CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Khái quát về hình thức và nội dung giờ học GDTC trong trường THPT
1.3.2. Giờ học ngoại khóa
Là một bộ phận có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ
học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT hay hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể.
Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể tham gia cổ vũ phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Tác dụng GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích đáp áp dụng trong các trường phổ thông là toàn diện góp phần đóp góp, là phương tiện hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo thể lực chung và thể lực chuyên môn phù hợp với những nghề nghiệp trong tương lai.
Chương trình GDTC trong nhà trường phổ thông nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Giáo dục đạo đức CNXH, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành manh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện nói trên để tự rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất cho học sinh.
- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của học sinh, phát triển cơ thể một cách hài hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu trong cuộc sống, nhăm đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập và đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi.
- Giáo dục óc thẩm mỹ cho học sinh và tạo điều kiện để nâng cao trình độ thể thao cho học sinh [21].
TDTT là một bộ phận cấu thành quan trọng của giáo dục nhà trường.
Công tác giáo dục trong nhà trường cần phải đặt TDTT vào những vị trí xứng đáng và phải được coi trọng nhằm để tăng cường thể chất học sinh, xúc tiến phát triển tâm sinh lý, phát triển toàn diện đức trí, thể mỹ và giúp học sinh nắm được các tri thức cơ sở của TDTT, kỹ năng và kỹ thuật cơ bản, làm cho học sinh lý giải được mục đích nhiệm vụ của TDTT nhà trường, vị trí và ý nghĩa của TDTT nhà trường trong công tác giáo dục, học được các kỹ năng thực dụng, kỹ thuật vận động cơ bản, phương pháp giải trí TDTT trong rèn luyện thân thể và sinh hoạt làm cho học sinh hiểu được những nguyên lý cơ bản của rèn luyện thân thể và phương pháp tự rèn luyện thân thể có khoa học để thích ứng với việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt giải trí. Đồng thời phải đảm bảo giáo dục học sinh tình yêu Tổ quốc, bồi dưỡng hứng thú TDTT, ý thức thường xuyên tập luyện TDTT phát triển cá tính học sinh, bồi dưỡng ý trí kiên cường, tinh thần dũng cảm ngoan cường và tính sáng tạo, bồi dưỡng ý trí kiên cường, tinh thần dũng cảm ngoan cường và tính sáng tạo, bồi dưỡng học sinh biết phục tùng tổ chức, tuân thủ kỹ thuật, tác phong đoàn kết hợp tác, tính hoạt bát năng động, bồi dưỡng mỹ cảm TDTT và hành vi có văn hóa của học sinh.
Về phần chương trình gồm có 2 nội dung: Nội dung cơ bản và nội dung tự chọn với những nội dung tri thức cơ sở về TDTT, điền kinh, thể dục phát triển chung, thể dục nhịp điệu, các môn bóng... Trong đó kiểm tra đánh giá thành tích môn học thể dục là một bộ phận cấu thành nhằm đánh giá công tác TDTT trường học và hiệu quả giáo dục toàn diện đối với học sinh.
Căn cứ vào những cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục và mục đích yêu cầu của chương trình GDTC theo quyết định 203/QĐ-TDTT ngày 23/01/1989 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đánh giá chất lượng GDTC của học sinh được tiến hành theo các nội dung sau:
- Kiến thức lý luận và GDTC được quy định theo chương trình
- Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao
- Thực hiện các chỉ tiêu đánh giá kết quả GDTC theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
- Tính chuyên cần và hứng thú tập luyện, thi đấu thể thao.
1.4. Thực trạng công tác Giáo dục Thể chất trong các trường THPT Trong quá trình phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng GDTC theo tinh thần các Chỉ thị 36 CT, Nghị quyết TW II khoá VIII, Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng Chính phủ và gần đây trong quy hoạch phát triển công tác GDTC và TDTT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Bộ GD&ĐT trong nhiều năm học liên tiếp đã tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá biểu dương những cố gắng và thành tích trong công tác GDTC và thể thao trong các trường học, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, thiếu sót trong công tác GDTC và thể thao học đường.
Khái quát sự đánh giá của Bộ GD&ĐT đã nhận xét: Các trường thực hiện cấp chứng chỉ đã nhận thấy việc học tập thể dục và rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên có chuyển biến tốt và dần dần đi vào nề nếp tự giác.
- Về chương trình nội khoá:
Trong báo cáo tổng kết các năm học việc thực hiện chương trình giảng dạy thể dục nội khoá cho thấy việc dạy và học thể dục ở nhiều trường mới chỉ dừng ở hình thức, chưa chú trọng thực chất về hiệu quả các mặt thể chất, ý thức học tập, tác phong, đạo đức trong các hoạt động TDTT. Đặc biệt trong tình hình hiện nay biểu hiện coi nhẹ tiêu chuẩn RLTT, học tập TDTT diễn ra trong nhiều sinh viên đã được đông đảo các nhà quản lý giáo dục, giảng viên TDTT nhiều trường THPT, Cao đẳng và Đại học nhận xét, vì vậy tuy dạy đủ tiết, đủ giờ nhưng hiệu quả thực sự về thể lực chung còn hạn chế là một hiện trạng đáng lo ngại hiện nay.
Chính vì vậy tuy thực hiện giảng dạy nội khoá ở các trường THPT, Cao đẳng và Đại học đạt ở mức khá cao, như số trường có dạy thể dục là 95% và trường dạy có chất lượng chương trình GDTC là 85% nhưng kết quả yếu kém về sức khoẻ và thể lực trong số đông sinh viên vẫn ở mức khá phổ biến.
Chương trình GDTC nội khoá thực hiện kém hiệu quả bởi số buổi học có 1 lần trong tuần.
- Về chương trình ngoại khoá:
+ Trước yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh, sinh viên
Bộ GD&ĐT và Tổng cục TDTT trước đây và Uỷ ban TDTT và Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch hiện nay định kỳ kiểm điểm đánh giá tình hình và ban hành Nghị quyết liên tịch để chỉ đạo và hướng dẫn công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, trong đó thể thao ngoại khoá cần tiếp tục được quan tâm mạnh mẽ hơn nữa. Hàng năm, bằng văn bản hướng dẫn công tác GDTC và sức khoẻ, y tế trường học trên phạm vi toàn quốc, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích:
Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá ngoài trời, khuyến khích học sinh, sinh viên tập luyện vào thời gian rỗi.
Tuy vậy, trong thực tế, việc rèn luyện thể chất và tập luyện TDIT của học sinh - sinh viên còn gặp nhiều khó khăn về nhận thức, công tác chỉ đạo và đầu tư các điều kiện đảm bảo, các hình thức và nội dung hoạt động ngoại khoá của học sinh - sinh viên còn nghèo nàn. Do đó, cả quy mô và chất lượng người tập cũng như thành tích thể thao của học sinh - sinh viên còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thể dục thể thao học đường.
+ Điều kiện đảm bảo, cơ sở vật chất: Bộ GD&ĐT đã quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT và GDTC trường học, đã đề ra những văn bản pháp quy, quy định nhằm tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trường học..., cùng với các ngành hữu quan xây dựng định mức, định chuẩn và các điều kiện đảm bảo về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí để quản lý công tác GDTC trong quy hoạch xây dựng và nâng cấp trường sở phải đảm bảo sân chơi, bãi tập cho học sinh - sinh viên.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan. Bộ GD&ĐT đã đầu tư xây dựng một số công trình thể thao phục vụ cho công tác giảng dạy và thi đấu thể thao của sinh viên, ở hầu hết các trường
Cao đẳng, Đại học trong cả nước. Tuy nhiên các công trình TDTT không đồng bộ ngay cho tất cả các trường gồm sân vận động, nhà tập luyện đa năng và thi đấu, bể bơi, hệ thống sân tập TDTT ngoài trời, điều đó đã được Bộ GD&ĐT đánh giá trong tổng kết năm 2004 là 40% số trường không có đủ điều kiện về sân bãi và thiết bị tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập TDTT. Nhu cầu nhà tập luyện TDTT đối với mỗi trường là rất lớn và cần thiết nhưng số lượng hiện có mới chỉ ở những trường ở các tỉnh, thành phố lớn, còn lại hầu như không có đất dành cho xây dựng đủ các công trình TDTT theo đề án xây dựng cơ sở TDTT của ngành TDTT và Bộ GD&ĐT đặt ra.
Từng trường có định mức kinh phí phục vụ công tác GDTC và hoạt động văn hoá thể thao của học sinh - sinh viên trong quá trình giáo dục song còn hạn chế. Thực hiện xã hội hoá huy động đóng góp của các nguồn lực xã hội rất khó khăn bởi nhu cầu đầu tư kinh phí cho GDTC và thể thao học sinh - sinh viên bao gồm: Trang thiết bị, dụng cụ học tập TDTT và hoạt động phong trào thể thao, chi phí tổ chức tập luyện, huấn luyện và thi đấu của các đội tuyển học sinh - sinh viên và kinh phí nghiên cứu cải tiến GDTC học sinh - sinh viên.
+ Công tác cán bộ: Là một bộ phận trong hệ thống GD&ĐT quốc dân, GDTC luôn tồn tại hai lực lượng chính là thầy và trò. Thầy giáo trong GDTC bao gồm giáo viên TDTT, huấn luyện viên, hướng dẫn viên. Trước yêu cầu phát triển hệ thống các trường từ THPT đến Cao đẳng, Đại học thời kỳ đổi mới đẩy mạnh Công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế công tác quản lý chỉ đạo của ngành trong vài năm gần đây đã thường xuyên sâu sát cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT đã tận tụy phấn đấu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDTC học đường. Số lượng và chất lượng thầy cô giáo gia tăng rõ rệt, nhiều người đã có học vị tiến sĩ, thạc sĩ; có trường Đại học chuyên ngành TDTT số thạc sĩ chiếm 40 - 45%, nhưng nhìn chung thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT trong các trường THPT, Cao đẳng và Đại học chiếm tỷ lệ 1 giáo viên/304 sinh viên (theo quy định của Bộ GD - ĐT là (l/200) vào năm 2004 và nay là 1/290, trong đó vẫn có 75% - 80% giáo viên TDTT đạt trình độ Đại học, 10 % -
15 % trình độ Cao đẳng và dưới 10 % là đào tạo ngắn hạn về TDTT. Chỉ có 5%
- 8% có trình độ sau đại học. Giảng dạy môn GDTC trong trường học là loại hình lao động đặc thù nặng nhọc.
Quan điểm về quy mô và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên TDTT trong trường học còn chưa được nhất quán từ trung ương đến địa phương và cấp trường, chưa có định biên và định chuẩn giáo viên TDTT. Đầu tư kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên TDTT còn quá ít ỏi, hệ thống chế độ chính sách đối với giáo viên TDTT còn thiếu và chưa được giải quyết kịp thời, việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chưa được quan tâm một thực tế trong các trường Phổ thông, Cao đẳng và Đại học trang thiết bị, cơ sở sân bãi phục vụ dạy và học không đáp ứng nên chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao còn rất hạn chế. Trong báo cáo của một công trình nghiên cứu đã có nhận xét như sau: "Hệ thống các cơ sở đào tạo giác viên TDTT tuy có được mở rộng nhưng chưa có một quy hoạch thống nhất, cơ sở vật chất và cán bộ tại các cơ sở đào tạo còn yếu và thiếu. Chế độ chính sách không động viên được đội ngũ giáo viên TDTT”.
Để từng bước khắc phục thực trạng trên, hai ngành TDTT và Giáo dục Đào tạo trong thông tư liên tịch 2005 đã xác định: "Thống nhất chủ trương đào tạo, bồi dưỡng giáo viên TDTT, nghiên cứu xây dựng bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy và chỉ đạo thực hiện tốt chính sách khuyến khích vật chất, chế độ lao động thích hợp cho giáo viên. Cụ thể là Nhà nước đầu tư ngân sách qua Uỷ ban TDTT để đào tạo giáo viên TDTT cho các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng sau và trên đại học.
Hàng năm Bộ GD&ĐT và Uỷ ban TDTT nghiên cứu trình Chính phủ phê duyệt ngân sách hàng năm dành cho công tác GDT nói chung và đào tạo giáo viên TDTT nói riêng.
Bộ GD&ĐT và Uỷ ban TDTT thường xuyên chỉ đạo việc đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình và tài liệu giảng dạy, học tập TDTT trong các trường theo hướng cập nhật kiến thức và kinh nghiệm mới.
+ Công tác tổ chức quản lý và kế hoạch: Đã hình thành hệ thống tổ chức quản lý từ trung ương tới cơ sở trường, thống nhất đầu mối chỉ đạo công tác GDTC và thể thao học sinh sinh viên. Ở cơ quan Bộ là Vụ GDTC và sức khoẻ nay là Vụ công tác học sinh, sinh viên và các vụ chức năng có liên quan phối hợp chỉ đạo và hỗ trợ công tác GDTC trong toàn ngành.
Đồng thời trong ngành đã củng cố tổ chức và tăng cường chỉ đạo và tổ chức các hoạt động TDTT trong hệ thống toàn quốc tổ chức chỉ đạo các cấp Hội thể thao hội khỏe phủ đổng hàng năm.
Bộ đã từng ban hành những văn bản hướng dẫn công tác kế hoạch tổ chức hoạt động của khoa hoặc bộ môn GDTC, trong đó đã xác định: "Bộ môn GDTC có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng nghiên cứu lập kế hoạch và tổ chức tiến hành các hình thức GDTC (giảng dạy nội khoá và hoạt động ngoại khoá) đối với học sinh trong nhà trường" [9].
Công tác kế hoạch có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị, tiến hành và kiểm tra chất lượng GDTC trong nhà trường. Nhưng trong thực tế hiện nay, ở nhiều trường THPT, các bộ môn GDTC còn có những hạn chế công tác quản lý, điều hành kiểm tra các mặt GDTC và TDTT trong học sinh. Một mặt chủ quan do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí, còn lúng túng về nghiệp vụ lập kế hoạch, về khách quan bất cập do những điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, sân bãi, kinh phí và cơ chế chính sách và sự quan tâm của tập thể giáo viên đối với công tác TDTT.