HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
2.6. Phân tích giao thông, tổ chức không gian đô thị quận Ngũ Hành Sơn
Sử dụng phương pháp luận về không gian cú pháp (SPACE SYNTAX) [29].
Thông qua việc sử dụng phần mềm DepthmapX-0.50-64bit-Windows (DepthmapX là một phần mềm nền tảng mã nguồn mở để thực hiện một bộ các phân tích mạng không gian được thiết kế để hiểu các quá trình xã hội trong môi trường xây dựng). Nhằm phân tích giao thông, tổ chức không gian đô thị.
Kết quả phân tích được trình bày dưới đây:
Bước1. Tạo file bản đồ trục:
Sử dụng file Autocad bản đồ thành phố Đà Nẵng, sau khi đối chiếu nội dung file cad với thực tế hiện trạng quy hoạch thành phố Đà Nẵng. Tiến hành trích xuất phần bản đồ quận Ngũ Hành Sơn (file: NHS.LV.dwg) rồi chuyển bản đồ sang dạng tim đường giao thông. Tiếp đến chuyển file NHS.LV. Dwg sang dạng NHS.LV.dxf.
Mở phần mềm DepthmapX và Import file NHS.LV.dxf vào phần mềm để sử dụng.
Kết quả như hình dưới đây.
Hình 2.26 Tạo bảng đồ trục Bước 2. Phân tích trục dọc:
Chuyển bản đồ thành trục dọc.
Hình 2.27 Chuyển bảng đồ thành trục dọc
Bước 3. Chuyển thành bản đồ Segment:
Hình 2.28 Chuyển thành bản đồ Segment
Bước 4. Dùng phương pháp phân tích Segment - Step depth - Metric step với bán kính toàn bộ quận Ngũ Hành Sơn
Hình 2.29 Kết quả phân tích toàn cục
- Nhận xét: Đoạn đường Ngã ba Lê Văn Hiến – Huyền Trân Công Chúa có ảnh hưởng lớn đến hệ thống giao thông xung quanh khu vực Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Các đoạn đường màu đỏ là nơi có mật độ giao thông lớn, những đoạn đường này có nhiều sự lựa chọn di chuyển, thực tế cũng cho thấy các đoạn đường Huyền Trân Công
Chúa, Lê Văn Hiến; Sơn Trà - Điện Ngọc; Phạm Hữu Nhật; Sư Vạn Hạnh, Non Nước…luôn đông đúc các phương tiện di chuyển, phù hợp để tổ chức các loại hình thương mại dịch vụ.
Bước 5. Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận Ngũ Hành Sơn:
Hình 2.30 Chọn bán kính phân tích Segment analysis
Hình 2.31 Phân tích đoạn Segment analysis
Hình 2.32 Kết quả Phân tích đoạn Segment analysis
- Nhận xét: Xét quy mô toàn cục (Toàn quận Ngũ Hành Sơn) hình 2.32.
+ Đoạn đường màu đỏ trong hình có mật độ giao thông cao nhất, được lựa chọn để di chuyển nhiều nhất là đoạn cuối đường Lê Văn Hiến đến đầu đường Trần Đại Nghĩa (đoạn từ bệnh viên 600 gường đến Làng Đại Học Đà Nẵng).
+ Đoạn đường này có độ tích hợp cao, nằm trong khu trung tâm quận Ngũ Hành Sơn và là những tuyến đường trọng điểm kết nối với các khu vực lân cận như Hội An, cảng Tiên Sa và đi xuyên qua Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
+ Và thực tế cũng cho thấy rõ điều này, các đoạn đường trên cho thấy mật độ giao thông rất cao và cũng là tuyến đường giao thương sôi động của khu vực. Do vậy việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường là hết sức cần thiết để tổ chức giao thông, quy hoạch cảnh quan Khu Danh thắng.
Bước 6. Trên cơ sở việc phân tích tổng thể giao thông quận, đề xuất thêm đoạn đường nối dài từ Huyền Trân Công Chúa kết nối sang ngọn Mộc Sơn và Kim Sơn, nối dài sang khu dân cư Bình Kỳ.
Kết quả phân tích được trình bày dưới đây:
Đề xuất thêm đoạn đường:
Hình 2.33 Đề xuất thêm đoạn đường
Dùng phương pháp phân tích Segment - Step depth - Metric step với bán kính toàn bộ quận Ngũ Hành Sơn
Hình 2.34 Kết quả phân tích Metric step toàn cục quận Ngũ Hành Sơn
Kết quả hình 2.34 cho thấy các đoạn đường màu đỏ là nơi có mật độ giao thông lớn, những đoạn đường này có nhiều sự lựa chọn di chuyển, thực tế cũng cho thấy các đoạn đường Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hiến; Sơn Trà- Điện Ngọc; Phạm Hữu Nhật; Sư Vạn Hạnh; Non Nước…các đoạn đường này hiện tại bao quanh khu Danh thắng đều luôn đông đúc các phương tiện di chuyển.
Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận Ngũ Hành Sơn theo đề xuất trên
Hình 2.35 Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận Ngũ Hành Sơn
Hình 2.36 Kết quả phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn quận Ngũ Hành Sơn
Kết quả Hình 2.36 cho thấy đoạn đường màu đỏ có mật độ giao thông cao nhất, được lựa chọn để di chuyển nhiều nhất là đoạn cuối đường Lê Văn Hiến đến đầu đường Trần Đại Nghĩa (đoạn từ bệnh viên 600 gường đến Làng Đại Học Đà Nẵng) tương tự như phép phân tích khi không đề xuất quy hoạch thêm đường, kết quả trên
cũng cho thấy tầm quan trong của các tuyến đường này trong tổng thể không gian đô thị.
Trong một kết quả phân tích khác về tổng thể giao thông, tổ chức không gian đô thị trên toàn địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng. Phân tích này là cơ sở đối chiếu nhận định với kết quả phân tích trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn:
Hình 2.37 Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính toàn thành phố Đà Nẵng
Hình 2.38 Kết quả phân tích giao thông tổng thể thành phố Đà Nẵng
+ Kết quả phân tích hình 2.38 cho thấy đoạn đường có mật độ giao thông cao nhất, được lựa chọn để di chuyển nhiều nhất là đường Điện biên Phủ (đoạn hầm chui Nguyễn Tri Phương – Cầu vượt Ngã Ba Huế) và đường quốc lộ 1A-Trường Chinh (đoạn Cầu vượt Ngã Ba Huế - ngã ba Lê Đại Hành).
+ Tiếp đến là Tuyến đường Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến (đoạn từ Ngã Tư cầu Rồng đến Bệnh Viên Phụ Sản Nhi thành phố Đà Nẵng hay gọi là Bệnh viện 600 gường). Đoạn Trường Chinh từ ngã ba Lê Đại Hành đến Cầu Vượt Hòa Cầm.Và tuyến đường kết nối từ đầu cầu Rồng đến Hầm Chui Nguyễn Tri Phương, đoạn Lê Duẩn – Cầu Sông Hàn.
+ Và các tuyến đường nối khu trung tâm thành phố với các khu vực khác như Ngô Quyền, Hoàng Thị Loan, Tôn Đức Thắng, Lê Đại Hành, Trần Đại Nghĩa.
+ Đa phần các đoạn đường có nhiều sự lựa chọn để di chuyển, có độ tích hợp cao đều nằm trong khu trung tâm thành phố và là những tuyến đường trọng điểm kết nối với các khu vực lân cận như Lê Văn Hiến, Trường Chinh, Hoàng Thị Loan, Võ Chí Côn, Tôn Đức Thắng.
Nhận xét các phân tích trên: Qua các kết quả phân tích giao thông, tổ chức không gian trên toàn bộ thành phố Đà Nẵng cho ta thấy được được kết quả đúng đắn của việc phân tích giao thông và tổ chức không gian riêng cho quận Ngũ Hành Sơn.
Hai kết quả phân tích cho thấy được sự đúng đắn và tầm quan trọng của tuyến đường Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa trong việc kết nối giao thông giữa các quận trên toàn thành phố và các khu vực tiếp giáp.
Kết luận chương 2
Để phát huy các lợi thế về tiềm năng phát triển về mọi mặt khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, tập trung kết nối các giá trị văn hóa, làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống, công tác quản lý du lịch dịch vụ và công tác bảo tồn các giá trị văn hóa để tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn một cách hiệu quả. Thực hiện việc phát huy từng yếu tố cấu thành Danh thắng đồng thời kết hợp với các yếu tố khác như việc phát triển dịch vụ du lịch kết hợp với phát triển làng nghề hay công tác trùng tu bảo tồn các công trình kiến trúc cổ gắn liền với công tác quản lý của các cấp có thẩm quyền và công tác tuyên truyền ý thức người dân du khách. Việc thực hiện các lễ hội truyền thống phải gắn liền và mang đậm yếu tố văn hóa địa phương các yếu tố văn hóa phi vật thể.
Các cơ sở để tổ chức không gian kiến trúc Danh thắng Ngũ Hành Sơn bao gồm:
Đặc điểm các yếu tố cấu thành nên cảnh quan môi trường, khí hậu địa hình, địa chất, các công trình kiến trúc cổ hiện hữu, các đề thờ, chùa cổ, văn bia, miếu thờ. Hạ tầng giao thông, hiện trạng quy hoạch sử dụng đất.
Các cơ sở về điều tra xã hội học nhằm tiếp thu ý kiến người dân bản địa, du khách, các chuyên gia, nghệ nhân làng nghề về thực trạng và hướng phát triển Danh thắng.
Các kết quả phân tích giao thông, tổ chức cảnh quan khu vực Danh thắng và lân cận, nhằm tìm hướng tiếp cận cũng như địa điểm phù hợp để xây dựng các công trình kiến trúc nhằm đáp ứng việc phát triển bền vững Danh thắng Ngũ Hành Sơn tương ứng với tiềm năng sẵn có.
Các nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, giao tiếp xã hội, nhu cầu về môi trường sống.
Nhu cầu về hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, tiếp thu các giá trị văn hóa khác.
Các hình thức kiến trúc, không gian và quy mô các công trình xây dựng phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Vị trí, vật liệu sử dụng xây dựng các công trình kiến trúc cảnh quan, các kiến trúc nhân tạo phải hài hòa với kiến trúc địa phương, đảm bảo tính bền vững, thích dụng phù hợp với môi trường khí hậu biển, có khả năng đáp ứng được sự phát triển trong tương lai.
Các sơ sở cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa Khu di tích lịch sử văn hóa Ngũ Hành Sơn:
Các yếu tố về dân cư, tập quán sinh hoạt, nhu cầu về hoạt động tín ngưỡng.
Các công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử, các di tích khảo cổ, các lễ hội tại địa phương đặt biệt là Lễ hội Quán Thế Âm mang đậm văn hóa Phật giáo.
Hiện tại trong khu Danh thắng có rất nhiều các công trình kiến trúc có tuổi đời cao đang bị xâm hại và xuống cấp. Việc bảo tồn cần phải có biện pháp phù hợp, phải có sự phân loại, nghiên cứu về đặc điểm từng công trình nhằm có hướng tiếp cận phù hợp nhất.
Cần phải có các chính sách lâu dài, hiệu quả để quản lý, thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu, song song với đó là công tác tuyên truyền người dân, du khách về ý thức bảo vệ môi trường tôn trọng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các công trình kiến trúc.