Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định về tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông cùng những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự
3.2 Những vướng mắc, bất cập về quy định và áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông và kiến nghị cụ thể
3.2.1 Về mặt lập pháp
3.2.1.1 Vấn đề sử dụng thuật ngữ tại Điều 224
Vì các điều luật đang phân tích là những quy định về phạm trù công nghệ thông tin và viễn thông, nên tất yếu phải sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành. Việc này cần bảo đảm tính chính xác trong chuyên môn cũng như tính phổ cập, dễ tiếp nhận của một văn bản pháp luật. Điểm qua một số quy định, ta có thể nhận ra cách dùng từ ngữ chưa hợp lý như sau:
Tại Điều 224 Bộ luật Hình sự, có hai thuật ngữ là “Virus” và “Chương trình tin học gây hại”. Hai thuật ngữ này được hướng dẫn tại hai văn bản khác nhau như đã phân tích ở mục 2.1.2.3. Điểm khác biệt duy nhất theo định nghĩa của luật là Virus là “chương trình tin học gây hại có khả năng lây lan”. Đây là điều bất hợp lý, bởi định nghĩa về Virus trong Luật Công nghệ thông tin sẽ bao gồm chương trình tin học gây hại khác cũng có khả năng lây lan như virus là worm (sâu máy tính). Worm là một dạng malware tinh vi
[70] http://www.tintuccongnghe.net/news/whitehat-2013-dien-dan-hacker-mu-trang-chuyen-sau-dau-tien-
tai-vn.ttcn (truy cập lúc 12/7/2014, 09:00 pm)
[71] http://whitehat.vn/forum.php?s=b3b08edb8faa1facf7c347c19f0c58d2 (truy cập lúc 12/7/2014, 09:01
pm)
40
hơn virus, có tính lây lan và gây hại rất lớn. Trong giới tin học, hầu hết mọi người đều biết đến một vài worm nổi tiếng như Morris (sâu máy tính đầu tiên), Stuxnet (sâu máy tính tấn công nhà máy điện hạt nhân Iran)…nên nếu trong một điều luật về chuyên ngành công nghệ thông tin và viễn thông, thiết nghĩ quy định này không bảo đảm độ chính xác về thuật ngữ.
Kiến nghị: Tại Điều 224 Bộ luật Hình sự, cần thống nhất các văn bản hướng dẫn quy định về thuật ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Về bản chất virus cũng là một chương trình tin học gây hại, nên nếu sử dụng ngang hàng với chương trình tin học gây hại để nâng cao tính phổ cập, thì nhà làm luật cần định nghĩa rõ hoặc giới thiệu thêm một số loại chương trình tin học gây hại phổ biến (như worm, trojan, rookit, spyware…).
3.2.1.2 Về quy định loại trừ tại Điều 226 Bộ luật Hình sự
Tại điểm a khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự, nhà làm luật chỉ liệt kê loại trừ 2 trường hợp công bố thông tin bất hợp pháp thỏa cấu thành tội phạm tại Điều 88 và 253 sẽ không bị xử theo Điều 226. Như vậy, ta có thể ngầm hiểu mọi trường hợp công bố thông tin khác đều sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự.
Vậy nhưng, đối với những tội phạm truyền thống có thể thực hiện bằng sự trợ giúp của công nghệ thông tin và viễn thông trong việc công bố thông tin như tội phạm tại Điều 122 (Tội vu khống), 125 (Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác), 170a (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan), 171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), 181a (Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán), 263 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước), 286 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác)…theo sự phân tích loại suy ở trên, chỉ được xử lý theo Điều 226 Bộ luật Hình sự? Bởi về bản chất hành vi công bố thông tin thỏa cấu thành những tội phạm trên đều là việc công bố trái pháp luật. Vậy liệu việc quy định loại trừ chỉ hai trường hợp tại Điều 88 và 253 Bộ luật Hình sự có là hợp lý?
41
Do vậy, thiết nghĩ việc xóa bỏ quy định loại trừ điều 88 và 253 trong quy phạm là cần thiết để đảm bảo tính logic của một văn bản pháp luật. Những tội phạm truyền thống khác được thực hiện dưới sự trợ giúp của công nghệ thông tin và viễn thông vẫn có thể xét xử với tình tiết sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể điểm a khoản 1 Điều 226 được sửa đổi lại như sau:
“Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật …”
3.2.1.3 Quy định về chứng cứ điện tử
Chứng cứ điện tử là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình điều tra, truy tố tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông. Việc quy định về loại, cách thức, trình tự thu thập, bảo quản, sử dụng chứng cứ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này. Về lý luận, thông thường những quy phạm liên quan đến tố tụng sẽ được quy định tại luật hình thức, cụ thể là Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003. Nhưng trong quá trình lập pháp, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông, chứng cứ điện tử lại được ghi nhận trong một văn bản dưới luật hướng dẫn luật nội dung là Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10 tháng 09 năm 2012 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
42
Do đó, trong lộ trình sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 sắp tới, việc đưa những quy định về chứng cứ điện tử vào là cần thiết để đảm bảo tính thống nhất, logic của hệ thống pháp luật Việt Nam.