chủ thể đó đã khắc phục, sữa chữa; phương thức giải quyết tranh chấp quy định không cụ thể; thời hiệu khởi kiện bị giới hạn; tổ chức và hoạt động của Hội BVNTD không mang lại nhiều hiệu quả. Thêm vào đó là sự thiếu hiểu biết và tâm lý ngại kiện tụng của người Việt Nam nên không nhiều trường hợp khiếu kiện. Khi quyền lợi bị xâm phạm do hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì đa số NTD đều lựa chọn khiếu nại trực tiếp đến người bán hàng hoặc chủ thể sản xuất, nhập khẩu để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, với các khiếu nại này thì các chủ thể sản xuất, kinh doanh thường không có thiện chí mà lại tìm cách chối bỏ trách nhiệm. Khi có sự tham gia của Hội BVNTD thì các chủ thể này mới giải quyết yêu cầu của NTD.
Trách nhiệm BTTH cũng chỉ dừng lại ở việc thay thế, sữa chữa, hoàn lại giá trị ban đầu của hàng hóa, còn các chi phí phát sinh khác không được bồi thường. Cũng có những trường hợp do NTD không chứng minh được các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường hay gặp phải khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp nên khiếu kiện không được giải quyết. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và vững chắc để BVQLNTD.
66