HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
Chương 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO
3.1. Giải pháp về quy hoạch, phát triển làng nghề
Hình 3.1 Sơ đồ phân khu chức năng
Các khu chức năng chính:
+ Khu hành chính tập trung:
Bao gồm các công trình hành chính công như Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, Công An Quận, Cục thuế quận, Chi cục thi hành án, Ngân Hàng Chính Sách, Bảo hiểm Xã hội vv.vv. Việc tổ chức xây dựng các cơ quan hành chính tập trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức đến liên hệ làm việc, giảm thiểu thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính. Giúp bộ máy hành chính vận hành tốt hơn. Cải thiện điều kiện làm việc, chỉnh trang đô thị. Nhưng việc quy hoạch xây dựng tập trung các cơ quan hành chính cần thiết phải tính đến việc bảo đảm an ninh trật tự và hạ tầng kỹ thuật, đặt biệt là vấn đề về giao thông, khi các phương tiện và người tập trung về khu vực này để trao đổi làm việc đông đúc.
+ Khu Văn hóa - du lịch tâm linh:
Bao gồm khu vực 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn, kể cả các đường giao thông kết nối.
Các công trình kiến trúc cổ, nhà thờ, đền chùa, các di chỉ khảo cổ học.
Khu vực này có sự quản lý của Ban quản lý Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Cần thiết phải có các cơ chế quy định quản lý rõ ràng, hợp lý. Việc buôn bán kinh doanh trong khu vực này phải được quản lý chặt chẽ, việc xây dựng phải tuân thủ theo các quy định quản lý quy hoạch kiến trúc riêng, hạ tầng kỹ thuật được xây dựng phải đảm bảo giải quyết tốt vấn đề về giao thông, cấp nước, thoát nước thải. Cần thiết phải xây dựng hệ thống giao thông bền vững, an toàn, thân thiện môi trường. Thường xuyên tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ Danh thắng, tài sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
+ Khu làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống:
Trước đây khi đến với Danh thắng Ngũ Hành Sơn thì hình ảnh làng nghề đá truyền thống vừa sản xuất, vừa kinh doanh buôn bán in đậm trong tâm trí mọi du khách khi đặt chân tới nơi đây. Những hình ảnh chân thực của các nghệ nhân đang sản xuất các sản phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ luôn thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo cho nơi đây có sức thu hút ấn tượng, khó quên. Song qua thời gian việc sản xuất dần trở nên phát triển rộng khắp, nhanh chóng, hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được khả năng ô nhiểm môi trường do hoạt động sản xuất đá gây ra ô nhiểm nguồn nước, ô nhiểm tiếng ồn khiến cho khu Danh thắng, người dân du khách đối mặt với tình trạng ô nhiểm môi trường nghiêm trọng. Do đó thành phố Đà Nẵng đã chủ trương di dời làng đá mỹ nghệ truyền thống tập trung tại khu vực giáp ranh giữa phường Hòa Hải và phường Hòa Quý, cách các ngọn núi về phía Tây Nam khoảng 1km, chỉ để trong khu vực Danh thắng còn tồn tại hoạt động trưng bày buôn bán phục vụ du lịch do đó tình trạng ô nhiễm môi trường đã cơ bản được đảm bảo.
Việc di dời làng đá tập trung cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực khi giải quyết được vấn đề quá tải về hạ tầng giao thông, môi trường, giản mật độ cư dân làng nghề
và các loại hình hoạt động hậu cần làng nghề. Qua đó giải quyết tốt hơn về vấn đề an sinh xã hội. Việc quy hoạch làng nghề đá tập trung tại vị trí không quá xa so với Danh thắng đảm bảo quá trình kết nối giữa khâu sản xuất và khâu trưng bày giới thiệu phân phối sản phẩm được đảm bảo. Nhưng hiện tại làng nghề vẫn tồn tại nhiều bất cập như việc phân lô diện tích đất sản xuất còn nhỏ chưa đáp ứng tốt nhu cầu từ phía các chủ cơ sở sản xuất. Mặt khác làng đá tập trung nằm quá gần hay nói đúng hơn là nằm giữa khu dân cư nên ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân nơi đây, công tác xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, chất thải chưa đảm bảo, ô nhiểm tiếng ồn, tình hình an ninh trật tự tại làng nghề diễn ra phức tạp. Hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh chóng do các tập trung nhiều phương tiện vận chuyển hạng nặng ra vào làng nghề để tập kết đá về gia công, sản xuất.
+ Làng sản xuất nông nghiệp sạch:
Phía tây Khu Danh thắng là một nhánh của sông Cổ Cò với hai bên bờ là các bải sình lầy và các bãi đất trũng, phù hợp để trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày kết hợp với loại hình du lịch trải nghiệm thực tế canh tác trồng trọt qua đó kết hợp được với công tác du lịch của Danh thắng đồng thời kết nối với làng nghề đá truyền thống tạo sự đa dạng, bản sắc trong công tác phát triển du lịch dịch vụ khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đồng thời giải quyết ổn định công việc cho các hộ nông dân thâm canh lâu năm tại khu vực bị giải tỏa lấy đất xây dựng hạ tầng đô thị.
+ Khu dân cƣ:
Được quy hoạch chỉnh trang hiện đại, hợp lý tập trung dân cư sinh sống, hoạt động sản xuất phục vụ làng nghề, kinh doanh buôn bán, phát triển kinh tế hộ gia đình, ổn định đời sống kinh tế. Nâng cao dân trí người dân góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc, to lớn mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho việc hoạt động du lịch, sản xuất, hậu cần làng nghề, đảm bảo an ninh trật tự, môi trường.
+ Khu nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí công cộng:
Nơi tập trung các Khách sạn, Resort ven biển, các công trình vui chơi, thương mại, dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan. Khu vực này là vệt đất ven biển kéo dài theo tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc, phần lớn được bố trí xây dựng Resort, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân Gold, khu vui chơi giải trí. Khu vực này là nơi tạo động lực phát triển về kinh tế, phát huy thế mạnh về du lịch biển, quảng bá du lịch, tạo công ăn việc làm cho địa phương và khu vực lân cận. Thực tế quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng đáng kể đến Danh thắng Ngũ Hành Sơn, các công trình xây dựng trái phép, mất thẩm mỹ, xây chen lấn, xâm phạm đến Danh thắng diễn ra phức tạp. Các công trình trên tuyến đường biển xây dựng cao tầng che khuất tầm nhìn, gây mất mỹ quan chung.
Mặc khác việc lượng lớn dân cư tập trung sinh sống quanh khu Danh thắng gây quá tải
cho hạ tầng giao thông, thoát nước, xử lý nước thải dẫn đến việc ô nhiểm môi trường, gây mất an ninh trật tự.
3.2. Giải pháp về kiến trúc, tổ chức không gian cảnh quan
Hình 3.2 Sơ đồ định hướng không gian
Khu danh thắng được quy hoạch trở thành khu trung tâm quận Ngũ Hành Sơn, nơi tiếp giáp với địa phận Quảng Nam, nằm trên tuyến đường giao thông đi Đô thị cổ Hội An và Cảng Tiên Sa. Khu Danh thắng có các hướng tiếp cận thuận lợi với khu trung tâm thành phố Đà Nẵng, các quận Sơn Trà, Cẩm Lệ tạo sự gắn kết chặt chẽ để tận dụng lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ.
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức không gian văn hóa khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn 1. Ngầm hóa đoạn giao thông trục Nam - Bắc từ đoạn cầu Biện đến ngã tư Lê Văn Hiến – Trần Hưng Đạo nhằm lưu thông xe tải, đầu kéo xuyên qua khu vực danh thắng, phía trên tổ chức giao thông bằng xe buýt điện, xe máy, phát triển mô hình xe đạp vì khoảng cách đi lại trong khu danh thắng tương đối gần.
2. Quảng trường trung tâm: Nơi diễn ra các hoạt động lễ hội chính của Danh thắng Ngũ Hành Sơn được bố trí phía Nam ngọn Thủy Sơn đoạn từ đường Lê Văn
Hiến đến cổng vé số 1, quảng trường gồm 2 phần: phần Lễ Đài và không gian tổ chức lễ hội.
3. Công viên trưng bày tượng đá Non Nước: Nơi giới thiệu trừng bày các sản phẩm điêu khắc do chính các nghệ nhân địa phương thực hiện được bố trí phía bắc Ngọn Thủy Sơn theo địa hình hiện trạng.
4. Không gian buôn bán trưng bày đồ đá mỹ nghệ, các sản phẩm lưu niệm, đặc sản địa phương: Bố trí dọc theo tuyến đường Huyền Trân Công Chúa (phía đối diện ngọn Thủy Sơn), tạo nên tuyến phố giao thương buôn bán quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống, kiến trúc đồng nhất hài hòa mang đậm bản sắc Việt.
5. Chùa Quán Thế Âm: Nơi tổ chức Lễ Hội Quán Thế Âm hằng năm, quy hoạch mở rộng không gian tổ chức lễ hội ra xung quanh ngọn Kim Sơn và ngọn Mộc Sơn.
6. Khu bảo tồn gồm ngọn Thổ Sơn và Hỏa Sơn: xây dựng vườn tượng đá xung quanh núi theo các chủ đề như vườn Phật Tích, vườn Bồ Đề .vv..vv, bố trí các khu vui chơi giải trí tại khu vực ngọn Hỏa Sơn.
7. Bãi đậu xe hai phía đầu đoạn đường Lê Văn Hiến đoạn vào khu Danh thắng.
8. Khu ẩm thực bố trí phía Bắc ngọn Kim Sơn đối diện ngọn Thổ Sơn nằm trên trục cảnh quan chỉnh Đông – Tây.
9. Làng nông nghiệp sạch kết hợp du lịch sinh thái, nằm đối diện chùa Quán Thế Âm, bên kia sông Cổ Cò.
3.3. Giải pháp về bảo tồn - trùng tu các di tích lịch sử kiến trúc cổ
Mục đích của bảo tồn – trùng tu trước hết và tối cao là duy trì, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của di tích, do đó trong trùng tu cần bảo tồn tối đa các thành phần nguyên gốc và tính chân xác của di tích. [11]
Bảo tồn – trùng tu cần hạn chế càng nhiều càng tốt sự can thiệp vào di tích, mọi sự can thiệp khi cần thiết không làm giảm, thay đổi những đặc điểm cơ bản và những giá trị vốn có của di tích. Ưu tiên bảo quản, gia cường sau đó mới đến tu bổ phục hồi và tôn tạo.
Các thành phần thay thế, bổ sung phải được phân biệt với các thành phần nguyên gốc tránh sự nhầm lẫn của các thế hệ sau.
Mọi quyết định về phục hồi cần phải có những căn cứ xác thực, tuyệt đối không được thực hiện trên các giả thiết.
Bảo tồn – trùng tu di tích là một khoa học liên quan đến các vấn đề lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật không tương đồng với xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa. Công tác trùng tu phải dựa trên những nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá toàn diện. lập hồ sơ đầy đủ trước khi can thiệp vào di tích.
Bảo tồn – trùng tu ưu tiên sử dụng các vật liệu, chất liệu truyền thống, các quy trình kỹ thuật thi công truyền thống. Việc sử dụng các vật liệu, kỹ thuật mới khi cần thiết phải có các giải pháp không làm ảnh hưởng đến các đặc điểm, giá trị vốn có của di tích.
3.4. Giải pháp phát triển Du lịch dịch vụ gắn với phát triển làng nghề và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.
Làng nghề đá mỹ nghề truyền thống từ lâu đã rất nổi tiếng và có một quá trình lịch sử gắn liền, đi sâu vào tiềm thức người dân bản địa, người thợ, nghệ nhân làng nghề. Việc phát triển các hoạt động du lịch tại khu vực cần thiết phải gắn liền với hình ảnh hoạt động sản xuất tại làng nghề, đời sống căn hóa xã hội của người dân nơi đây để xây dựng một nền tản phát triển vững chắc. Động lực để tăng trưởng kinh tế xã hội tại địa phương, giải quyết bài toán về môi trường du lịch theo xu thế mới. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng địa phương, đặt biệt là nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về trách nhiệm của bản thân với sự phát triển chung của địa phương, cách ứng xử với môi trường cảnh quan, với lịch sử phát triển bảo vệ các giá trị văn hóa của làng nghề. Trong quá trình phát triển du lịch làng nghề yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng, cần duy trì thực hiện lồng ghép các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội có giá trị văn hóa cao mang đậm bản sắc tâm linh, thể hiện được các nét văn hóa tinh hoa của làng nghề. Những hoạt động này dễ đi sâu vào lòng người, thể hiện được tinh thần dân tộc cũng như truyền thống cách mạng của người dân Ngũ Hành Sơn.
Việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, lấy du lịch là một trong những động lực thúc đẩy làng nghề phát triển và làng nghề phát triển cũng là nền tảng để phát triển du lịch làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề được hiểu là một quá trình tiến triển của nền kinh tế du lịch làng nghề trong một thời kỳ nhất định. Trong đó có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, sự tổ chức duy trì và bảo tồn không gian làng nghề truyền thống, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sự công bằng về phân phối.
Phát triển du lịch làng nghề chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau:
Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng tại làng nghề; Nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề; Sản phẩm du lịch của làng nghề; Chính sách phát triển du lịch làng nghề; Vốn đầu tư phát triển du lịch làng nghề; Điểm tham quan du lịch gắn liền với làng nghề.
Không những vậy khai thác du lịch làng nghề cũng tác động ngược lại đến kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường tại làng nghề đó.
3.5. Đề xuất cơ chế quản lý di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Trong công tác quản lý, bảo vệ một di sản văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, Ban quản lý khu danh thắng phải có định hướng trùng tu, tôn tạo, bảo quản di tích, tránh tình trạng đầu tư xây dựng tùy tiện, chủ quan có thể dẫn đến phá vở không gian
và biến dạng di tích, đề ra các giải pháp bảo quản di sản một cách hiệu quả, khoa học, có kế hoạch thống kê, giám định niên hiệu từng công trình di tích, từng di vật, cổ vật để có kế hoạch bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể vv..
Kết hợp với chính quyền địa phương, nơi có di tích, để cùng có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguyên trạng khu di tích, nhất là tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép và các tác động khác từ bên ngoài hoặc biến khu vực di tích thành các điểm kinh doanh, mồi chài mua bán, hoạt động mê tín di đoan...
Xác định ranh giới địa chính giữa các nhà chùa, khu dân cư và khu vực di tích để tránh tình trạng chồng chéo trong việc quản lý, khai thác, điều hành.
Không để các nhà chùa trong khu di tích tự ý xây dựng những hạng mục chưa được phê duyệt, hoặc tu sửa, sơn phết, làm mới các tượng cổ, các văn bia..., những hành vi can thiệp này có thể ảnh hưởng đến nguyên trạng di tích.
Thường xuyên kiểm tra các hiện vật, cổ vật, tượng, văn bia, công trình kiến trúc và các thắng cảnh thiên nhiên. Nếu nơi nào, ở đâu có dấu hiệu xuống cấp do thời gian hoặc các lý do khác thì phải kịp thời đề xuất để có biện pháp tu sửa, khắc phục. Đối với khách tham quan, vào những nơi thờ tự trang nghiêm phải ăn mặc lịch sự, có hành vi chuẩn mực, nghiêm cấm viết, vẽ bậy trên các vách đá, các công trình kiến trúc, tụ tập tổ chức ăn uống gây tiếng ồn, làm mất vệ sinh công cộng và có thể xảy ra hoả hoạn yêu cầu mọi người có ý thức chung trong việc bảo vệ các công trình, hiện vật trong khu di tích.
Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, bảo vệ di tích và khai thác dịch vụ du lịch, điều trước tiên phải xác định đây là công việc đặc thù mang tính văn hoá, hiểu rõ về Luật di sản, thực hiện nghiêm các văn bản liên quan đến việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di sản, nhận thức đúng đắn các chủ trương xây dựng, phát triển du lịch liên quan đến khu vực di tích lịch sử kiến trúc cổ.
Chú trọng đến công tác của đội Bảo vệ, đây là lực lượng nòng cốt, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các hành vi làm xâm hại di tích, xâm hại môi trường văn hoá du lịch, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn khu vực di tích.
Đội ngũ Hướng dẫn, thuyết minh trong khu di tích phải luôn nâng cao trình độ kiến thức, chuyên sâu về nghiệp vụ, đảm bảo khả năng truyền tải thông điệp đến khách tham quan về những giá trị đích thực của di tích lịch sử khu Danh thắng. Bộ phận Quảng bá du lịch, tích cực quảng bá về những giá trị lịch sử Danh thắng, xem giá trị văn hóa lịch sử của Danh thắng là sản phẩm du lịch văn hoá để mọi người cùng biết, cùng hưởng thụ.
3.6. Định hướng nghiên cứu trong tương lai
Về địa lý thì giới hạn nhưng giá trị văn hóa và tinh thần là vô hạn. Cần đào sâu nghiên cứu hệ giá trị, vốn sống, quan niệm cấu kết xã hội để hình thành nền văn hóa