Giải pháp ứng dụng công nghệ tự động hoá lưới diện phân phối

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa lưới điện phân phối thành phố quảng ngãi nhằm giảm tổn thất điện năng và nâng cao độ tin cậy (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỘ TIN CẬY

1.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

1.4.5. Giải pháp ứng dụng công nghệ tự động hoá lưới diện phân phối

Đây là giải pháp nâng cao độ tin cậy bằng cách phân chia lưới thành những đoạn nhỏ để khi sự cố thì việc cô lập đƣợc dễ dàng hơn, thời gian sự cố nhỏ hơn.

Thông thường có hai loại phân đoạn đường dây như sau:

- Phân đoạn đường dây bán tự động được thực hiện bởi cơ cấu dao cách ly, cầu chì tự rơi hoặc các thiết bị thao tác bằng tay khác đặt trên các nhánh rẽ. Khi có sự cố trên đoạn đường dây nào đó, cơ cấu phân đoạn sẽ tách đoạn đường dây này ra khỏi mạng điện chính, đảm bảo cho các hộ dùng điện khác không bị ảnh hưởng. Sau khi đã khắc phục sự cố, mạng điện lại được đóng vào nguồn bằng tay. Cơ cấu phân đoạn này cũng đƣợc sử dụng để cắt điện khi sửa chữa định kỳ và kiểm tra thiết bị.

- Phân đoạn đường dây bằng cơ cấu tự động thường được thực hiện bằng các máy cắt, có thể tự động đóng cắt hoặc điều khiển từ xa. Khi mạng điện có sự cố thì cơ cấu phân đoạn sẽ tự động tách đoạn đường dây sự cố ra khỏi mạng điện đảm bảo CCĐ liên tục cho các hộ dùng điện ở các nhánh dây không bị sự cố.

b) Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp Giải pháp có một số ƣu, nhƣợc điểm nhƣ sau:

Ƣu điểm:

- Khi phân đoạn đường dây thì các chỉ tiêu về độ tin cậy được cải thiện nhiều.

- Thuận lợi trong công tác quản lý vận hành.

Nhƣợc điểm: Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày ở trên thì không thể nâng cao độ tin cậy bằng mọi giá mà cần phải có sự tính toán hợp lý. Việc phân đoạn đường dây bằng cách đầu tƣ thiết bị phân đoạn đòi hỏi phải có vốn đầu tƣ rất lớn, do đó để có đƣợc lời giải tối ƣu thì việc đặt cơ cấu phân đoạn phải xác định theo phương pháp tính toán kinh tế - kỹ thuật hết sức phức tạp.

1.4.5. Giải pháp ứng dụng công nghệ tự động hoá lưới diện phân phối a) Giới thiệu giải pháp

Nhật Bản là nước có thời gian mất điện ngắn nhất trên thế giới một phần là nhờ áp dụng hệ thống tự động hoá lưới phân phối (DAS) trên diện rộng.

Hệ thống tự động hoá lưới điện phân phối (DAS) cung cấp chức năng điều khiển và giám sát từ xa các dao cách ly phân đoạn tự động (Sectionalizer), phối hợp giữa các điểm phân đoạn trên lưới điện phân phối, nhờ đó cô lập được phân đoạn sự cố, khôi phục việc cung ứng điện cho phần còn lại của hệ thống không bị sự cố.

Thông thường DAS bao gồm những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Việc tự động hoá lưới điện phân phối thực hiện bởi rơle phát hiện sự cố FDR (Fault Detecting Relay) và các dao cách ly chân không VS (Vacuum Switch) lắp đặt trên lưới phân phối, kết hợp cùng chức năng tự đóng lặp lại tại máy cắt xuất tuyến.

- Giai đoạn 2: Việc tự động hoá lưới phân phối kèm theo các chức năng giám sát và điều khiển xa các dao cách ly phân đoạn tự động. Các chức năng điều khiển và giám sát xa thực hiện nhờ các thiết bị đầu cuối điều khiển xa RTU (Remote Terminal Unit) lắp đặt tại các dao cách ly phân đoạn tự động, các thiết bị chủ điều khiển xa lắp đặt tại các trung tâm điều khiển và các hệ thống thông tin.

- Giai đoạn 3: Hệ thống tự động hoá lưới điện phân phối được tự động hoá bằng máy tính (Computer - Based Distribution Automation System)

Hệ thống DAS được nghiên cứu áp dụng cho kết cấu đường dây tải điện trên không và cáp ngầm trung thế.

b) Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp

Giải pháp ứng dụng hệ thống DAS có một số ƣu, nhƣợc điểm nhƣ sau:

Ƣu điểm:

- Rút ngắn đƣợc thời gian mất điện do đó giảm đƣợc thiệt hại về doanh thu do ngừng cung cấp điện.

- Thuận lợi trong công tác quản lý và vận hành.

- Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, khai thác triệt để tính năng của thiết bị. Giảm được chi phí tiền lương do giảm được một số nhân lực phục vụ công tác vận hành đường dây và trạm.

Nhƣợc điểm:

- Phải đầu tƣ đồng bộ với chi phí đầu tƣ lớn. Cần có sự tính toán quy hoạch, thiết kế ngay từ ban đầu cho một xuất tuyến hay một khu vực. Trong khi đó lưới điện phân phối nói chung và lưới điện phân phối tỉnh Quảng Ngãi nói riêng lại phát triển chắp vá theo từng giai đoạn. Sự làm việc tin cậy của các thiết

bị công nghệ SPS, VS, FDR là vấn đề cần đƣợc tính toán và quan tâm vì nó ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy của lưới điện.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa lưới điện phân phối thành phố quảng ngãi nhằm giảm tổn thất điện năng và nâng cao độ tin cậy (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)