Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại cùng với người khác

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 62 - 79)

CHƯƠNG 2: BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại cùng với người khác

2.2.1. Trách nhiệm liên đới bồi thường của cha mẹ người dưới mười lăm tuổi với người cùng gây thiệt hại

Điều 616 BLDS năm 2005 (được giữ nguyên lại tại Điều 587 BLDS năm 2015) quy định về BTTH do nhiều người cùng gây ra. Theo đó, trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới

bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người;

nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Để áp dụng chế định này, người gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng ít nhất có từ hai chủ thể trở lên.

Nhưng không phải cứ có hai chủ thể trở lên là phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường mà các chủ thể này phải “cùng gây thiệt hại”. Tuy nhiên, BLDS năm 2005, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP cũng như BLDS năm 2015 không giải thích “cùng gây thiệt hại” được hiểu như thế nào. Về mặt lý luận, “cùng gây thiệt hại” là trường hợp hai hay nhiều chủ thể có sự thống nhất ý chí về hành vi và hậu quả, hoặc chỉ có sự thống nhất ý chí về hành vi, hoặc chỉ có sự thống nhất ý chí về hậu quả, hoặc không có sự thống nhất ý chí cả về hành vi và hậu quả61.

Như vậy, nhiều người cùng gây thiệt hại được quy định tại Điều 616 BLDS năm 2005 không nên hiểu là nhiều người cùng đồng thời thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác. Mà nhiều người cùng gây thiệt hại có nghĩa là thiệt hại xảy ra là hậu quả do hành vi của nhiều người, các hành vi có thể không được thực hiện đồng thời mà hoàn toàn có thể được thực hiện kế tiếp nhau xét về thời gian, nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, và mối liên hệ này có thể được xem xét như là mối quan hệ nhân quả:

hành vi của người sau là hậu quả tất yếu do hành vi của người trước, và vì vậy họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại62.

Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con dưới mười lăm tuổi gây ra. Tuy nhiên, BLDS chưa quy định rõ trách nhiệm bồi thường của cha mẹ như thế nào trong trường hợp con dưới mười lăm tuổi cùng người khác gây thiệt hại. Luật không quy định rõ trách nhiệm bồi thường của cha mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm riêng rẽ hay trách nhiệm liên đới với người cùng gây thiệt hại. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, trách nhiệm BTTH của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Do vậy, ngoài việc áp dụng các điều luật cụ thể, cần phải xem xét một cách toàn diện những quy định của pháp luật, cũng như bản chất của chế định này.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định BTTH ngoài hợp đồng đó là nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộkịp thời

61Phạm Kim Anh, tlđd 24, tr.89 và tiếp theo.

62Phạm Kim Anh, tlđd 24, tr. 99.

được quy định tại khoản 1 Điều 605 BLDS năm 2005. Xét về bản chất của chế định này là nhằm khắc phục thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu;

tạo điều kiện thuận lợi để người bị thiệt hại nhận được bồi thường, bù đắp những thiệt hại mà họ không may phải gánh chịu. So với trách nhiệm bồi thường riêng rẽ, thì trách nhiệm liên đới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại nhận được toàn bộ số tiền bồi thường trên thực tế. Bởi họ có quyền yêu cầu bất cứ người nào trong số những người có nghĩa vụ mà họ cho rằng người đó có khả năng bồi thường. Trong khi đó, nếu áp dụng trách nhiệm bồi thường riêng rẽ, có thể có người có khả năng bồi thường, có người không có khả năng. Tuy nhiên cũng cần phải dung hòa lợi ích của các bên theo quy định của pháp luật. Trong vụ án về BTTH do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra, theo quy định của pháp luật, cha mẹ của người chưa thành niên được xác định là bị đơn dân sự, là người chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ đối với thiệt hại do con mình gây ra. Đồng thời, người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi là người mà khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn rất hạn chế và thực tế người chưa thành niên ở độ tuổi này phụ thuộc khá nhiều vào việc chăm sóc, giáo dục, quản lý của cha mẹ; do đó khi cha mẹ không thực hiện đúng nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, quản lý để con chưa thành niên gây thiệt hại thì cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, cha mẹ của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi phải chịu trách nhiệm liên đới với người cùng gây thiệt hại bồi thường là thuyết phục63.

Trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại cùng với người khác thì cha mẹ với người cùng gây thiệt hại liên đới chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở Điều 616 BLDS năm 200564. Điều 606 không loại trừ Điều 616 và hai điều luật này hoàn toàn có thể kết hợp với nhau65. Thực tiễn xét xử Tòa án cũng theo hướng trách nhiệm bồi thường của cha mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới với người cùng gây thiệt hại.

Vụ thứ 8:

Ngày 16/4/2007 các cháu Khánh sinh năm 1997 (con ông Tâm và bà Dục) và cháu Cảnh sinh năm 1996 (con ông Khuê và bà Thiểm) rủ nhau chơi đùa leo trèo lên tường rào của ông Quặc làm cho 04 trụ rào và 12m lưới sắt B40 của ông Quặc bị đổ ngã. Ông Quặc yêu cầu Tòa án buộc ông Tâm,

63 Nguyễn Trung Tín (2014), “Trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ trong trường hợp người chưa thành niên cùng người khác gây thiệt hại”, Tòa án nhân dân, (4), tr. 16-17.

64 Điều 616 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

65 Đỗ Văn Đại, tlđd 41, tr.74.

bà Dục và ông Khuê, bà Thiểm bồi thường thiệt hại theo kết quả định giá (2.022.000đ) để xây lại tường rào.

Trong phần xét thấy Tòa án nhận định: Song bên cạnh đó cũng xét thấy bờ rào nhà ông Quặc xây dựng từ năm 2003, kỹ thuật không bảo đảm, trong đó có một trụ đã bị nứt, nên một phần cũng do lỗi của gia đình ông Quặc và nên ông Quặc phải chịu 50% lỗi và thiệt hại của mình.

Tòa án áp dụng các Điều 305, Điều 604, Điều 605, khoản 2 Điều 606, Điều 616 và Điều 617 BLDS: Buộc ông Khuê, bà Thiểm, ông Tâm và bà Dục phải liên đới bồi thường 50% thiệt hại cho ông Quặc với số tiền 1.011.000đ66.

Khi hai người cùng gây thiệt hại đều dưới mười lăm tuổi Tòa án theo hướng hai cặp cha mẹ liên đới bồi thường thiệt hại. Trong vụ việc trên Tòa án căn cứ vào Điều 606 và Điều 616 BLDS để buộc hai cặp cha mẹ liên đới bồi thường thiệt hại. Tác giả thấy rằng tại Điều 606 và Điều 616 BLDS năm 2005 không thấy quy định nào cho phép hai cặp cha mẹ liên đới BTTH khi cả hai người gây thiệt hại đều dưới mười lăm tuổi. Tuy nhiên, theo phân tích ở trên thì hướng giải quyết của Tòa án là có cơ sở và thuyết phục.

Điều 606 và Điều 621 BLDS năm 2005 không quy định trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại trong đó có người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi mà phát sinh trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ thì giữa cha, mẹ của con chưa thành niên dưới mười lăm tuổi với người cùng gây thiệt hại chịu trách nhiệm riêng rẽ hay liên đới. Do đó, thực tiễn có Tòa án tuyên buộc cha, mẹ người dưới mười lăm tuổi với người cùng gây thiệt hại phải liên đới bồi thường; có Tòa án buộc cha, mẹ người dưới mười lăm tuổi chịu trách nhiệm riêng rẽ. Để việc áp dụng pháp luật được thống nhất kiến nghị HĐTP TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Như đã phân tích ở phần trên tác giả thống nhất với quan điểm: cha, mẹ của dưới mười lăm tuổi phải chịu trách nhiệm liên đới với người cùng gây thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn có Tòa án mắc một số thiếu sót sau:

Vụ thứ 9:

Khoảng 13 giờ 00 phút ngày 11/9/2003, Nguyễn Thành L. (sinh ngày:

17/4/1988) cùng Dương Văn M. (sinh năm: 1990), Đoàn Văn H. (sinh năm:

1991), Đoàn Văn Ng. và Đ. đến quán uống rượu, lúc này Lâm Hoàng G.

cùng Th., L., và M. đi ngang qua, Đ. rủ nhóm G. vào nhậu. Sau khi nhậu

66 Bản án 01/2007/DS-ST ngày 26/10/2007 của Tòa án nhân dân huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

xong cả nhóm rủ nhau đến hồ để tắm. Tại đây H., M. say rượu nên nằm ngủ, những người còn lại xuống hồ tắm xong rồi ra về. Riêng Nguyễn Thành L.

rủ G. ở lại chờ H. và M. thức dậy rồi cùng về. Lúc này Nguyễn Thành L. nảy sinh ý định giao cấu với G., nên rủ G. vào vườn ổi hái ổi ăn, đến nơi Nguyễn Thành L. kêu G. ngồi nói chuyện và câu cổ đè G. nằm xuống, lúc này M. và H. cũng chạy đến cả ba đã dùng vũ lực đòi giao cấu với G. Sau khi H. và Nguyễn Thành L. giao cấu với G. xong cả hai về trước, còn M. ở lại lấy quần G. và đòi giao cấu với G., G. không đồng ý thì bị M. đè G xuống, lúc này có anh Nguyễn Ngọc Th. và anh T. đi ngang phát hiện nên M. bỏ chạy. Sau đó M., H. và Nguyễn Thành L. bị bắt giữ và bị khởi tố.

Tòa án đã tuyên: Bị cáo Nguyễn Thành L. cùng Đoàn Văn H. và Dương Văn M. đã có hành vi hiếp dâm em Lâm Hoàng G., gây ra những thiệt hại về mặt vật chất cũng như những tổn thất về tinh thần cho bản thân em, nên bị cáo L. cùng H. và M. phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho em G. Nhưng trong vụ án này cả bị cáo L., M., H. và người bị hại là em G.

đều là người chưa thành niên, nên phải buộc đại diện hợp pháp của bị cáo L. cùng đại diện hợp pháp của H., M. có trách nhiệm liên đới bồi thường cho đại diện hợp pháp của người bị hại mới thỏa đáng67.

Theo Bản án khi phạm tội Nguyễn Thành L. đã 15 tuổi 4 tháng 25 ngày, Theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 thì khi L.

gây thiệt hại, L. phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trước khi buộc L.

bồi thường Tòa án phải xác minh L. có tài sản để bồi thường hay không, nếu L. có tài sản đủ để bồi thường thì L. phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình; nếu L. không đủ tài sản để bồi thường thiệt hại thì cha, mẹ của L.

phải bồi thường phần còn thiếu. Trong Bản án không thấy Tòa án nhận định L. có đủ tài sản để bồi thường hay không nhưng Tòa án đã tuyên buộc đại diện hợp pháp của L. bồi thường.

Khi gây thiệt hại H. chỉ mới hơn 11 tuổi, M. hơn 12 tuổi. Theo quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 (Điều 611 BLDS năm 1995) thì cha, mẹ của H. có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ H. không đủ để bồi thường mà H. có tài sản riêng thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu. Đối với trường hợp M. cũng tương tự như H. Ở đây, Tòa án đã quy trách nhiệm bồi thường do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi và người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại là như nhau, đều do đại diện hợp pháp của họ chịu trách

67 Bản án số 26/HSST ngày 14/2/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang- Đặng Ngọc Cả, (2006), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra, Khóa luận cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 61,62.

nhiệm bồi thường, mà chưa xác minh xem L. (đủ mười lăm tuổi, dưới mười tám tuổi) có đủ tài sản để bồi thường hay không. Tuy nhiên, có thể khi xét xử Tòa án xác định tuổi của H., M. căn cứ vào thời điểm giải quyết bồi thường, (M. sinh năm: 1990, H. sinh năm: 1991, Tòa án xét xử ngày 14/02/2005), lúc đó M. có thể đủ mười lăm tuổi, tuy nhiên tại thời điểm giải quyết bồi thường thì H. vẫn chưa đủ mười lăm tuổi, nên trách nhiệm bồi thường của H. vẫn khác với trách nhiệm bồi thường của M. và L..

Vụ thứ 10:

Vào lúc 20 giờ 00 phút ngày 04/6/2008 Nguyễn Thanh Long, Phạm Văn Mận, Vũ Công Thành đi bộ trên đường Nguyễn Duy Trinh thì thấy Tân cùng nhóm bạn đang ngồi nhậu. Do có mâu thuẫn từ trước nên Long bảo Mận và Thành ngồi chờ trước quán để Long về nhà lấy dao đến chém dằn mặt Tân, sau đó Long mang 03 con dao đến chia cho Mận, Thành mỗi người một con dao rồi cả 03 xông đến chém Tân. Kết quả Tân bị thương tật toàn bộ là 23% vĩnh viễn.

Về trách nhiệm dân sự trong phần xét thấy Tòa án nhận định: Xét yêu cầu của bị hại là có cơ sở vì vậy nghĩ nên buộc bị cáo Long, người đại diện hợp pháp cho bị cáo Mận, người đại diện hợp pháp cho bị đơn dân sự Vũ Công Thành phải bồi thường cho bị hại Tân số tiền này là thỏa đáng.

Trong phần Quyết định Tòa án tuyên: Buộc bị cáo Long, bà Út đại diện hợp pháp của bị cáo Mận, bà Đà đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự Vũ Công Thành bồi thường cho bị hại Tân 7.000.000 (bảy triệu) đồng, cụ thể mỗi người 2.333.500 (Hai triệu ba trăm ba mươi ba nghìn năm trăm) đồng68.

Khi gây thiệt hại Long (đã thành niên), Mận (trên 15 tuổi dưới 18 tuổi) và Thành (dưới 14 tuổi). Theo nội dung Bản án Thành, Mận, Long cùng gây thiệt hại, nhưng trong Quyết định Tòa án không thể hiện rõ quan điểm trách nhiệm BTTT của cha mẹ người chưa thành niên với người cùng gây thiệt hại là trách nhiệm liên đới hay riêng rẽ. Tuy nhiên, Tòa án lại tuyên mỗi người chịu trách nhiệm bồi thường theo phần bằng nhau là 2.333.500 đồng.

Khi gây thiệt hại Vũ Công Thành chưa đủ 14 tuổi, trong Bản án trên Tòa án xác định Vũ Công Thành là bị đơn dân sự là chưa chính xác, theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì trong trường hợp người gây thiệt hại dưới mười lăm tuổi thì cha, mẹ của người gây thiệt

68Bản án số 139/2008/HSST ngày 09/12/2008 của Tòa án nhân dân Quận 2.

hại là bị đơn dân sự. Trong vụ án đang nghiên cứu Thành khi gây thiệt hại dưới 15 tuổi, do vậy, cha mẹ của Thành là bị đơn dân sự mới đúng.

Khi người chưa thành niên gây thiệt hại và chỉ có hoặc là cha, hoặc là mẹ thì chỉ người cha, người mẹ chịu trách nhiệm bồi thường. Khi cả cha và mẹ còn sống thì cha mẹ liên đới bồi thường đối với thiệt hại do con gây ra.

Trong vụ án trên Mận khi gây thiệt hại trên 15 tuổi chưa đủ 18 tuổi, Mận còn cha và mẹ nhưng Tòa án chỉ buộc một mình bà Út (mẹ của Mận) bồi thường cho người bị thiệt hại là chưa chính xác. Lẽ ra Tòa án phải buộc ông Năm (cha của Mận) và bà Út (mẹ của Mận) liên đới bồi thường cho người bị hại Tân. Đối với Thành bản án không thể hiện còn cha hay không, trong trường hợp nếu cha của Thành còn sống thì Tòa án phải buộc cha và mẹ của Thành liên đới bồi thường cho bị hại Tân mới đúng.

Do vậy, cần phải đưa cả cha và mẹ vào tố tụng, theo một Bản án, “bị cáo khi gây thiệt hại cho người khác vẫn ở tuổi chưa thành niên, cũng như người có nghĩa vụ liên quan trong việc bồi thường khi thiệt hại xảy ra còn ở tuổi chưa thành niên; nhưng án sơ thẩm chỉ buộc một trong số cha, mẹ của bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan mà không đưa cả cha, mẹ của họ vào tham gia tố tụng để chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự là thiếu sót” (Bản án số 127/2009/HSPT ngày 13/01/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng)69. Việc đưa cả cha và mẹ vào tố tụng, buộc cả cha và mẹ có trách nhiệm bồi thường, và hướng xác định cha, mẹ liên đới bồi thường như vừa nêu trên là rất thuyết phục nhằm nâng cao trách nhiệm của cha mẹ đối với các hoạt động của con, đồng thời tạo điều kiện cho người bị thiệt hại trong việc được bồi thường.

2.2.2.Trách nhiệm liên đới bồi thường của người giám hộ người dưới mười lăm tuổi với người cùng gây thiệt hại

Khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005, khi người được giám hộ gây thiệt hại mà họ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường và người giám hộ có lỗi thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.

Thực tiễn xảy ra trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại cùng với người khác, nhưng người được giám hộ không có tài sản để bồi thường, và người giám hộ có lỗi trong việc để cho người được giám hộ gây thiệt hại.

Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường của người giám hộ với người cùng gây thiệt hại là trách nhiệm riêng rẽ hay trách nhiệm liên đới? Khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005, quy định trách nhiệm bồi thường của người giám

69Đỗ Văn Đại, tlđd 41, tr.73.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)