Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại một mình

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 62)

CHƯƠNG 2: BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại một mình

2.1.1. Trách nhiệm của cha, mẹ

Trên thực tế, công tác giải quyết trách nhiệm bồi thường do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra trong hoạt động thực tiễn của Tòa án chủ yếu thể hiện nhiều và liên quan trong các vụ án hình sự, có ít vụ việc được giải quyết theo thủ tục dân sự thuần túy. Trong thực tiễn xét xử của Tòa án, tác giả chưa thấy có vụ việc nào yêu cầu bồi thường thiệt hại do chủ thể chưa đủ sáu tuổi gây ra, mà chủ yếu trong đời sống các bên tự thỏa thuận với nhau trong việc bồi thường.

Khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005, có quy định về trách nhiệm của cha, mẹ trong việc thực hiện nghĩa vụ BTTH hại do con dưới mười lăm tuổi gây ra. Tuy nhiên các quy định tại Điều 606 lại không nêu rõ trách nhiệm này của cha, mẹ đối với con là trách nhiệm liên đới hay theo phần. Khi nghiên cứu thực tiễn xét xử tác giả lại thấy, có Tòa án xác định trách nhiệm của cha, mẹ đối với nghĩa vụ bồi thường do con gây ra là trách nhiệm liên đới, có Tòa án không thể hiện rõ quan điểm là trách nhiệm liên đới hay riêng rẽ.

Vụ thứ nhất:

Khoảng 12 giờ ngày 02/5/2014, Nguyễn Quốc Việt (sinh ngày:

29/6/1999, con ông Nguyễn Văn Hiếu và bà Đỗ Thị Được) lấy trộm điện thoại của bà Lệ, bị bà Lệ phát hiện nên Việt trả điện thoại lại. Sau đó bà Lệ bảo Việt cùng về nhà ông Phước (ông nội Việt) để nói cho ông Phước biết.

Việt sợ bị mắng nên không chịu đi, bà Lệ nắm cổ áo kéo nhưng Việt vẫn không đi nên bà Lệ tát vào người Việt. Bà Lệ nói “Mầy không về tao điện thoại báo công an”. Lúc này Việt nảy sinh ý định giết chết bà Lệ. Việt từ phía sau áp sát bà Lệ, hai tay nắm hai đầu lưới bắt cá làm thành dây choàng qua đầu bà Lệ, siết cổ, kéo lùi lại. Bà Lệ vùng vẫy kêu cứu sau đó cả hai cùng té xuống kênh, Việt quấn thêm một vòng lưới vào cổ bà Lệ và kéo sang bên kia bờ kênh, sau đó Việt bỏ dây lưới ra dùng tay dìm bà Lệ xuống nước. Lúc này,

ông Trung, ông Rạng, bà Diễm nghe tiếng bà Lệ kêu cứu nên chạy đến. Thấy có người đến, Việt leo lên bờ bỏ đi, mọi người đưa bà Lệ đi cấp cứu.

Phần trách nhiệm dân sự Tòa án đã tuyên: Áp dụng Điều 606; Điều 609 của Bộ luật dân sự: Buộc đại diện hợp pháp của bị cáo là ông Nguyễn Văn Hiếu và bà Đỗ Thị Được liên đới bồi thường thiệt hại tiếp cho bà Nguyễn Thị Lệ với số tiền là 16.750.000đ49.

Ở đây, bị cáo Việt khi gây thiệt hại dưới 15 tuổi, Tòa án theo hướng cha, mẹ của bị cáo chịu trách nhiệm liên đới bồi thường đối với thiệt hại do con dưới mười lăm tuổi gây ra cho dù Điều 606 BLDS không cho biết trách nhiệm này là trách nhiệm liên đới. Tòa án tuyên buộc cha, mẹ của bị cáo chịu trách nhiệm liên đới bồi thường nhưng không chỉ ra được căn cứ pháp luật.

Còn Luật HN & GĐ năm 2000 thì không có bất cứ quy định nào xác định trách nhiệm liên đới của cha mẹ đối với thiệt hại do con gây ra. Theo tác giả, hướng xác định cha mẹ liên đới như vừa nêu trên là rất thuyết phục nhằm nâng cao trách nhiệm của cha, mẹ đối với các hoạt động của con, đồng thời tạo điều kiện cho người bị thiệt hại trong việc được bồi thường.

Vụ thứ 2:

Ngày 11/4/2010, Đ. (sinh ngày 05/5/1999) xâm hại tình dục và gây thiệt hại về sức khỏe của cháu Vũ Hoàng Khánh V. Trong phần quyết định về dân sự Tòa án căn cứ Điều 604, điểm a khoản 1 Điều 609 của BLDS năm 2005: “Buộc ông Vũ Ngọc Đ. và bà Tô Thị Ng. bồi thường cho bà Huỳnh Thị Mỹ H. và ông Vũ Tấn L. là người giám hộ cháu Vũ Hoàng Khánh V. số tiền 23.032.000 đồng”50.

Theo Bản án khi có hành vi gây thiệt hại Đ. dưới 15 tuổi, Tòa án buộc cha mẹ Đ. bồi thường thiệt hại là chính xác. Nhưng vấn đề trách nhiệm bồi thường của cha mẹ Đ. cụ thể là ông Vũ Ngọc Đ., bà Tô Thị Ng. là trách nhiệm riêng rẽ hay liên đới. Trong Bản án Tòa án không đề cập đến cụm từ

“liên đới” mà dùng từ “và”, đồng thời, Tòa án cũng không tuyên ông Đ., bà Ng. mỗi người phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền cụ thể bao nhiêu, do đó, khó có thể khẳng định quan điểm của Tòa án về vấn đề này là như thế nào. Ngoài ra, do Điều 604, điểm a khoản 1 Điều 609 của BLDS năm 2005 không đề cập đến trách nhiệm của cha mẹ, lẽ ra Tòa án phải căn cứ vào đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 để buộc cha mẹ của Đ. bồi thường cho người bị thiệt hại mới thuyết phục, tuy nhiên trong phần quyết định dân sự không thấy Tòa án căn cứ vào điều khoản này.

49 Bản án số 26/2014/HSST ngày 29/8/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.

50Bản án số 40/2011/DSST ngày 05/7/2011 của Tòa án nhân dân Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trung Tín (2014), Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh, tr.55.

Như vậy, vấn đề này thực tiễn Tòa án áp dụng chưa thống nhất, có Tòa án ghi rõ trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm liên đới, có Tòa án không thể hiện rõ quan điểm là trách nhiệm liên đới hay riêng rẽ.

Hiện nay, trách nhiệm liên đới của cha, mẹ đã được quy định trong Luật HN & GĐ năm 2014. Cụ thể, theo khoản 5, Điều 37 Luật HN & GĐ năm 2014, “Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường”. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 27 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”. Kết hợp hai quy định vừa nêu trên thì chúng ta có kết quả là vợ chồng liên đới bồi thường thiệt hại do con gây ra mà pháp luật buộc cha mẹ phải bồi thường51. Khi người chưa thành niên gây thiệt hại và chỉ còn hoặc là cha, hoặc là mẹ thì chỉ người cha hoặc người mẹ chịu trách nhiệm bồi thường. Khi cả cha và mẹ còn sống thì cha mẹ liên đới bồi thường thiệt hại do con gây ra.

Khi giải quyết các vụ BTTH do người dưới mười lăm tuổi gây ra nên đưa cả cha và mẹ vào tố tụng nhằm nâng cao trách nhiệm của cha mẹ đối với các hoạt động của con đồng thời tạo điều kiện cho người bị thiệt hại trong việc được bồi thường. Theo một Bản án, “bị cáo khi gây thiệt hại cho người khác vẫn ở tuổi chưa thành niên, cũng như người có nghĩa vụ liên quan trong việc bồi thường khi thiệt hại xảy ra còn ở tuổi chưa thành niên; nhưng án sơ thẩm chỉ buộc một trong số cha, mẹ của bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan mà không đưa cả cha, mẹ của họ vào tham gia tố tụng để chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự là thiếu sót”52.

Trường hợp con chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà theo quy định của pháp luật cha, mẹ của họ phải có trách nhiệm bồi thường thì Tòa án buộc cả cha, mẹ của người chưa thành niên gây thiệt hại bồi thường nếu cả cha, mẹ đều còn sống, cho dù cha, mẹ của người chưa thành niên đã ly hôn hoặc con chưa thành niên hiện đang chung sống trực tiếp một trong hai người hoặc là cha hoặc là mẹ. Trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên Tòa có thể chỉ có cha hoặc mẹ của người chưa thành niên tham gia phiên tòa với tư cách là người đại diện hợp pháp nhưng trong phần quyết định Tòa án cần phải tuyên buộc cả cha, mẹ của người chưa thành niên có trách nhiệm liên đới bồi thường.

51 Đỗ Văn Đại-Nguyễn Nhật Thanh (2015), “ Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (05), tr. 21-22.

52Bản án số 127/2009/HSPT ngày 13/01/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng- Đỗ Văn Đại, tlđd 41, tr. 73.

Khi xem xét trách nhiệm của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra, BLDS quy định trách nhiệm bồi thường hoặc của người con, hoặc của cha mẹ và điều này phụ thuộc vào tài sản để bồi thường. Điều đó có nghĩa là khi cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thì chỉ có cha mẹ chịu trách nhiệm và Tòa án không thể buộc con và cha mẹ “cùng” bồi thường. Đây cũng là quan điểm của Hội đồng thẩm phán trong vụ việc sau.

Vụ thứ 3:

Theo Hội đồng thẩm phán, “đối với Trang Duy Cường và Nguyễn Thanh Phong, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều buộc các bị cáo cùng cha, mẹ bồi thường là không chính xác. Trang Duy Cường khi phạm tội dưới 15 tuổi, thì theo quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự 1995 (đoạn 1 khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005) cha, mẹ của bị cáo phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà bị cáo có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu…”53. Như vậy, theo Hội đồng thẩm phán không thể buộc cha mẹ

“cùng” con bồi thường54.

Trong thực tiễn xét xử vẫn có Tòa án xác định trách nhiệm bồi thường của cha mẹ và con chưa chính xác.

Vụ thứ 4:

Ngày 27/02/2013 Lê Văn Bảy (sinh ngày: 31/10/1998, con ông Lê Văn Huệ, bà Lê Thị Loan) đến quán giải khát và trò chơi thiếu nhi của anh Hiểu, tại đây Bảy thấy em Thảo (sinh ngày:18/12/2007) đang chơi thú nhún trong khuôn viên, thấy xung quanh vắng người, nên Bảy nảy sinh ý định giao cấu với Thảo, Bảy liền ẵm Thảo ra khỏi con ngựa nhún và rủ Thảo đi xuống phía sau hái mận. Bảy dẫn Thảo đến lùm chuối gần bờ tường phía sau, rồi thực hiện hành vi giao cấu với Thảo.

Trong phần quyết định về trách nhiệm dân sự Tòa án đã áp dụng khoản 2 Điều 606, khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự “Buộc ông Lê Văn Huệ, bà Lê Thị Loan, bị cáo Lê Văn Bảy liên đới bồi thường số tiền 7.000.000đ cho bị hại Nguyễn Thị Thanh Thảo do người đại diện hợp pháp của người bị hại bà Nguyễn Thị Mười nhận”55.

53 Quyết định số 24/2006/HS-GĐT ngày 01-8-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- Đỗ

Văn Đại (2008), “Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ khi con chưa thành niên gây thiệt hại”, Khoa học pháp lý, (5), tr. 57-63.

54 Đỗ Văn Đại (2008), “Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ khi con chưa thành niên gây thiệt hại”, Khoa học pháp lý, (5), tr. 57-63.

55Bản án số 27/2014/HSST ngày 30/5/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An.

Ở đây Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã buộc cha, mẹ của bị cáo (ông Huệ, bà Loan) liên đới cùng với bị cáo bồi thường thiệt hại. Cách giải quyết trên đây của Tòa án nhân dân tỉnh Long An là không phù hợp với quan điểm của Hội đồng thẩm phán đã phân tích ở vụ thứ 3: Quyết định số 24/2006/HS- GĐT và chưa đúng. Bị cáo Lê Văn Bảy khi phạm tội dưới 15 tuổi, thì theo quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005, cha mẹ của bị cáo phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ bị cáo không đủ để bồi thường mà bị cáo có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Tòa án không được buộc cha mẹ liên đới với con dưới mười lăm tuổi bồi thường.

Qua phân tích quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH do người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại thấy rằng, mặc dù có nội dung đã được quy định cụ thể trong BLDS năm 2005, nhưng trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn có một số Tòa án áp dụng chưa chính xác, cơ sở để ra quyết định thiếu chắc chắn; trường hợp có thể dẫn đến các hệ quả khác nhau nhưng Tòa án không có lập luận để lý giải cho việc vì sao lại tuyên như vậy, có những phán quyết Tòa án không nêu ra được căn cứ pháp luật dẫn đến phán quyết của Tòa án thiếu tính thuyết phục. Để hạn chế những sai sót trong quá trình xét xử, Tòa án phải lưu ý BLDS năm 2005 đã quy định rõ, người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì hoặc là cha mẹ hoặc là con dưới mười lăm tuổi bồi thường, Tòa án không thể buộc cha mẹ liên đới với con dưới mười lăm tuổi bồi thường thiệt hại; khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại Tòa án phải buộc cả cha, mẹ bồi thường nếu cả cha, mẹ đều còn sống.

Vụ thứ 5:

Khoảng 15 giờ ngày 26/10/2007 tại nhà Dương Văn Khánh (sinh ngày: 26/10/1992, con ông Dương Văn Khương và bà Nguyễn Thị Đảm) trong lúc bán phế liệu cho chị Vũ Thị Loan, Khánh cho rằng chị Loan cân cục dây đồng không chính xác nên hai bên giằng co chiếc cân đĩa, làm cho dây xích treo cân đĩa bị đứt, chị Loan mất đà lao về phía Khánh quả cân ở phần thân cân mà Khánh đang giữ đã đập vào đầu chị Loan làm chị Loan bị choáng ngất ngã xuống sân. Sau đó, Khánh kéo chị Loan ra vườn để ở gốc cây xoan và thực hiện hành vi giao cấu với chị Loan trong khi chị Loan vẫn

đang bất tỉnh. Sau khi giao cấu xong, chị Loan vẫn chưa tỉnh, Khánh nghĩ chị Loan đã chết nên Khánh dùng sợi dây thừng buộc thòng lọng vào cổ chị Loan và trèo qua bờ tường nhà bà Sáu. Khánh đứng trên gờ tường nhà bà Sáu kéo chị Loan qua bờ tường rồi giấu chị Loan vào bếp nhà bà Sáu. Hậu quả chị Loan bị chết do ngạt cơ học.

Bản án hình sự sơ thẩm số 32/2008/HSST ngày 22/4/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên quyết định:

Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự; các Điều 606, 610, 612 BLDS buộc ông Khương và bà Đảm bồi thường cho anh Thiện (đại diện hợp pháp người bị hại) tổng các khoản là 35.000.000đ…; buộc ông Khương và bà Đảm cấp dưỡng thay cho Khánh cho hai con của chị Loan là cháu Mây, sinh ngày 26/11/1998 và cháu Đào, sinh ngày 25/6/2006 do anh Thiện đại diện nhận, mỗi cháu 270.000đ/tháng, tính từ tháng 11/2007 đến tháng 10/2010 (khi Khánh đủ 18 tuổi). Từ tháng 11/2010 Khánh phải cấp dưỡng cho đến khi từng cháu đủ 18 tuổi.

Trong phần xét thấy Tòa phúc thẩm nhận định: Tuy nhiên, việc Tòa án cấp sơ thẩm chỉ quyết định buộc bố mẹ của bị cáo phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con người bị hại cho đến khi bị cáo đủ 18 tuổi là không chính xác. Bị cáo sinh ngày 26/10/1992, phạm tội ngày 26/10/2007, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại công văn 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 và quy định tại Điều 151 BLDS thì đến 00 giờ ngày 27/10/2007 bị cáo mới đủ 15 tuổi. Vì vậy phải áp dụng khoản 2 Điều 606 BLDS buộc bố mẹ bị cáo phải bồi thường các thiệt hại do bị cáo gây ra và có trách nhiệm trả tiền cấp dưỡng nuôi các con của nạn nhân cho đến khi các cháu này đủ 18 tuổi mới đúng với quy định của pháp luật.

Phần Quyết định: Tòa phúc thẩm buộc ông Dương Văn Khương và bà Nguyễn Thị Đảm phải trả tiền cấp dưỡng thay bị cáo Khánh nuôi 02 con của người bị hại là cháu Đặng Thị Mây, sinh ngày 26/11/1998 và cháu Đặng Thị Anh Đào, sinh ngày 25/6/2006 do ông Đặng Văn Thiện đại diện nhận với số tiền cấp dưỡng mỗi cháu một tháng 270.000đ (Hai trăm bảy mươi nghìn đồng) cho đến khi các cháu Mây và Đào đủ 18 (mười tám) tuổi56.

Ở đây, Tòa án cấp sơ thẩm xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ bị cáo cho hai con của chị Loan cho đến khi bị cáo đủ mười tám tuổi là chưa chính xác. Bị cáo Khánh khi gây thiệt hại dưới mười lăm tuổi, theo quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 thì cha mẹ của bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại mới đúng theo quy định của pháp luật.

56 Bản án số 561/2008/HSPT ngày 31/7/2008 của Tòa phúc thẩm tại Hà Nội - Tòa án nhân dân tối cao.

Trường hợp khi Khánh đã thành niên có thu nhập, có tài sản. Lúc này cha mẹ Khánh yêu cầu Tòa án thay đổi người cấp dưỡng cho hai con của chị Loan (yêu cầu Khánh cấp dưỡng)? Tòa án có quyền thay đổi người cấp dưỡng cho hai con chị Loan theo yêu cầu của cha mẹ Khánh không? Pháp luật hiện hành chưa có quy định. Nếu tòa án không chấp nhận yêu cầu thay đổi người cấp dưỡng. Liệu như vậy có công bằng với cha mẹ Khánh không?

Suy cho cùng, thiệt hại là do Khánh gây ra, cha mẹ Khánh đã chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định. Riêng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con của chị Loan cha mẹ Khánh đã thực hiện được một khoảng thời gian, nay Khánh đã thành niên có thu nhập, có tài sản thì không có lý do gì buộc cha mẹ Khánh tiếp tục cấp dưỡng cho hai con của chị Loan. Theo tác giả trong trường hợp này Tòa án nên chấp nhận yêu cầu thay đổi người cấp dưỡng của cha mẹ Khánh, buộc Khánh có nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con chị Loan cho đến khi các cháu đủ mười tám tuổi.

Vụ thứ 6:

Ngày 09/8/2008 Th. (sinh ngày 27/02/1994) và nhóm bạn của Th.

đang đi trên đường thì gặp H., do có mâu thuẫn từ trước nên Th. và nhóm bạn của mình đánh H., H. bỏ chạy. Th. đuổi theo một đoạn thì H. quay người lại rút trong túi áo ra một con dao bấm đánh nhau với Th., H. đâm trúng Th.

một nhát ở mặt ngoài cánh tay phải, một nhát dưới cằm và một nhát ngoài đùi phải thì được mọi người can ngăn. Sau đó lợi dụng lúc H. không để ý Th. xông vào giật con dao của H. rồi đâm liên tiếp hai nhát vào người H.

Hậu quả H. chết trên đường đưa đi cấp cứu.

Trong phần quyết định về bồi thường dân sự, Tòa án căn cứ Điều 606, 610, khoản 3 Điều 621 BLDS năm 2005, “buộc vợ chồng ông Trần Thế H. - Lê Thị Mỹ Ph. (cha mẹ của Th.) phải bồi thường tiếp cho vợ chồng ông Trần Hoài D. - Trần Thị Nh. (cha mẹ của H) là 6.200.000đ”57.

Th. gây thiệt hại khi chưa đủ 15 tuổi, Tòa án xác định cha mẹ Th. có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại là chính xác. Tuy nhiên, đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định, trong trường hợp nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Trong phần nhận định Tòa án không đề cập cha mẹ Th. có đủ tài sản bồi thường hay không, tuy nhiên, trong phần án phí, Tòa án nhận định “Xét điều kiện hoàn cảnh của gia đình bị cáo có khó khăn, nghĩ nên miễn án phí dân sự sơ thẩm

57Bản án số 99/2009/HSST ngày 20/02/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa- Nguyễn Trung Tín, tlđd 49, tr. 52.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)