ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tổng quan về hội chứng sảng rượu và tìm hiểu các yếu tố dự báo sảng rượu tại bệnh viện e (Trang 31 - 36)

Nguồn dữ liệu: tiến hành tìm kiếm các bài báo nghiên trên cơ sở dữ liệu PubMed cho đến tháng 5/2021.

2.1.1. Tổng quan hệ thống về điều trị sảng rượu Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Các bài báo nghiên cứu về điều trị HCSR.

- Ngôn ngữ: Tiếng Anh, Việt Nam.

- Các nghiên cứu trên người.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Các nghiên cứu in vivo, in vitro, ex vivo.

- Các nghiên cứu tổng quan, tổng quan hệ thống, phân tích gộp.

- Các bài báo dạng báo cáo, báo cáo case, chuỗi case, tóm tắt lịch sử.

- Các bài báo dạng bình luận, thư gửi tòa soạn, khảo sát.

- Các bài báo không có nguồn, không có tác giả, không có bản xem đầy đủ, không có trích yếu.

Chiến lược tìm kiếm: sử dụng các từ khóa “Delirium Tremens”, “Alcohol Withdrawal Delirium” và “Treatment”, “Disease Management”. Kết hợp các từ đồng nghĩa trên MeSH của các từ khóa và sử dụng chức năng Advance để kết hợp các từ khóa.

Cú pháp tìm kiếm: ((Delirium Tremens[MeSH Terms]) OR (Alcohol Withdrawal Delirium[MeSH Terms])) AND ((Treatment[MeSH Terms]) OR (Disease Management[MeSH Terms])).

Chiết xuất dữ liệu:

21

- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: đặc điểm của bệnh nhân (tuổi, giới tính), tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và đặc điểm dùng thuốc (thuốc sử dụng, liều dùng, đường dùng).

- Phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu.

- Tổng quan về điều trị HCSR thông qua các nghiên cứu đã được tìm kiếm, lựa chọn và loại trừ.

2.1.2. Tổng quan hệ thống về các yếu tố dự báo sảng rượu Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Các bài báo nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến sảng rượu.

- Ngôn ngữ: Tiếng Anh, Việt Nam.

- Các nghiên cứu trên người.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Các nghiên cứu in vivo, in vitro, ex vivo.

- Các nghiên cứu tổng quan, tổng quan hệ thống, phân tích gộp.

- Các bài báo dạng báo cáo case, chuỗi case.

- Các bài báo dạng quy trình, thư gửi tòa soạn.

- Các bài báo không có nguồn, không có trích yếu, không có bản xem đầy đủ.

Chiến lược tìm kiếm: sử dụng các từ khóa “Delirium Tremens” và “Rick Factor” để tìm kiếm các từ đồng nghĩa trên MeSH (bảng 2.1). Sau đó, sử dụng chức năng Advance để kết hợp các từ đồng nghĩa, từ khóa bằng toán tử OR và kết hợp 2 cụm từ khóa cùng các từ đồng nghĩa bằng toán tử AND.

Cú pháp tìm kiếm: ((Delirium Tremens) OR (Delirium, Alcohol Withdrawal) OR (Delirium Tremens, Alcohol Withdrawal Induced) OR (Alcohol Withdrawal- Induced Delirium Tremens) OR (Alcohol Withdrawal Induced

Delirium Tremens) OR (Autonomic Hyperactivity, Alcohol Withdrawal Associated) OR (Alcohol Withdrawal Associated Autonomic Hyperactivity) OR (Alcohol Withdrawal Hallucinosis) OR (Hallucinosis, Alcohol Withdrawal)) AND ((Risk factor) OR (Factor, Risk) OR (Health Correlates) OR (Correlates, Health) OR (Risk Scores) OR (Risk Score) OR (Score, Risk) OR (Risk Factor Scores) OR (Risk Factor Score) OR (Score, Risk Factor) OR (Population at Risk) OR (Populations at Risk)).

Bảng 2.1. Các từ khóa và từ đồng nghĩa tìm kiếm trong tổng quan hệ thống các yếu tố dự báo sảng rượu

Từ khóa Delirium Tremens

Rick Factor

Chiết xuất dữ liệu:

- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: đặc điểm của bệnh nhân (tuổi, giới tính), tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.

23

- Phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu.

- Can thiệp điều trị

- Thống kê các yếu tố nguy cơ có liên quan đến HCSR.

2.2. Nghiên cứu các yếu tố dự báo sảng rượu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được điều trị nội trú tại chuyên khoa Nội Gan mật, bệnh viện E từ 10/2020 đến 04/2021.

Bệnh nhân được thu thập theo 2 nhóm:

Nhóm chứng được chẩn đoán có HCCR theo ICD-10 (F10.3) (28)

Nhóm bệnh được chẩn đoán trạng thái cai rượu có mê sảng theo ICD 10 (F10.4) (28)

Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm:

Bệnh nhân có rối loạn tâm thần thực tổn hoặc rối loạn hành vi khác.

Bệnh nhân không có đủ các thông tin cần thiết.

Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu hoặc yêu cầu xuất viện trước khi hoàn thành điều trị.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh – chứng, mô tả cắt ngang.

Quy trình thu thập số liệu:

Tiến hành nghiên cứu đánh giá trên 61 bệnh nhân nhập viện có xuất hiện trạng thái cai rượu, trong đó có 1 bệnh nhân xuất viện trước khi hoàn thành điều trị, 3 bệnh nhân không đủ thông tin cần thiết (một số chỉ số cận lâm sàng), 1 bệnh nhân có rối loạn mạch máu não (nhồi máu não). Sau khi loại bỏ 5 bệnh nhân theo tiêu chuẩn loại trừ, còn lại 56 bệnh nhân. Các bệnh nhân có HCCR mà không có HCSR cho đến khi xuất viện được đưa vào nhóm chứng còn bệnh nhân có xuất

hiện HCSR (bao gồm tình trạng sảng xuất hiện lúc đưa vào viện hay sau khi nằm viện vài ngày mới xuất hiện).

Tiến hành thu thập, trích xuất các thông tin hành chính (tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…) và các chỉ số cận lâm sàng (các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu như điện giải đồ (Natri, Kali, Clo), chỉ số đánh giá chức năng gan (AST, ALT, GGT, Billirubin toàn phần, trực tiếp) và chỉ số xét nghiệm huyết học – số lượng tiểu cầu) cần thiết (theo bệnh án nghiên cứu) từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Các đặc điểm sử dụng rượu (thời gian sử dụng rượu, tuổi bắt đầu nghiện rượu và lượng rượu uống mỗi ngày), đặc điểm lâm sàng (các triệu chứng cai như run, vã mồ hôi, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, tăng nhịp tim/huyết áp, các triệu chứng sảng như rối loạn ý thức, rối loạn tri giác – ảo giác và rối loạn tư duy – hoang tưởng) và điểm CIWA-Ar được thăm khám, theo dõi và đánh giá dựa trên sự kết hợp giữa người làm nghiên cứu với 1 bác sĩ lâm sàng và 1 điều dưỡng trực tại khoa Nội gan mật.

Xử lý số liệu: các số liệu được xử lý bằng các thuật toán thống kê trên máy vi tính với phần mềm SPSS. Các biến phân loại được kiểm định bằng Chi-square test để kiểm tra xem có hay không mối liên hệ hoặc mối quan hệ giữa 2 biến đang xét. Các biến liên tục được kiểm tra bằng t-test để kiểm định có hay không sự khác biệt giữa các giá trị trung bình. Giá trị p < 0.05 sẽ cho kết quả có ý nghĩa thống kê.

2.2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Bệnh nhân và thân nhân tự nguyện cung cấp thông tin cho nghiên cứu.

Mọi thông tin của bệnh nhân và thân nhân cung cấp đều được giữ bí mật.

Nghiên cứu được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tổng quan về hội chứng sảng rượu và tìm hiểu các yếu tố dự báo sảng rượu tại bệnh viện e (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w