Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
1.4. Các tội phạm về công nghệ thông tin và viễn thông trong luật hình sự một số nước trên thế giới
Như đã phân tích, tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông luôn biến đổi, vận động không ngừng cùng sự phát triển của công nghệ và đặt ra yêu cầu về hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm. Do vậy, việc nghiên cứu tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong pháp luật nước ngoài là cần thiết để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện pháp luật quốc gia và tính hiệu quả của hợp tác phòng, chống tội phạm.
1.4.1 Tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong pháp luật Mỹ [21]
Có thể nói, Mỹ là quốc gia có sự pháp điển hóa tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông khá đầy đủ và kịp thời cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Điều này thể hiện qua nhiều đạo luật của các thời kỳ, tiêu biểu như sau:
The Ribicoff Bill: Đây là đề nghị lập pháp đầu tiên được đệ trình lên quốc hội Mỹ nhưng không được thông qua. Tuy nhiên, đây là dự luật đầu tiên về tội phạm máy tính trên thế giới, đánh dấu sự nhìn nhận đúng đắn về mối nguy hại của tội phạm này.
[21] http://my.safaribooksonline.com/book/networking/forensic-analysis/9781435455320/united-states- computer-laws-part-i/ch03lev1sec2 (truy cập lúc 01/6/2014, 09:49 pm)
15
Đạo luật về gian lận và lạm dụng máy tính 1986 (The Computer Fraud and Abuse Act of 1986) là đạo luật liên bang đầu tiên về vấn đề này với những nghiên cứu chuyên sâu và nền tảng. Tiêu biểu là quy định cấm hành vi truy cập trái phép với thông tin an ninh quốc gia, hồ sơ tài chính, thông tin từ một cơ quan báo cáo người tiêu dùng hoặc thông tin từ bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan của Hoa Kỳ. Tính hiệu quả và tầm nhìn của đạo luật này thể hiện ở chỗ, hơn 20 năm sau khi đạo luật được thông qua, hồ sơ tài chính vẫn là mục tiêu hàng đầu của tin tặc trên thế giới. Ngoài ra, đạo luật này cũng quy định khung hình phạt cho một số hành vi như sau:
- Thu thập thông tin an ninh quốc gia: 10-20 năm tù - Xâm phạm máy tính Chính phủ: 1-10 năm tù - Buôn bán mật khẩu: 1-10 năm tù
Đạo luật bảo mật truyền thông điện tử 1986 (The Electronic Communications Privacy Act of 1986): Đạo luật này có tầm quan trọng với đóng góp về cách thức để có thể thu thập chứng cứ trong hoạt động điều tra, truy tố tội phạm và cũng là đạo luật sửa đổi pháp luật về nghe trộm điện thoại liên bang.
Đạo luật về chuẩn mực truyền thông 1996 (The Communications Decency Act of 1996) đề cập về vấn đề chống hành vi khiêu dâm, quấy rối, lạm dụng… trên mạng viễn thông, mạng Internet và trách nhiệm hình sự với những tội phạm đó.
Đạo luật Bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ 1998 (DMCA - Digital Millennium Copyright Act) tập trung chủ yếu vào việc cho phép áp dụng các phương pháp chống sao chép “lậu” bằng sự can thiệp vào quyền truy cập của người dùng (các phương pháp này thường xuyên được giới thiệu bởi những nhà nhà sản xuất đĩa CD, DVD và phương tiện truyền thông khác để bảo vệ bản quyền của họ). Ngoài ra, đạo luật này còn quy định trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian (ISP) với việc vi phạm bản quyền trên Internet, cụ thể, các ISP sẽ không chịu trách nhiệm nếu tuân thủ một số biện pháp nhất định theo DMCA trong trường hợp người sử dụng dịch vụ xâm phạm bản quyền.
16
Đạo luật bảo vệ trẻ em trên Internet 2000 (Children’s Internet Protection Act) Mục đích chính của dự luật này là đảm bảo rằng trẻ em không tiếp xúc với các tài liệu khiêu dâm hoặc khiếm nhã trên hệ thống máy tính bằng việc yêu cầu trách nhiệm của thư viện và trường học trong việc lọc nội dung mà trẻ em có thể truy cập.
Luật chống thư rác 2003 (CAN-SPAM Act of 2003) là luật đầu tiên liên quan đến việc truyền tải e-mail thương mại, đưa ra những biện pháp bảo vệ người dùng khỏi sự
“làm phiền” của những e-mail quảng cáo vô ích và số lượng lớn.
Đạo luật về thực thi và Bồi thường với hành vi trộm cắp danh tính 2008 (Identity Theft Enforcement and Restitution Act) đã chỉ ra cá nhân và tổ chức cũng là người bị hại so với quan niệm trước đó là chỉ có những cá nhân mới có thể được coi là nạn nhân hợp pháp của hành vi trộm cắp danh tính.
1.4.2 Tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong pháp luật Nga [22]
Là một nước có trình độ pháp điển hóa cao trong những bộ luật đồ sộ, pháp luật Nga từ sớm đã đề cập đến tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong Bộ luật Hình sự Cộng hòa Liên Bang Nga năm 1996 (The Russian Federation Criminal Code) với 3 tội danh liên quan trong ba điều luật như sau:
Điều 272: Tội truy cập trái phép vào thông tin trong máy tính. Điều luật này quy định trách nhiệm hình sự về việc truy cập bất hợp pháp vào thông tin máy tính. Đó có thể là thông tin ghi lại một tàu sân bay, máy móc, máy tính hoặc mạng máy tính. Khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật là hai năm tù, và người bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải đạt từ 16 tuổi trở lên.
Điều 273: Tội tạo, sử dụng và lan truyền chương trình máy tính gây hại. Điều luật này đề cập đến các chương trình có thể phá hủy, ngăn chặn, sửa đổi hoặc sao chép trái phép các thông tin hợp pháp gây ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của hệ thống.
Điều 274: Tội vi phạm các quy tắc hoạt động của máy tính, hệ thống máy tính hoặc mạng máy tính. Quy định này truy cứu trách nhiệm với người nào có quyền truy cập (người phải tuân theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật) mà vi phạm các quy tắc hoạt
[22]http://www.russianlaw.net/en/ae07/ (truy cập lúc 14/7/2014, 05:35 pm)
17
động, phá hủy, sửa đổi…những thông tin được pháp luật bảo vệ gây hậu quả nghiêm trọng. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là cần thiết để định tội danh.
Như vậy, có thể thấy pháp luật nước ta khá gần gũi với pháp luật Nga về một số đặc điểm trong cấu thành tội phạm, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi, hậu quả…
1.4.3 Tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong pháp luật Anh [23]
Tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong quốc gia này được tập trung trong Đạo luật lạm dụng máy tính 1990 sửa đổi bổ sung 2006 (Computer Misuse Act 1990) cũng liệt kê một số hành vi nguy hiểm như sau:
- Truy cập trái phép dữ liệu máy tính
- Truy cập trái phép với mục đích thu lợi bất chính - Sửa đổi trái phép dữ liệu máy tính
- Viết, cung cấp, lan truyền những bài viết hướng dẫn cách thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng máy tính.
Như vậy, qua tìm hiểu một số quy phạm pháp luật tiêu biểu trên thế giới, ta có thể nhận thấy hầu hết các quốc gia đều thống nhất với những hành vi phổ biển nguy hại của tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông, nhưng văn hóa pháp lý và kỹ thuật lập pháp đặc thù của mỗi nước đã đưa các quy phạm này vào những đạo luật chung hoặc cụ thể, riêng biệt.
[23]
https://www.securelist.com/en/analysis/204792064/Cybercrime_and_the_law_a_review_of_UK_compute r_crime_legislation (truy cập lúc 01/6/2014, 10:11 pm)
18