TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định góc phun sớm tối ưu cho động cơ diesel sử dụng hỗn hợp nhiên liệu ethanol diesel (Trang 20 - 24)

1.2.1 Tình hình sử dụng nhiên liệu sinh học trên thế giới

Hiện nay có khoảng 50 nước trên thế giới khai thác và sử dụng nhiên liệu sinh học ở các mức độ khác nhau . Nhiên liệu sinh học được dùng làm nhiên liệu bao gồm: dầu thực vật sạch, ethanol, diezel sinh học, dimetyl ether, ethy tertiary butyl ether và các sản phẩm từ chúng. Năm 2006, toàn thế giới đã sản xuất khoảng 50 tỷ lít ethanol (75% dùng làm nhiên liệu) so với năm 2003 là 38 lít, dự kiến năm 2012 là 80 tỷ lít, năm 2005 sản xuất 4 triệu tấn diezel sinh học, năm 2010 tăng lên khoảng trên 20 triệu tấn [10]. Sản lượng diezel sinh học ở một số nước đứng đầu trên thế giới được chỉ ra ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tổng sản lượng diezel sinh học ở một số nước trên thế giới

Tổng sản lượng diezen sinh học hàng năm của 15 nước đứng đầu (2004-2006)

(Triệu tấn gallon Mỹ)

Tổng sản lượng diezen sinh học hàng năm của 15 nước đứng đầu (2007)

(Triệu tấn gallon Mỹ)

Xếp

hạng Đất nước 2006 2005 2004 Xếp hạng

Đất nước,

Khu vực 2007

1 Mỹ 4.855 4.264 3.535 1 Mỹ 6.498,6

2 Brazil 4.491 4.227 3.989 2 Brazil 5.019,2 3 Trung Quốc 1.017 1.004 964 3 Liên minh

Châu Âu 570,3

4 Ấn Độ 502 449 462 4 Trung quốc 486,0

5 Pháp 251 240 219 5 Canada 211,3

6 Đức 202 114 71 6 Thái Lan 79,2

7 Nga 171 198 198 7 Campuchia 74,9

8 Canada 153 61 61 8 Ấn Độ 52,8

9 Tây Ban

Nha 122 93 79 9 Trung Mỹ 39,6

10 Nam Phi 102 103 110 10 Australia 26,4

11 Thái Lan 93 79 74 11 Thổ Nhĩ Kỳ 15,8

12 Anh Quốc 74 92 106 12 Pakistan 9,2

13 Ukraine 71 65 66 13 Peru 7,9

14 Ba Lan 66 58 53 14 Argentina 5,2

15 Saudi

Ârabia 52 32 79 15 Paraguay 4,7

Tổng số 13.489 12.150 10.770 Tổng số 13.101,7

Mỹ sản xuất nhiên liệu sinh học chủ yếu từ hạt bắp, hạt cao lương và thân cây cao lương ngọt và củ cải đường. Khoảng 17% sản lượng bắp sản xuất hàng năm ở Hoa Kỳ dùng để sản xuất etanol. Hoa Kỳ đặt chỉ tiêu sản xuất xăng sinh học để cung cấp 46% nhiên liệu cho xe hơi năm 2010, 100%

vào năm 2012 .

Đức là một nước tiêu thụ nhiều nhất xăng sinh học trong cộng đồng EU, trong đó có khoảng 0,48 triệu tấn ethanol. Nguyên liệu chính sản xuất ethanol là củ cải đường .

Pháp là nước thứ hai tiêu thụ nhiều ethanol sinh học trong cộng đồng Châu Âu với mức khoảng 1,07 triệu tấn ethanol và diezel sinh học năm 2006.

Công ty Diester sản xuất diezen sinh học và Téréos sản xuất etanol là hai đại công ty của Pháp [13] .

Thụy Điển có chương trình chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu xăng cho xe hơi vào năm 2020, thay vào đó là tự túc bằng xăng sinh học. Hiện nay, 20%

xe ở Thụy Điển chạy bằng xăng sinh học, nhất là xăng etanol. Để khuyến khích sử dụng xăng sinh học, chính phủ Thụy Điển không đánh thuế xăng sinh học, và trợ cấp xăng sinh học rẻ hơn 20% so với xăng thông thường [13]

Thái Lan bắt đầu nghiên cứu sản xuất xăng sinh học từ năm 1985.

Xăng sinh học đã bắt đầu bán ở các trạm xăng từ năm 2003 [15] . 1.2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam

Để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa, ngày 20-11-2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025”[5] . Theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống thì từ ngày 1/12/2014 xăng E5 được

sản xuất, sử dụng ở một số thành phố và được sử dụng trên toàn quốc kể từ 1/12/2015. Xăng E10 được sản xuất, sử dụng thí điểm từ ngày 1/12/2016 và áp dụng trên toàn quốc từ 1/12/2017 .Để thực hiện Lộ trình theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg, các địa phương đã tích cực triển khai, đưa xăng E5 vào lưu thông, thay thế xăng RON92. Một số địa phương đã quyết định triển khai sớm hơn so với Lộ trình, tình hình cụ thể như sau :

Quảng Ngãi: Bắt đầu triển khai từ 1/8/2014 (sớm hơn Lộ trình 4 tháng). Hiện nay, xăng E5 đã thay thế hoàn toàn xăng RON92.

Đà Nẵng: Bắt đầu triển khai từ 1/10/2014 (sớm hơn Lộ trình 2 tháng) Bà Rịa-Vũng Tàu: Bắt đầu triển khai theo đúng Lộ trình từ 1/12/2014.

Đến 1/1/2015, xăng E5 sẽ thay thế toàn bộ xăng RON92 trên địa bàn tỉnh.

Quảng Nam: Từ 31/12/2014, tất cả cửa hàng xăng dầu trên toàn tỉnh sẽ bán xăng E5. Tuy không nằm trong 7 tỉnh thành sử dụng xăng E5 từ ngày 1/12/2014, tỉnh Quảng Nam lại nằm giữa Đà Nẵng và Quãng Ngãi là 2 địa phương tiên phong triển khai xăng E5 sớm hơn Lộ trình quy định. Vì vậy tỉnh Quảng Nam đã thống nhất thực hiện sớm để tạo điều kiện cho các DOanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong việc dự trữ và phân phối [5].

Để đảm bảo nguồn cung Ethanol cho thị trường, hiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có 2 Nhà máy NLSH: Nhà máy NLSH Miền Trung và Nhà máy NLSH Bình Phước đã hoàn thành và đi vào hoạt động thương mại, với công suất thiết kế 200.000 m3 E100/năm. Cùng với Nhà máy Ethanol Tùng Lâm, tổng công suất của 3 nhà máy này là 260.000 m3 E100/năm có thể đảm bảo phối trộn khoảng 5.2 triệu m3 xăng E5 cung cấp cho thị trường [8] .

Theo Bộ Công Thương thì tính đến cuối năm 2013 đã có 03 nhà máy ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Phước, Đồng Nai sản xuất ethanol đạt tiêu chuẩn đảm bảo cho việc phối trộn sinh học, với công suất thiết kế là 210.000

tấn/năm, 01 nhà máy ở Quảng Nam đang ngừng sản xuất để tái cơ cấu lại, 02 nhà máy ở Đắk Nông và Kom Tum chưa sản xuất được ethanol đạt tiêu chuẩn cho phép. Tổng công suất thiết kế sản xuất của 6 nhà máy nếu đạt 415.000 tấn/năm (100% công suất thiết kế), sẽ đủ đảm bảo phối trộn cho 8,3 triệu tấn xăng E5 và 4,15 triệu tấn xăng E10. Nếu chỉ sản xuất được 65% công suất thiết kế thì sẽ chỉ phối trộn được 5,4 triệu tấn xăng E5 và 2,7 triệu tấn xăng E10 trong đó nhu cầu sử dụng cả nước năm 2013 là khoảng 5,4 triệu tấn xăng dầu. Như vậy, với năng lực hiện có, các nhà máy chỉ đủ đáp ứng cho xăng E5, E10 đến năm 2016 .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định góc phun sớm tối ưu cho động cơ diesel sử dụng hỗn hợp nhiên liệu ethanol diesel (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)