3.1.1.1. Quy trình lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu
Quá trình tìm kiếm, lựa chọn và loại trừ các bài báo nghiên cứu về điều trị HCSR được mô tả tóm tắt trong hình 3.1.
Hình 3.1. Tóm tắt quy trình lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu về điều trị HCSR
Sau khi đưa cú pháp tìm kiếm vào ô tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu Pubmed, kết quả thu được là 472 bài báo. Sử dụng các chức năng lọc theo tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm giống loài và ngôn ngữ thì kết quả còn lại 313 bài báo. Tiến hành rà soát tiêu đề và trích yếu loại bỏ 298 bài báo theo tiêu chuẩn loại trừ, còn lại 15 bài báo nghiên cứu. Cuối cùng, rà soát toàn văn tiếp tục loại bỏ 3 nghiên cứu nữa vì không có bản xem đầy đủ hoặc không có nguồn, không có tác giả và còn lại 13 nghiên cứu về điều trị HCSR phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
3.1.1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu trong điều trị HCSR
Đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành (từ 18 tuổi) vào bệnh viện hoặc trung tâm y tế có chẩn đoán là HCCR hoặc HCSR (theo các tiêu chuẩn chẩn đoán được thống kê trong bảng 3.1). Độ tuổi trung bình dao động trong khoảng 38-55 tuổi. Cỡ mẫu của các nghiên cứu có sự chêch lệch lớn, cỡ mẫu nhỏ nhất là 15 còn lớn nhất là 562. Địa điểm nghiên cứu chủ yếu là tại Mỹ (9 nghiên cứu), ngoài ra còn có các nghiên cứu tại Đan Mạch, Áo, Cộng hòa Trinidad và Tobago và Ba Lan.
Ngoài hầu hết các nghiên cứu đơn trung tâm (8 nghiên cứu) thì còn bốn nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại 2 hoặc 3 bệnh viện, trung tâm y tế. Trong đó, có 10 nghiên cứu tại bệnh viện, 1 nghiên cứu tại trung tâm y tế, 1 nghiên cứu tại phòng khám và 1 nghiên cứu đa trung tâm tại 1 bệnh viện và 1 trung tâm y tế. Phương pháp nghiên cứu đa phần là hồi cứu, thuần tập. Có loại nghiên cứu loại quan sát, mô tả cũng có các nghiên cứu sơ bộ, kiểm soát có đối chứng… Thông tin của 13 nghiên cứu về điều trị HCSR bao gồm tác giả, năm xuất bản cùng thông tin về đối tượng và phương pháp nghiên cứu được mô tả trong bảng 3.2.
Bảng 3.1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCR, HCSR Tiêu chuẩn
DSM-5 DSM-4 DSM-3-R ICD-9 ICD-10
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh nhân và thiết kế nghiên cứu điều trị HCSR
STT Tác giả, năm
xuất bản
Mladen
1 Nisavic, 2019
[41]
Shannon M.
2 Sullivan,
2019 [51]
Anthony F.
3 Pizon, 2018
[43]
Jeffrey A.
4 Gold, 2007
[29]
Kristian
2014 [32]
Adrian Wong,
6 2014 [13]
28
STT Tác giả, năm xuất bản
I. N. Hosein,
7 1978 [27]
W. Leigh
8 Thompson,
1975 [52]
James P
9 Newman,
1995 [40]
Roger Pycha,
10 1993 [44]
Douglas D.
11 DeCarolis,
2007 [20]
Thomas M.
[28]
Dariusz
13 Wasilewski,
1996 [53]
Chú thích: tuổi được trình bày dưới dạng trung bình ± SD hoặc trung bình (khoảng); N: số lượng bệnh nhân nghiên cứu;
BZD: benzodiazepin; PHE: phenobarbital; BV: bệnh viện; BN: bệnh nhân; NC: nghiên cứu; RCT: thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng; Pre: nhóm trước khi thực hiện hướng dẫn; Post: nhóm sau khi thực hiện hướng dẫn.
29
3.1.1.3. Kết quả nghiên cứu
Trong tổng số 13 nghiên cứu về điều trị HCSR sau quá trình tìm kiếm, lựa chọn và loại trừ thì có 8 nghiên cứu so sánh. Có các nghiên cứu so sánh các thuốc trong nhóm benzodiazepin với các thuốc an thần khác như phenobarbital, paraldehyde [41, 52]. Một số nghiên cứu so sánh về chế độ liều của nhóm benzodiazepin [20, 28, 29, 53]. Trong khi một số khác so sánh để xem xét, đánh giá tác dụng của phenobarbital trong việc hỗ trợ hay tác dụng của ketamin khi được bổ sung vào điều trị với nhóm thuốc benzodiazepin [43, 51]. Ngoài các nghiên cứu so sánh thì còn 3 nghiên cứu chỉ đánh giá tác dụng khi sử dụng thuốc đơn lẻ như propofol, diazepam, flunitrazepam [27, 32, 44]. Cuối cùng còn 2 nghiên cứu với mục tiêu chủ yếu là đáng giá và quản lý việc sử dụng thuốc trong điều trị HCCR nặng nói chung và HCSR nói riêng [13, 40]. Các thuốc an thần chính được sử dụng để cắt cơn, kiểm soát và duy trì điều trị HCSR cùng với kết quả chính của nghiên cứu được mô tả trong bảng 3.3.
3.1.1.4. Tổng quan về điều trị HCSR
Nhóm thuốc điều trị chính trong HCSR là benzodiazepin (12 nghiên cứu), với 14 loại thuốc khác nhau (được liệt kê trong bảng 3.5). Trong đó, diazepam là thuốc được sử dụng nhiều nhất (9 nghiên cứu), tiếp theo đó là lorazepam (8 nghiên cứu), midazolam (5 nghiên cứu) và clodiazepoxid (4 nghiên cứu). Ngoài nhóm benzodiazepine thì phenobarbital cũng được sử dụng khá phổ biến (6 nghiên cứu).
Theo kết quả thu được, phenobarbital có tác dụng tương đương với các thuốc nhóm benzodiazepin nhưng khi sử dụng nó để hỗ trợ thì không cho thấy tác dụng vượt trội hơn khi dùng đơn lẻ [41, 51]. Bên cạnh các thuốc điều trị chính thì việc bổ sung các thuốc hỗ trợ cũng có tác dụng trong việc kiểm soát cơn mê sảng tốt hơn. Cụ thể là bổ sung ketamin cho thấy làm giảm tỷ lệ đặt nội khí quản, thời gian trong ICU cũng như thời gian nằm viện [43]. Propofol cũng cho thấy tác dụng kể đáng trong việc hỗ trợ nhóm benzodiazepin và được thống kê là nhóm thuốc hỗ trợ phổ biến nhất, tiếp đó là dexmedetomidin [13]. Ngoài ra, propofol cũng có thể được sử dụng độc lập để điều trị các trường hợp có HCSR dai dẳng (dùng tới 2000 mg
benzodiazepin mà không có tác dụng) [32]. Paradehyd cũng được nhắc đến trong điều trị HCSR, tuy nhiên khi được so sánh với diazepam thì nó cho thấy kém hiệu quả hơn và ngoài ra còn tồn tại nhiều tác dụng phụ khi sử dụng [52]. Các thuốc được sử dụng khi người bệnh có xuất hiện các rối loạn thần kinh như hoang tưởng, ảo tưởng là thuốc thuốc chống loạn thần: haloperiol, chất chủ vận α2-adrenergic:
clonidin [13, 20, 40]. Tuy nhiên, sử dụng thuốc chống loạn thần có thể làm giảm ngưỡng co giật ở bệnh nhân nên cần được cân nhắc kỹ càng giữa lợi ích và tác hại.
Đối với người nghiện rượu, cơ thể sẽ thiếu hụt thiamin nên việc bổ sung sớm vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B1) là rất cần thiết để tránh các biến chứng thần kinh, đặc biệt là bệnh não Wernicke [13, 20, 40]. Ngoài ra, việc bổ sung nước và điện giải (như dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5%) được thực hiện kết hợp khi truyền tĩnh mạch cùng với các thuốc điều trị chính, có thể bù dịch đường uống bằng oresol trong các trường hợp rối loạn điện giải.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trước đây các bác sĩ thường chỉ định thuốc với liều dùng dựa trên kinh nghiệm lâm sàng. Hiện tại, có 3 chế độ liều benzodiazepin bao gồm: liều tải, liều cố định và liều dựa theo triệu chứng. Liều tải để cắt cơn mê sảng là 10-20 mg diazepam tiêm tĩnh mạch mỗi 1-2 giờ [53]. Chế độ liều cố định được nhắc tới trong 5 nghiên cứu với các thuốc khác nhau: lorazepam với liều trung bình trong ngày đầu tiên là 13mg, sau đó giảm xuống 9mg vào ngày thứ ba [41], diazepam (15 đến 215 mg) tiêm tĩnh mạch, 5 mg mỗi 5 phút [52], truyền tĩnh mạch midazolam 1-20 mg mỗi 1-2 giờ hoặc tiêm tĩnh mạch lorazepam 1-4 mg mỗi 1-3 giờ [40], flunitrazepam với tổng liều trung bình là 83,9 ± 45,4 mg [44]. Chế độ liều dựa theo triệu chứng chỉ định liều dựa trên mức độ nghiêm trọng của HCCR. Có 7 nghiên cứu đã sử dụng loại chế độ liều này và xu hướng cho thấy đây là phác đồ được sử dụng ngày càng rộng rãi do hiệu quả mà nó mang lại. Các thang điểm được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của HCCR bao gồm: thang điểm CIWA- Ar (4 nghiên cứu), WAS (Withdrawal Assessment Scale) được dùng trong 2 nghiên cứu và 3 thang điểm khác được dùng trong 3 nghiên cứu khác nhau là SAS (Sedation Analgesia Scale), MINDS (Minnesota Detoxification Scale), RASS (Richmond Assessment-Sedation Scale).
31
Bảng 3.3. Thuốc an thần chính được sử dụng và kết quả chính nghiên cứu
STT Tác giả, năm
Các thuốc an thần chính xuất bản
BZD: diazepam hoặc lorazepam liều cố định (lorazepam: liều trung bình ngày thứ nhất là
Mladen 13mg, từ ngày thứ 3 trờ đi là 9mg).
1 Nisavic, 2019 PHE: tiêm bắp 6-15 mg/kg 3 liều tải mỗi 3 giờ,
[41] sau đó đổi sang dạng uống, giảm 50% liều mỗi
48 h cho tới khi triệu chứng ngừng hẳn tại ngày thứ 7.
Nhóm 1 dùng PHE cùng với BZD. Nhóm 2 chỉ
Shannon M. dùng BZD mà không dùng phenobarbital.
2 Sullivan, Quy đổi BZD: 5 mg diazepam = 2 mg
2019 [51] midazolam = 10 mg clodiazepoxid = 1 mg
lorazepam.
Điều trị theo chế độ liều dựa trên triệu chứng, chủ yếu bằng diazepam. Nhóm trước thực hành Anthony F.
hướng dẫn chỉ điều trị với diazepam. Nhóm sau
3 Pizon, 2018
thực hành hướng dẫn, truyền thêm ketamin tĩnh
[43] mạch với liều trung bình 0.15-0.3 mg/kg/h liên
Jeffrey A. Nhóm theo phác đồ cũ: Diazepam là lựa chọn đầu tay, liều theo mức độ triệu chứng: khởi đầu
4 Gold, 2007
ở mức 200 mg diazepam trong 4 giờ hoặc > 40
[29] mg IV. Không có hướng dẫn cho nâng liều.
32
STT Tác giả, năm
Các thuốc an thần chính xuất bản
Nhóm theo phác đồ nâng liều mới: Khởi đầu với diazepam 10 mg tiêm tĩnh mạch, nâng lên liều 100 – 150 mg/lần nếu có kích động đáng kể trong vòng 1 giờ.
Kristian
Truyền tĩnh mạch propofol trong 48 giờ với liều
5 Lorentzen,
trung bình là 4,22 mg / kg / giờ.
2014 [32]
Adrian Wong, 16 loại thuốc và 74 sự kết hợp của các loại thuốc
6 2014 [13] đã được sử dụng.
I. N. Hosein, Tiêm bắp lorazepam một mũi duy nhất 5mg sau
7 đó chuyển sang đường uống với liều trung bình
1978 [27]
hàng ngày là 7 mg.
Để cắt cơn mê sảng: diazepam (15 đến 215 mg) tiêm tĩnh mạch, 5 mg mỗi 5 phút hoặc
W. Leigh paraldehyde (10-175) đặt trực tràng, 10 ml sau
8 Thompson, mỗi 30 phút. Sau khi bình tĩnh, BN nhận liều
1975 [52] trung bình 155 mg diazepam hoặc 67 ml
đến khi HCSR được giải quyết hoàn toàn.
33
STT Tác giả, năm
Các thuốc an thần chính xuất bản
James P
9 Newman, Được trình bày cụ thể trong bảng 3.4.
1995 [40]
10 Roger Pycha, Flunitrazepam: tổng liều trung bình là 83,9 ±
1993 [44] 45,4 mg.
Douglas D. Nhóm trước đây không dùng phác đồ mà dùng
11 DeCarolis, thuốc theo chỉ định của từng bác sĩ. Nhóm sau
2007 [20] đó sử dụng phác đồ liều theo triệu chứng.
Thomas M. Nhóm trước khi thực hiện hướng dẫn được điều
trị với BZD theo kinh nghiệm của bác sĩ tức là
12 Jaeger, 2001
liều cố định rồi giảm dần hoặc là liều cần thiết
34
STT Tác giả, năm
Các thuốc an thần chính xuất bản
có sự thống nhất trong các chỉ định này. Nhóm sau khi thực hiện hướng dẫn được điều trị với BZD mà liều được quyết định dựa trên điểm CIWA-Ar và phản ứng với liều trước đó.
Nhóm dùng phương pháp liều tải, tổng lượng diazepam thay đổi trong khoảng từ 40 đến 210 mg (trung bình: 86,9 ± 47,2 mg). 2 BN nghi ngờ viêm gan nhiễm độc, được dùng oxazepam liều 300 và 400 mg (tương đương 50 và 67 mg diazepam)
Trong nhóm chứng: các BN được điều trị bằng một trong số các thuốc sau:
- Diazepam chia làm nhiều lần, với tổng lượng
Dariusz thay đổi từ 60 đến 9840 mg (trung bình: 1784 ±
13 Wasilewski, 1800 mg mỗi lần điều trị);
1996 [53] - Haloperidol chia làm nhiều lần, 5-30 mg (trung
bình 12,1 ± 5,7 mg);
- Promethazin 25-150 mg (trung bình: 103,1 ± 52,2 mg);
- Hydroxyzin 100-300 mg (trung bình: 157,1 ± 72,8 mg);
- Clomethiazol 600-900 mg (trung bình: 700,0 ± 141,4 mg);
- Perazin 150 mg hoặc clopromazin 50 mg hoặc oxazepam 180 mg.
Chú thích: kết quả được trình bày dưới dạng trung bình ± SD và hoặc (khoảng); BZD: benzodiazepin; PHE: phenobarbital;
BN: bệnh nhân.
Bảng 3.4. Hướng dẫn dùng thuốc điều trị Thuốc
Clodiazepoxid
Lorazepam
Diazepam
Midazolam
Haloperidol
Chú thích: IV: tiêm tĩnh mạch; IM: tiêm bắp; PO: đường uống; BZD: benzodiazepin.
Bảng 3.5. Liệt kê các thuốc điều trị chính trong điều trị HCSR Thuốc
Nhóm benzodizepin Diazepam Lorazepam Midazolam Clodiazepoxid Flunitrazepam Alprazolam Clonazepam Oxazepam Clorazepate Flurazepam Halazepam Prazepam Temazepam Triazolam
Phenobarbital Ketamin Propofol
Dexmedetomidin Paraldehyde Haloperidol Clonidin
2 1 3 2 3.1.2. Tổng quan hệ thống về các yếu tố dự báo sảng rượu 3.1.2.1. Quy trình lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu
Quá trình tìm kiếm, lựa chọn và loại trừ các bài báo nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến HCSR được mô tả tóm tắt trong hình 3.2.
Hình 3.2. Tóm tắt quy trình lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu về yếu tố dự báo sảng rượu
37
Đưa cú pháp tìm kiếm vào ô tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu Pubmed thì thu được 232 bài báo. Sau khi sử dụng các chức năng lọc theo tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm giống loài và ngôn ngữ thì kết quả còn lại 179 bài báo. Tiến hành rà soát tiêu đề và trích yếu loại bỏ 156 bài báo theo tiêu chuẩn loại trừ, còn lại 22 nghiên cứu.
Cuối cùng, rà soát toàn văn tiếp tục loại bỏ 3 nghiên cứu nữa vì không có bản đầy đủ hoặc không đưa ra kết quả là các yếu tố nguy cơ dẫn đến HCSR và còn lại 19 nghiên cứu về điều trị HCSR phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
3.1.2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch rất lớn, đa phần dao động trong khoảng 100-300. Trong khi nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ nhất là 60 thì nghiên cứu có cỡ mẫu lớn nhất lên tới 28101. Các bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu đều là người trưởng thành, có các tiêu chuẩn chẩn đoán lạm dụng rượu, nghiện rượu (lệ thuộc rượu), HCCR, HCSR hay có xuất hiện co giật, chấn thương… Độ tuổi trải dài từ 18 đến 87 và còn độ tuổi trung bình dao động trong khoảng 31-52.
Các nghiên cứu chủ yếu thuộc loại nghiên cứu thuần tập (10 nghiên cứu) và đa phần là hồi cứu (18 nghiên cứu), đơn trung tâm (16 nghiên cứu). Ngoài ra, còn có các nghiên cứu quan sát, mô tả và đặc biệt có một nghiên cứu tiến cứu. Địa điểm nghiên cứu khá đa dạng ở các quốc gia thuộc các châu lục khác nhau. Các nghiên cứu tại Mỹ chiếm phần lớn (7 nghiên cứu), bên cạnh đó cũng có tới 8 nghiên cứu tại Châu Âu (Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Pháp, Ba Lan) và Châu Á có 4 nghiên cứu tại Hàn Quốc (2 nghiên cứu), Thái Lan (1 nghiên cứu) và Úc (1 nghiên cứu). Thông tin của 19 nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ liên quan đến HCSR được thống kê và mô tả trong bảng 3.6.
3.1.2.3. Can thiệp điều trị
Nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng để kiểm soát, quản lý các triệu chứng cai cũng như dùng để duy trì điều trị là nhóm benzodiazepin. Các thuốc tiêu biểu là diazepam, lorazepam, oxazepam, clodiazepoxid được chỉ định liều phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng triệu chứng và các triệu chứng này được đo bằng các thang điểm khác nhau cho đến khi số điểm này giảm xuống một mức cố định.
Bảng 3.6. Đặc điểm bệnh nhân, thiết kế nghiên cứu yếu tố dự báo sảng rượu
Tác giả, năm xuất
STT bản
Holger J Sứrensen,
1 2019 [50]
2 Kristin Salottolo,
2017 [45]
C. Arun Mahabir,
3 2020 [36]
Kim Dong Wook,
4 2014 [31]
R Monte, 2009
5 [39]
David A. Fiellin,
6 2002 [23]
U. Berggren, 2009
7 [17]
39
Tác giả, năm xuất
STT bản
8 Janet E. Shu, 2015
[48]
Natapon
9 Burapakajornpong,
2011 [19]
Florian Eyer, 2011
10 [21]
11 Lee Jun Ho, 2005
[33]
Marc A. Schuckit,
12 1995 [47]
James K. Lukan,
13 2002 [35]
14 Tom. Palmstierna, 2001 [42]
T. Wetterling,
15 1994 [54]
40
Tác giả, năm xuất
STT bản
Jeffrey A.
16 Ferguson, 1996
[22]
17 Andrzej Silczuk,
2019 [49]
Philip Gorwood,
18 2003 [25]
19 A. Foy [24]
Chú thích: kết quả được trình bày dưới dạng trung bình ± SD và hoặc (khoảng); N: số lượng bệnh nhân nghiên cứu; BV: bệnh viện; BN: bệnh nhân; NC: nghiên cứu; AWS (Alcohol Withdrawal Score); NI: không có thông tin.
41
Một loại thuốc an thần khác cũng được sử dụng khá nhiều để điều trị các triệu chứng loạn thần, triệu chứng cai cấp tính là clomethiazol. Bên cạnh thuốc an thần thì trong phác đồ điều trị còn có thuốc chống loạn thần (haloperidol), thuốc chống động kinh (valproic acid hoặc carbamazepine). Ngoài ra việc bổ sung vitamin B1 hay vitamin tổng hợp là một lưu ý. Người nghiện rượu thường thiếu hụt các vitamin nhóm B, nếu không kịp thời bổ sung sẽ làm nặng thêm các triệu chứng cai như loạn thần hay có nguy cơ dẫn đến bệnh não Wernicke. Bổ sung sớm các vitamin, nước và điện giải còn có tác dụng hỗ trợ trong việc duy trì điều trị. Các can thiệp điều trị trong tưng nghiên cứu được mô tả cụ thể trong bảng 3.7 dưới đây.
Bảng 3.7. Can thiệp điều trị trong các nghiên cứu yếu tố dự báo sảng rượu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
STT
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Chú thích: NI: không có thông tin; IV: tiêm tĩnh mạch; IM: tiêm bắp; PO: đường uống;
BN: bệnh nhân; BZD: benzodiazepin; AWS (Alcohol Withdrawal Score).
43
3.1.2.4. Thống kê các yếu tố nguy cơ có liên quan đến HCSR
Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến HCSR từ 19 bài báo nghiên cứu sau quá trình tìm kiếm, lựa chọn và loại trừ từ 2332 bài báo, được thống kê trong bảng 3.8 dưới đây.
Bảng 3.8. Thống kê các yếu tố nguy cơ có liên quan đến HCSR
Yếu tố
Đặc điểm sử dụng rượu Lượng rượu tiêu thụ Loại rượu tiêu thụ
Số ngày ngừng uống rượu kể từ lần uống cuối cùng Tiền sử HCCR
Số cơn HCCR
Tiền sử HCCR có biến chứng (bao gồm HCSR) Tuổi
Tuổi > 55 Tuổi > 70 Chủng tộc Da trắng Tim mạch Huyết áp
Huyết áp > 150 mmHg
HATT (huyết áp tâm thu) > 145 mmHg HATT thấp hơn
HATT ban đầu > 120 mmHg Nhịp tim
Loạn nhịp tim > 120 nhịp/phút tại thời điểm nhập viện Nhịp tim tăng cao
Mạch
Mạch > 100 bpm Đa hình gene
Có Allele A9 của gene DAT (dopamine transporter) Chấn thương
Tiền sử chấn thương (ngã hoặc bỏng)
Mức độ chấn thương đầu theo thang Abbreviated Injury Scale ≥ 3 Gãy xương đùi
44
Tồn tại tổn thương cấu trúc não bộ Bệnh mắc kèm
Bệnh mắc kèm > 1 (thang Charlson) Có > 1 bệnh mắc kèm cấp tính
Chẩn đoán bệnh khác ngoài AUD (rối loạn sử dụng rượu)
Tình trạng nhiễm khuẩn hiện tại (viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu) Nồng độ rượu trong dịch cơ thể > 1 g/L
Nhiệt độ cơ thể đo kẹp nách > 38°C Thở máy
Giảm oxy huyết Thang điểm CIWA
Điểm CIWA-Ar > 10 Điểm CIWA-Ar > 15 Rối loạn thần kinh/tâm thần Trầm cảm
Tiền sử co giật động kinh Triệu chứng nhập viện co giật Triệu chứng rối loạn tâm thần Số đợt co giật
Xét nghiệm sinh hóa Bilirubin tăng > 1000 mg/L AST
AST > 41 àmol/L AST tăng
ALT tăng Kali máu
Kali máu < 3.5 mmol/L Kali máu thấp
GGT tăng
Giảm điện giải (K, Cl) Xét nghiệm huyết học Số lượng tiểu cầu giảm
Số lượng tiểu cầu < 119.103/àL Homocysteine tăng
Khác
Chậm trễ trong chẩn đoán > 24h
Sử dụng thuốc hướng thần ngoài hướng dẫn điều trị