Kết quả điều tra xã hội học

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa khu văn hóa lịch sử ngũ hành sơn (Trang 53 - 61)

HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN

2.5. Kết quả điều tra xã hội học

Tiến hành điều tra xã hội học theo hai hướng:

+ Hướng điều tra thứ nhất: lấy ý kiến của 300 người dân sinh sống tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn và khu vực lân cận.

+ Hướng điều tra thứ hai: thu thập ý kiến một số nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ và người làm công tác quản lý trên địa bàn Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

2.5.1. Hướng điều tra thứ nhất:

Tiến hành điều tra lấy ý kiến 300 người dân sinh sống tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn và khu vực lân cận, thông qua việc lập bảng gồm 11 câu hỏi điều tra xã hội học trong đó có 9 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi mở. (Nội dung bảng câu hỏi điều tra xã hội học xem phần phụ lục).

Chuyển nội dung các câu hỏi lên Google biểu mẫu, gửi bảng câu hỏi đến người dân thông qua mạng xã hội facebook, messenger, kết quả thu thập được 300 kết quả trả lời. Số liệu được xử lý từ Google biểu mẫu xuất sang file excel (.xlsx) và trình bày dưới dạng các biểu đồ sau:

Tổng số của câu 1: Anh (chị) quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn này như thế nào ?

Hình 2.15 Biểu đồ kết quả trả lời câu 1

Kết quả câu 1 cho thấy đa phần người dân quan tâm đến Danh thắng, họ nhận thức được việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang lại đời sống tinh thần phong phú, đậm đà bản sắc.

Tổng số của câu 2: Anh (chị) đánh giá thực trạng phát triển của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn này như thế nào ?

Hình 2.16 Biểu đồ kết quả trả lời câu 2

Kết quả câu 2 phản ánh được thực trạng phát triển của Danh thắng. Bên cạnh các việc làm được như đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng giao thông, thoát nước thải, trang thiết bị hiện đại phục vụ du lịch, quy hoạch làng nghề, giải quyết tốt vấn đề việc làm, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng du lịch...thì cũng tồn tại các vấn đề chưa được, đang dần làm suy giảm quá trình phát triển chung của Danh thắng như vấn đề ô nhiễm môi trường. Định hướng phát triển bền vững làng nghề trong tương lai.

Tổng số của câu 3: Công tác Quy hoạch – Đô thị gắn liền với việc bảo tồn các giá trị văn hóa tại di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn có thực hiện tốt không?

Hình 2.17 Biểu đồ kết quả trả lời câu 3

Kết quả câu 3 phản ánh công tác quy hoạch giải tỏa đền bù diễn ra trên diện rộng gây ảnh hưởng lớn đến an cư lập nghiệp của người dân. Tốc độ đô thị hóa nhanh gây

áp lực về bảo đảm an ninh trật tự. Nhưng đa phần người dân nhận thấy công tác quy hoạch đô thị diễn ra tốt, người dân tin tưởng, ủng hộ chính sách chung của Thành phố.

Tổng số của câu 4: Công tác Quy hoạch – Đô thị có ảnh hưởng đến sinh kế người dân khu vực Danh thắng Ngũ Hành Sơn không ?

Hình 2.18 Biểu đồ kết quả trả lời câu 4

Kết quả câu 4 chỉ ra rằng người dân nhanh thấy được tốc độ đô thị hóa nhanh, công tác giải tỏa đền bù trên diện rộng đã ảnh hưởng đến công việc, nông dân phải nhường đất thâm canh lại để xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, khiến công việc đời sống người dân bị đảo lộn. Nhưng một phần không nhỏ các hộ dân được hưởng lợi từ công tác giải tỏa đền bù này đó là những hộ dân sống tại các khu vực xen kẽ với các hộ sản xuất đá mỹ nghệ, họ phải chịu chung cảnh ô nhiểm môi trường không khí, tiếng ồn, nguồn nước. Việc được di dời ra các khu đô thị mới khang trang hiện đại hơn giúp họ ổn định hơn về chỗ ở, môi trường sống được cải thiện.

Tổng số của câu 5: Anh (chị) có hài lòng về việc Quy hoạch di dời Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống tập trung tại địa điểm hiện tại không ?

Hình 2.19 Biểu đồ kết quả trả lời câu 5

Kết quả câu 5 phản ánh đông đảo người dân đồng tình với chủ trương di dời bộ phận sản xuất làng nghề đá tập trung tại vị trí mới, nhằm giảm thiểu tác dộng có hại đến Danh thắng, làng nghề được bố trí không quá xa so với khu Danh thắng tạo điều kiện thuận lợi để kết nối, hỗ trợ cùng phát triển. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận người dân không đồng tình do việc triển khai di dời chậm chạp thiếu đất để bố trí cho các hộ sản xuất có nhu cầu mở rộng cơ sở. Việc tập trung mang lại hiệu quả thiết thực song do công tác quy hoạch không theo kịp đà phát triển của làng nghề dẫn đến hạ tầng chưa thực sự đảm bảo, hoạt động sản xuất phần nào bị ảnh hưởng, tình hình an ninh trật tự tại làng nghề có những chuyển biến phức tạp, nạn bảo khê, cho vay nặng lãi hoạt động biến tướng tinh vi. Làng nghề vẫn nằm cạnh khu dân cư nên ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt người dân. Công tác hoạch định chính sách, định hướng phát triển bền vững làng nghề vẫn dậm chân tại chổ.

Tổng số của câu 6: Anh (chị) thấy Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống tập trung tại địa điểm hiện tại có gây ô nhiểm môi trường cho người dân xung quanh không ?

Hình 2.20 Biểu đồ kết quả trả lời câu 6

Kết quả câu 6 cho thấy làng nghề đá tập trung với hơn 497 cơ sở sản xuất lớn nhỏ, hơn 3000 lao động. Các cơ sở vừa di dời lên đã triển khai cơ sở vật chất ổn định sản xuất ngay, quy mô làng nghề phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, đa phần ý kiến người dân cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề, đặt biệt là ô nhiễm nguồn nước, bụi bẩn đã tác động lớn đến khu dân cư kề cạnh. Nhu cầu mở rộng sản xuất và mở xưởng mới rất lớn nên mật độ cơ sở sản xuất trên làng nghề là rất dày nhưng diện tích quy hoạch làng nghề có hạng khiến cơ sở hạ tầng bị quá tải nhanh xuống cấp. Hầu hết chất thải từ sản xuất như bột đá vương vãi khắp các xưởng khi có gió mạnh sẽ cuốn bay sang gây ô nhiễm cho khu dân cư kế cạnh, mặt khác công tác làm tường chắn cây xanh nhằm giảm thiểu ô nhiểm bụi cho khu dân cư là chưa mang lại hiệu quả cao, ô nhiễm tiếng ồn chưa có giải pháp khắc phục tốt, hệ thống xử lý nước thải đã được đầu tư hiện đại giải quyết tốt phần nào vấn đề ô nhiễm nguồn nước.

Tổng số của câu 7: Anh (chị) có hài lòng về công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn không ?

Hình 2.21 Biểu đồ kết quả trả lời câu 7

Kết quả câu 7 cho thấy. Việc Danh thắng tồn tại nhiều công trình kiến trúc có niên đại rất lâu, tồn tại qua nhiều giai đoạn lịch sử, mang trên mình những giá trị văn hóa qua từng thời kỳ. Các nhà chức trách cũng đã nghiên cứu tìm các giải pháp tối ưu nhất để trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ di tích lịch sử, thực tế phần nào đã đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn, trùng tu. Đa phần người dân nơi đây nhận thấy hiện quả và hài lòng với việc làm này.

Tổng số của câu 8: Anh (chị) nhận thấy việc quản lý các hoạt động du lịch tại khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn có diễn ra tốt không ?

Hình 2.22 Biểu đồ kết quả trả lời câu 8

Kết quả câu 8 cho thấy. Những năm gần đây lượng du khách đến tham quan khu Danh thắng ngày một đông hơn, áp lực về quản lý Danh thắng là rất lớn. Trước nhiệm

vụ khó khăn này thành phố cùng địa phương và phối hợp với các ngành chức năng đã rà soát nắm thực tế đề ra nhiều chính sách tích cực hiệu quả, tăng cường chất lượng nhân sự, đề xuất những chế tài chính sách quản lý mang lại sự ổn định cho hoạt động của Danh thắng. Tất cả những điều trên được thể hiện qua bộ mặt của Danh thắng, sự hài lòng của du khách, lượng du khách đến với Danh thắng ngày một đông đảo hơn, đa dạng hơn. Kinh tế khu vực tăng trưởng mạnh nhờ danh thu từ du lịch và các dịch vụ đi kèm. Kết quả người dân đa phần nhận thấy việc quản lý các hoạt động du lịch tại khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn diễn ra tốt.

Tổng số của câu 9: Anh (chị) có hài lòng về việc công tác quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn ?

Hình 2.23 Biểu đồ kết quả trả lời câu 9

Kết quả thu thập câu 9 cho thấy sự hài lòng của đại bộ phận người dân về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của khu Danh thắng. Điều đó có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các chính sách giải tỏa đền bù, xây dựng các khu đậu xe, mở các lối xuống biển, xây dựng các khu đô thị, khu vui chơi giải trí, hệ thống xử lý nước thải, chiếu sáng, đường giao thông được nâng cấp mở rộng như đường Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hiến, Sơn Trà – Điện Ngọc, Non Nước. Song đi đôi với quá trình phát triển hạ tầng đó cũng tác động không nhỏ đến lợi ích của một số hộ dân khiến họ không hài lòng với công tác quy hoạch này đó là các hộ bị giải tỏa trên đường Huyền Trân Công Chúa họ cho biết hoạt động kinh doanh buôn bán của họ bị ảnh hưởng lớn do bị di chuyển ra khu dân cư mới, từ vị trí thuận lợi buôn bán thu nhập cao nay chuyển sang vị trí khác không còn thuận lợi nữa. Mặt khác công tác đền bù, bố trí tái định cư chưa thỏa đáng phần nào do quỹ đất phát triển còn hạn hẹp, nhu cầu được bố trí diện tích cao và vị thế thuận lợi của các hộ bị giải tỏa. Một số vị trí bố trí tái định cư hạ tầng còn chưa đồng bộ do vướng điều chỉnh quy hoạch dự án, đấu nối với các khu vực giáp ranh.

Tổng số của câu 10: Theo anh (chị) có nên xây dựng Quảng trường trung tâm Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động du lịch, lễ hội, tạo kiến trúc cảnh quan, bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử?

Hình 2.24 Biểu đồ kết quả trả lời câu 10

Câu 10 là câu hỏi mở nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau và nhận thấy rằng người dân nơi đây rất quan tâm đến vấn đề quy hoạch xây dựng, đặt biệt là những dự án có ảnh hưởng đến khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn do văn hóa tập quán người dân nơi dây mang nặng tính nơi chốn, tín ngưỡng.

Kết quả nhận được thể hiện trên biểu đồ hình cột. Đa phần người dân đều hướng đến việc ủng hộ xây dựng quảng trường trung tâm. Công trình có thể sẽ mang lại một bộ mặt đô thị mới mẻ, hài hòa với cảnh quan, thiên nhiên và môi trường khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Tổng số của câu 11: Anh (chị) có đề xuất gì để phát triển Danh thắng Ngũ Hành Sơn ?

Hình 2.25 Biểu đồ kết quả trả lời câu11

Câu hỏi 11 nhằm lấy ý kiến đóng góp cho sự phát triển chung của Danh thắng, phần lớn người trả lời câu hỏi này quan tâm đến việc giảm ô nhiểm tại khu làng nghề đá mỹ nghệ tập trung. Tiếp theo vấn đề cũng được quan tâm là làm sao phải nhanh chóng xây dựng được các giải pháp, đề án trùng tu, bảo tồn các di tích cổ trong khu Danh thắng. Có một số ý kiến khách cho rằng cần xây dựng công viên trưng bày tượng đá mỹ nghệ nhằm tạo không gian sinh hoạt cộng đồng, tăng cường khả năng giao tiếp trong đô thị.

2.5.2. Hướng điều tra thứ hai:

- Tiến hành thu thập ý kiến của một số nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ và người làm công tác quản lý trên địa bàn Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Nội dung thu thập: Định hướng để phát triển làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống cho thời gian tới ?

Ông Võ Đức Huy, Trưởng ban quản lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước cho biết: Cần sớm quy hoạch mở rộng Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước để các cơ sở chưa có đất sớm vào tập trung trong làng nghề; đề nghị xây tường rào (bên cạnh trồng cây bao quanh chống bụi bay) để ngăn bụi phát tán ra khu dân cư lân cận cũng như an toàn cho làng nghề; đề xuất hỗ trợ vốn vay ưu đãi để củ các cơ sở sản xuất tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở nhỏ có điều kiện phát triển mở rộng sản xuất.

Bên cạnh đó đề xuất ý tưởng “du lịch làng nghề” nhưng để hiện thực hóa ý tưởng này, cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành; hỗ trợ kinh phí, biện pháp để quản lý tốt môi trường, nước thải, bụi phát tán; đường giao thông nội bộ thông thoáng; bố trí khu trưng bày tượng đẹp, sản phẩm đẹp; hình thành khu dịch vụ, thương mại; đẩy mạnh quảng bá, truyền thông để thu hút và hướng khách du lịch đến với làng nghề...”

Nội dung thu thập: Công tác bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc cổ trong Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn ?

Ông Lê Ngọc Nhất, Phó Ban Quản lý Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn nhìn nhận, việc bảo tồn, phát huy di tích cấp quốc gia này chưa đúng tầm. Một số ngôi chùa trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn xây dựng, trùng tu, phục dựng không theo một chuẩn mực nào. Vì thế về lâu dài, chúng tôi cần sự chung tay của các ngành chức năng liên quan trong bảo tồn di tích.

2.5.3. Nhận xét chung về kết quả điều tra xã hội học:

- Đa phần người dân quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa tại khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

- Di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn đang phát triển tốt.

- Địa phương đang thực hiện tốt công tác quy hoạch đô thị gắn liền với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.

- Việc quy hoạch trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân khu vực Danh thắng.

- Làng đá Mỹ nghệ truyền thống di dời về địa điểm mới đã phát huy nhiều điểm tích cực.

- Tuy nhiên hoạt động sản xuất mở rộng nhanh chóng tại làng nghề đã làm cho hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng.

- Công tác trùng tu bảo tồn các di tích lịch sử tại Danh thắng cơ bản được thực hiện khá bài bản, mang lại hiệu quả tương đối tích cực.

- Công tác quản lý du lịch, vận hành Danh thắng được thực hiện tốt hơn trong những năm gần đây, bộ mặt Danh thắng có nhiều sự đổi mới.

- Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh từng bước, song vẫn còn đó một số bất cập chưa đồng bộ, còn nhiều dự án treo gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

- Đại bộ phận người dân quan tâm đến việc xây dựng các công trình trong Danh thắng, đề xuất xây dựng quảng trường trung tâm được người dân đồng tình cao.

- Các đề xuất phát triển Danh thắng đa phần hướng đến việc giảm ô nhiểm tại khu làng nghề đá mỹ nghệ và các giải pháp đề án trùng tu bảo tồn các di tích cổ trong khu Danh thắng.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa khu văn hóa lịch sử ngũ hành sơn (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)