Giảm phân (meiosis): là quá trình phân bào chuyên biệt trong đó số lượng NST giảm một nữa nhưng đủ bộ, xảy ra ở tế bào sinh dục Giảm phân trải qua 2 lần phân chia nối tiếp nhau:

Một phần của tài liệu bài giảng điện tử môn di truyền học (Trang 35 - 40)

II. Chu trình tế bào và phân bào ở Eukaryote

3.Giảm phân (meiosis): là quá trình phân bào chuyên biệt trong đó số lượng NST giảm một nữa nhưng đủ bộ, xảy ra ở tế bào sinh dục Giảm phân trải qua 2 lần phân chia nối tiếp nhau:

Hình 3.10 Phân bào giảm nhiễm

Giảm nhiễm I:

a. Kì trước I (Prophase I)

Các sự kiện xảy ra giống kì trước của nguyên phân chỉ khác căn bản ở chỗ các NST tương đồng cùng chuyển động với nhau và nằm kề sóng đôi nhau trong quá trình bứt cặp hay tiếp hợp (synapsis). Các sợi nhiễm sắc chi em được gắn nhẹ nhau nhờ một cặp protein trục (protein axe).

Các protein trục của 2 NST tương đồng nối nhau bởi cầu protein để tạo nên phức hợp bắt cặp (synaptonemal complex). Cặp NST tương đồng lúc này tạo thành đôi gọi là lưỡng trị (bivalent). Các NST sau khi tiếp hợp xong bắt đầu tách ra, có thể quan sát thấy các đoạn đan chéo nhau gọi là hình chéo (chiasma). Các hình chéo giữa các chromatid có thể xảy ra trao đổi chéo dính nhau.

Hình 3.11 Các quá trình xảy ra trong kỳ đầu I phân bào giảm nhiễm

b. Kì giữa I (Metaphase I)

Hai NST của một cặp tương đồng gắn với cùng một sợi của thoi vô sắc trên mặt phẳng xích đạo của tế bào. Các tâm động không tách ra.

c. Kì sau I (Anaphase I)

Hai NST của mỗi cặp tiếp hợp chuyển động về 2 cực đối nhau. d. Kì cuối I (telophase I)

Hai nhân mới được hình thành, mỗi cái với nữa bộ NST (n) có ở tế bào mẹ. Các nhân con có số lượng NST bằng nhau nhưng kiểu gen không tương tự nhau.

Tiếp theo là thời kì gián kì rất ngắn, trong kì này không xảy ra sao chép vật chất di truyền. Giảm nhiễm II:

e. Kì trước II (Prophase II): Các NST co lại

f. Kì giữa II (Prophase II): Các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo, thường các chromatid đã tách nhau một phần

g. Kì sau II (Anaphase II): Các tâm động phân chia, các chromatid đẩy nhau về các cực. h. Kì cuối II (Telophase II): 4 tế bào đơn bội chứa các NST đơn được tạo thành.

Như vậy giảm nhiễm I tạo 2 tế bào đơn bội chứa NST đôi, mỗi tế bào đó lại chia lần nữa trong giảm nhiễm II để tạo ra 4 tế bào đơn bội chứa các NST đơn.

- Phân bào giảm phân có ý nghĩa rất quan trọng

+ Đảm bảo số lượng NST trong sinh sản hữu tính không thay đổi. + Đảm bảo cho sự tạo thành của các tế bào sinh dục khác nhau. +Tạo NST có thành phần mới do tái tổ hợp giữa các NST bố mẹ.

So sánh nguyên phân và giảm phân

Giống nhau

- Sao chép DNA trước khi vào phân bào - Đều phân thành 4 kỳ

- Sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con - Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối - Hình thành thoi vô sắc

Khác nhau

So sánh các đặc tính chủ yếu của nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân (Mitose) Giảm phân (Meiose)

1. Xảy ra ở tế bào soma

2. Một lần phân bào: 2 tế bào con

3. Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n à 2 tế bào 2n

4. Một lần sao chép DNA , một lần chia 5. Thường các NST tương đồng không bắt cặp 6. Thường không có trao đổi chéo

7. Tâm động chia ở kỳ sau

8. Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ

9. Tế bào chia nguyên phân có thể là lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n)

1. Xảy ra ở tế bào sinh dục

2. Hai lần phân chia tạo 4 tế bào con

3. Số NST giảm đi một nữa: 1 tế bào 2n à 4 tế bào n

4. Một lần sao chép DNA , 2 lần chia 5. Các NST tương đồng bắt cặp ở kỳ trước I 6. nhất 1 trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng 7. Tâm động không chia ở kỳ sau I mà chia ở kỳ sau II

8. Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân

9. Giảm phân luôn luôn xảy ra ở tế bào lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (>2n)

Sự khác nhau thể hiện ở nhiều chi tiết. Đáng lưu ý là trong kỳ trước I của giảm phân, các NST tương đồng bắt cặp rồi sau đó đẩy nhau ra đi về các cực. Nhờ đó mỗi tế bào con trong giảm phân chỉ nhân 1 NST của cặp tương đồng. Sự kiên này tương đương với việc tâm động giữa 2 chromatid chị em cùng đi với nhau trong nguyên phân và khi tâm động chia thì mỗi tế bào con chỉ nhận 1 chromatid. Cơ chế thực hiện tuy có khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ chia đều một cách đồng bộ các NST về các tế bào con.

Hình 3.12 So sánh nguyên phân và giảm phân

Sự biến đổi trong quá trình phân bào

- Hình thành NST khổng lồ: vào kì trước, sau khi DNA tự nhân đôi, hình thành các nhiễm sắc tử, nhưng sau đó chúng không tách rời nhau.

- Nội nguyên phân: ở tiền kì, màng nhân không tiêu biến, quá trình phân chia sẽ xảy ra ở bên trong màng nhân. Kết quả tạo ra nhân mới có bộ NST tăng gấp đôi.

- Hình thành thể đa bội: Sau khi NST tự nhân đôi, màng nhân tiêu biến nhưng thoi vô sắc không xuất hiện, tạo ra những tế bào có số lượng NST tăng gấp bội.

- Tế bào 2 nhân: sau khi phân chia nhân, tế bào chất không phân chia hình thành tế bào mới có hai nhân.

Trong giảm phân cũng xảy ra những biến đổi: do sự tiếp hợp và phân ly không bình thường của các NST, có thể làm phát sinh các giao tử thừa hoặc thiếu NST. Có trường hợp thoi vô sắc không xuất hiện, sẽ tạo thành các giao tử không giảm nhiễm.

Một phần của tài liệu bài giảng điện tử môn di truyền học (Trang 35 - 40)