Tình hình tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 47)

Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định về tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông cùng những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự

3.1 Tình hình tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam trong thời gian qua

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang dần có những bước tiến tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông. Tính đến hết năm 2012, cả nước có 131,6 triệu thuê bao di động; số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định gia tăng với tốc độ 24,74% lên đến gần 4,8 triệu thuê bao và có 15,7 triệu thuê bao 3G. Bên cạnh đó, Việt nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng số người dùng Internet nhanh nhất hàng năm. Trong 5 năm trở lại đây, theo thống kê về Internet thế giới tại trang web www.internetworldstats.com, Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới, xếp thứ 8 trong các nước châu Á và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến 30/6/2012 số người sử dụng Internet là 31 triệu người, chiếm tỷ lệ 35,26% dân số [47].

Ngoài ra, trong lĩnh vực thương mại điện tử, cả nước có 14.400 máy ATM, 116.700 điểm thanh toán tự động (POS), hơn 62,4 triệu thẻ với 410 thương hiệu, 40 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet banking, 09 tổ chức cung ứng trên 1,3 triệu tài khoản ví điện tử và 136 doanh nghiệp đã được cấp phép trong lĩnh vực thương mại điện tử [48].

Những con số trên đã cho thấy một đất nước đang phát triển từng ngày với những ứng dụng của thành tựu công nghệ thông tin và viễn thông vào mọi mặt cuộc sống, tuy nhiên nó cũng chỉ ra một môi trường thuận lợi và tiềm năng để tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông phát triển. Sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin và viễn thông ngày càng lớn không đồng nghĩa với khả năng tự vệ trước những tấn công của tội phạm được tăng cao. Các số liệu cho thấy Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có thể bị đe

[47] Bộ Thông tin và Truyền thông, (2013), Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông 2013, NXB Thông tin và truyền thông, tr.12,26,34.

[48] http://www.thongtincongnghe.com/article/54996 (truy cập lúc 08/7/2014, 09:09 pm)

33

dọa bất cứ lúc nào bởi khả năng tự vệ đối với tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông còn yếu.

Cụ thể, theo số liệu tại Báo cáo về Hiện trạng các mối đe dọa bảo mật Internet lần thứ 19 (ISTR 19) của Symantec (Tập đoàn bảo vệ bí mật máy tính quốc tế) cho thấy, Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn cầu về các hoạt động tấn công đe dọa mạng, tăng 9 bậc so với bản báo cáo ISTR 18. Lý giải cho vị thứ này, Raymond Goh, Giám đốc cấp cao phụ trách mảng kiến trúc hệ thống Symantec tại Nam Á, cho biết việc tăng hạng là do số người sử dụng Internet di động tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhưng họ lại không được trang bị kỹ năng bảo mật tốt nên bị tin tặc lợi dụng làm bàn đạp tấn công [49]. Cụ thể hơn, Việt Nam xếp hạng 7 về phát tán thư rác, hạng 14 về số lượng các mạng botnet (mạng lưới những máy tính đã bị hacker đoạt quyền kiểm soát và huy động vào các chiến dịch tấn công) và là nước đứng thứ 6 về phát sinh những cuộc tấn công mạng [50].

Không chỉ bị “lợi dụng” trở thành công cụ của tin tặc tấn công các mục tiêu khác, bản thân sự an toàn của hệ thống thông tin của người dùng cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Với thị trường các thiết bị di động, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có thiết bị di động bị nhiễm mã độc nhiều nhất [51]. Đồng thời nước ta đứng thứ 3 toàn thế giới về việc tải các ứng dụng trên Android bị nhiễm mã độc [52].

Tình hình máy tính bị nhiễm mã độc ở nước ta đáng lo ngại hơn với gần 49% số máy tính ở Việt Nam lây nhiễm, cao hơn nhiều so với con số 21,6% trên toàn thế giới (số liệu quý 4 năm 2013 của Microsoft) [53], nghĩa là gần một nửa số máy tính nước ta có nguy cơ bị rò rỉ thông tin người dùng.

[49] http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/bao-mat/viet-nam-xep-thu-12-ve-hoat-dong-tan-cong- mang-2988350.html (truy cập lúc 11/7/2014, 04:50 pm)

[50] http://www.baomoi.com/10-su-vu-VTCNTT-noi-bat-trong-tuan-Cu-2-gio-lai-co-1-website-Viet-Nam- bi-tin-tac-kiem-soat/76/13784114.epi (truy cập lúc 08/7/2014, 09:12 pm)

[51] http://nq.com.vn/thong-tin-bao-mat/tin-tuc-netqin/56D418.aspx (truy cập lúc 08/7/2014, 10:04 pm)

[52] http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/an-toan-thong-tin/2014/04/1234683/dinh-dang-lai-tu- duy-ve-an-toan-thong-tin/ (truy cập lúc 08/7/2014, 09:50 pm)

[53] http://diendanbaclieu.net/diendan/showthread.php?42937-Viet-Nam-thuoc-top-5-quoc-gia-co-ti-le- nhiem-ma-doc-cao-nhat-the-gioi (truy cập lúc 08/7/2014, 10:07 pm)

34

Bên cạnh đó, các website của Việt Nam cũng không thể nằm trong vòng an toàn.

Đại diện Microsoft cho biết, 2.500 website Việt Nam là mục tiêu của hacker [54] bởi hệ thống bảo mật website ở nước ta được xem là ở mức thấp và lỏng lẻo. Thậm chí website với tên miền .vn còn được hacker trên thế giới quan niệm như “bãi tập” để thử nghiệm trình độ ban đầu [55]. Trong tháng 4/2014, đã có 351 website .vn của Việt Nam bị tấn công, như vậy trung bình mỗi ngày có 12 website bị tấn công, và cứ 2 giờ lại có 1 website bị tin tặc kiểm soát [56]. Riêng trong tháng 5/2014, đã có 989 vụ tấn công vào các website nước ta (có cả những website của cơ quan Nhà nước), trong đó có đến 541 vụ do hacker Trung Quốc thực hiện, mà theo đánh giá là dưới ảnh hưởng của sự kiện chính trị giàn khoan HD-981 tại biển Đông [57].

Dù đã có những khuyến cáo, báo động từ nhiều năm về tình hình tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông ngày càng phức tạp, nhưng những số liệu về an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp trong năm 2013 không được cải thiện mà thậm chí còn thụt lùi. Theo số liệu khảo sát của chi hội VNISA (Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam) phía nam công bố tại Ngày An toàn thông tin 2013 thì so với năm 2012, các doanh nghiệp giảm khả năng nhận biết hệ thống bị tấn công từ 40% xuống chỉ còn 26%. Việc không tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thông tin tăng từ 40% lên đến 62% do các doanh nghiệp đầu tư vào an toàn thông tin thấp hơn năm 2012 (chỉ có 29% so với 41%) và 38%

doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về an toàn thông tin, 56% không có phòng/ban an toàn thông tin và kỹ thuật…[58]

Trước những con số đáng lo ngại về mức độ an toàn thông tin số hiện nay, Việt Nam còn chứng kiến sự phát triển về tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông cả về số

[54] http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/an-toan-thong-tin/2014/04/1234683/dinh-dang-lai-tu-

duy-ve-an-toan-thong-tin/ (truy cập lúc 08/7/2014, 09:50 pm)

[55] http://www.thongtincongnghe.com/article/32276 (truy cập lúc 11/7/2014, 05:34 pm)

[56] http://www.baomoi.com/10-su-vu-VTCNTT-noi-bat-trong-tuan-Cu-2-gio-lai-co-1-website-Viet-Nam-

bi-tin-tac-kiem-soat/76/13784114.epi (truy cập lúc 08/7/2014, 09:12 pm)

[57] http://dantri.com.vn/suc-manh-so/vncert-canh-bao-mang-luoi-ma-doc-cai-vao-co-quan-nha-nuoc-

884733.htm (truy cập lúc 08/7/2014, 10:09 pm)

[58] http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/an-toan-thong-tin/2013/12/1234400/ngay-an-toan-

thong-tin-2013-nguy-co-tan-cong-co-chu-dich/ (truy cập lúc 08/7/2014, 09:52 pm)

35

lượng lẫn thủ đoạn tinh vi. Ta có thể điểm qua một số vụ án nổi tiếng trong hai năm trở lại đây như sau:

 1/2013, chuyên án M88 - mạng cờ bạc xuyên quốc gia với giao dịch gần 590 tỷ đồng [59],[60]

M88.com là trang web đánh bạc có máy chủ đặt ở nước ngoài do một công dân Phillipines là quản trị. Đến khoảng đầu năm 2011, trang web này được đưa vào Việt Nam thông qua Internet với các “chân rết” làm đại lý trung gian chuyển tiền là người Việt. Các cá nhân làm đại lý này được phân bố ở từng khu vực cụ thể, làm nhiệm vụ lập tài khoản ngân hàng, nhận tiền, chuyển tiền và thanh toán cho các con bạc cũng như “nhà cái” ở nước ngoài

Tại trang web này, có phần mềm hướng dẫn các thao tác để người truy cập có thể tự lập tài khoản đánh bạc. Website này cũng diễn ra cá độ các giải bóng đá lớn của thế giới, những giải đua ngựa, đua chó, đấu bò…cùng nhiều hình thức đánh bạc khác. Trong một thời gian ngắn hoạt động, trang web đã có hàng trăm con bạc ở khắp ba miền đất nước tham gia với giá trị giao dịch gần 590 tỷ đồng. Trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vào tháng 6/2014 về vụ việc trên, đã có đến 59 bị can bị truy tố vì những hành vi phạm pháp của mình.

 5/2013, chuyên án về Văn Tiến Tú và đường dây phạm tội nước ngoài [61],[62], [63]

Từ năm 2005, tổ chức có tên gọi “Mattfeuter” do Văn Tiến Tú thành lập đã liên hệ với các hacker chủ yếu từ Anh và Mỹ để thực hiện liên tục các hoạt động mua và bán lại trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài. Với giá bán từ 2 đến 20 USD một thẻ (tùy theo số tiền có trong tài khoản bị đánh cắp), nhóm Mattfeuter đã mua bán các

[59] http://vtc.vn/7-490547/phap-luat/giao-dich-gan-590-ty-dong-mang-co-bac-m88-sap-hau-toa.htm (truy

cập lúc 12/7/2014, 11:49 am)

[60] http://www.nguoiduatin.vn/bat-ngo-tu-duong-day-danh-bac-hang-nghin-ty-dong-a65885.html (truy

cập lúc 12/7/2014, 11:47 am)

[61] http://laodong.com.vn/phap-luat/khoi-to-bat-giam-ong-trum-va-7-bi-can-trong-nhom-toi-pham-cong-

nghe-cao-119965.bld (truy cập lúc 12/7/2014, 00:51 am)

[62] http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hai-nam-lan-theo-do-ng-tie-n-ba-n-200-trie-u-usd-2820288.html

(truy cập lúc 12/7/2014, 00:54 am)

[63] http://www.cand.com.vn/vi-vn/phapluat/2013/6/202083.cand (truy cập lúc 12/7/2014, 00:56 am)

36

thông tin gây thiệt hại hơn 200 triệu USD cho những chủ tài khoản hợp pháp và chuyển thành công về Việt Nam 1,5 triệu USD.

Không dừng lại ở đó, Văn Tiến Tú cùng đồng bọn tiếp tục lập ra 2 trang web là lode365.com và ibetvn.com để tổ chức đánh bạc bằng lô đề và cá độ bóng đá trên Internet. Theo ước tính từ tháng 6/2012, trang lode365.com đã có hơn 10.000 thành viên tham gia chơi lô đề với giá trị cá cược lên đến hàng chục tỷ đồng và ibetvn.com cũng có hơn 10.000 thành viên cá độ bóng đá với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Tiêu biểu trong số đó là Trịnh Khắc Dương đã tham gia đánh bạc từ tháng 9 năm 2012 khoảng 300 lần với số tiền dao động từ 100 nghìn đến 22 triệu đồng (tổng số tiền Dương đánh bạc khoảng 700 triệu đồng).

Kéo dài hơn 2 năm với sự phối hợp của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông (C50) Việt Nam phối hợp cùng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan phòng, chống tội phạm nguy hiểm có tổ chức của Vương quốc Anh (SOCA), đây là chuyên án tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông phức tạp, nguy hiểm, gây thiệt hại lớn nhất được phá trong năm 2013.

 1/2014, Tổ chức “Under group” - Huỳnh Phước Mẫn và đồng bọn [64],[65]

“Under group” (Thế giới ngầm) là tổ chức được thành lập từ năm 2011 chuyên tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, chia sẻ và hướng dẫn cách trộm cắp thông tin, mua bán thông tin và sử dụng thông tin thẻ tín dụng trộm được để chiếm đoạt tài sản. Để trở thành thành viên của tổ chức phải trải qua quy trình chặt chẽ, mỗi cá nhân tham gia phải được một thành viên uy tín của diễn đàn giới thiệu và đóng phí là 100 USD, bị kiểm tra thông tin kỹ lưỡng và trải qua thời gian thử thách. Tiếp đó, thành viên nào muốn vào trang mục riêng, phải tiếp tục đóng thêm 50 USD nữa để được trao đổi thông tin về những thẻ tín dụng bị đánh cắp, sau đó sẽ được huấn luyện trở thành hacker chuyên nghiệp như tấn công các trang web, lừa lấy tài khoản, thông tin của chủ tài khoản thẻ tín dụng khắp nơi trên thế giới…Khi có được thông tin thẻ tín dụng, cách thức sử dụng,

[64] http://infonet.vn/bat-nhom-toi-pham-cong-nghe-cao-the-gioi-ngam-post113729.info (truy cập lúc

11/7/2014, 11:57 pm)

[65] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/589427/pha-2-trang-web-chuyen-trom-cap-the-tin-

dung.html#ad-image-0 (truy cập lúc 12/7/2014, 00:01 am)

37

những thành viên sẽ sử dụng tài khoản đó để mua hàng hóa qua mạng từ nước ngoài chuyển về Việt Nam thu lợi.

Hiện Under group đã quy tụ khoảng 5000 thành viên với hoạt động chặt chẽ. Tổ chức này có hai diễn đàn được đánh giá là “những ngôi nhà lớn” của hacker Việt Nam là www.hkvfamily.info/HKV do Phạm Thái Thành làm admin (quản trị viên) và www.vietexpert.info do Huỳnh Phước Mẫn quản lý. Những thành viên của diễn đàn này đã dùng những tài khoản trộm cắp thực hiện hành vi phạm tội và thu lợi bất chính lên đến hàng tỷ đồng.

 4/2014 Nguyễn Đức Nhật, Lê Hữu Hiếu và đường dây bán phim sex quy mô 132 tỷ đồng [66],[67]

Từ tháng 3/2012, Nguyễn Đức Nhật lập trang web www.ryushare.com là trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến có thu phí. Để hoạt động hiệu quả, Nhật đã thuê 500 máy chủ đặt ở Hà Lan và Pháp với chi phí 4 tỷ đồng/tháng. Trong suốt thời gian hoạt động, Nguyễn Đức Nhật cùng một số đối tượng tích cực (Lê Hữu Hiếu, Nguyễn Ích Vũ..) đã tải lên hàng triệu file film sex, sau đó tạo ra nhiều đường link giới thiệu để nhiều người truy cập và đăng nhập trở thành thành viên của web. Các thành viên phải trả tiền khi đăng ký và tiền định kỳ để được tải các dữ liệu về máy. Ước tính có khoảng 803.884 thành viên tham gia, trong đó có gần 80.000 thành viên VIP trả phí từ 9.96 euro/tháng, 34.96 euro/quý, 59.96 euro/năm…Do vậy, chỉ từ tháng 1/2013 đến 10/2014, trang www.ryushare.com đã mang về cho Nhật cùng đồng bọn số tiền không nhỏ là 132 tỉ đồng từ việc bán film sex online.

 6/2014, chiếm đoạt 9 tỷ đồng từ 800.000 người bị lừa tải ảnh sex [68]

Đây là vụ việc sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, vào khoảng tháng 7/2013, Nguyễn Tuấn Anh (Trưởng phòng kinh doanh

[66] http://megafun.vn/tin-tuc/phap-luat/201404/duong-day-ban-phim-sex-cuc-khung-bi-danh-sap-the-nao-

345621/ (truy cập lúc 12/7/2014, 06:13 pm)

[67] http://www.canhsat.vn/tabid/432/ID/2057/CA-tinh-Thua-Thien-Hue-va-Cuc-Canh-sat-PCTP-su-dung-

cong-nghe-cao-Triet-pha-uong-ay-truyen-ba-van-hoa-pham-oi-truy-tren-mang-internet.aspx (truy cập lúc 12/7/2014, 06:14 pm)

[68] http://xahoithongtin.com.vn/800000-nguoi-bi-cho-noi-dung-so-mmoneyvn-lua-tai-ung-dung-

d20728.html (truy cập lúc 12/7/2014, 07:59 pm)

38

công ty IMMC) đã vạch ra kế hoạch lừa đảo dựa trên việc kinh doanh các dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động. Tuấn Anh đã chỉ đạo Đoàn Việt Dũng xây dựng website

“Chợ nội dung số money.vn” với hơn 300 ứng dụng có thể tự động gửi tin nhắn đến đầu số định sẵn có thu phí mà chủ thuê bao không hề biết. Các ứng dụng này đã “qua mặt” cơ quan chức năng bằng cách chỉ mở thông báo “ứng dụng có thu phí” vào ban ngày, nhưng vào thời gian tối và khuya (lúc nhu cầu xem và tải ứng dụng sex tăng cao) thì thông báo đó mất đi, khiến các thuê bao lầm tưởng đây là ứng dụng miễn phí và bị trừ tiền.

Hơn thế nữa, khi khách hàng gửi tin nhắn để tải một ứng dụng nào đó, phần mềm của công ty IMMC đã tự động “rút” tiền của khách bằng chế độ chuyển tin nhắn yêu cầu tải ứng dụng đến cả 10 đầu số dịch vụ, nên số tiền bị trừ thực tế sẽ gấp 10 lần số tiền khách hàng đinh ninh mình phải chi trả. Do vậy, hầu hết những nạn nhân của nhóm tội phạm này đều bị trừ sạch tiền trong tài khoản, ước tính trên 800.000 thuê bao mắc bẫy đã bị “móc túi” khoảng 9 tỷ đồng.

 Những nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông

Là một đất nước đang phát triển và luôn nằm trong “tầm ngắm” của tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông, Việt Nam đã bước đầu có những nỗ lực đáng ghi nhận nhằm hoàn thiện hệ thống bảo vệ an toàn thông tin trong thời kì mới.

Các tổ chức chuyên trách được thành lập như C50 (Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông), VNISA (Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam), VNICERT (Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam), VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam), NISCI (Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam) cùng một số đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông… đã góp phần không nhỏ trong việc quản lý và bảo vệ hệ thống an toàn thông tin hoạt động ổn định và thông suốt.

Bên cạnh đó, các tổ chức “hacker mũ trắng” của Việt Nam đã có những hoạt động hiệu quả góp phần vào việc bảo vệ an toàn thông tin nước nhà. Nhóm hacker HAV [69] có thể coi là những hacker mũ trắng tiên phong tại Việt Nam với những nỗ lực giúp đỡ cộng

[69] http://vi.wikipedia.org/wiki/HVA (truy cập lúc 12/7/2014, 08:58 pm)

Một phần của tài liệu Tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)