Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ái QUỐC đối VỚI SỰ RA đời CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 44 - 52)

II. Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

2.2. Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

2.2.1. Các phong trào công nhân từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1918 Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh...

Đời sống của công nhân rất cực khổ; chế độ làm việc khắc nghiệt, thời gian thường trên 10 tiếng một ngày; phương tiện lao động thô sơ, thiếu thốn; hay bị cúp phạt, sa thải; tai nạn lao động trầm trọng khiến cho lòng câm phẩn trong giai cấp công nhân giành cho chính quyền thống trị cụ thể là thực dân Pháp càng cao, họ đã đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế với hình thức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang.

Phong trào đấu tranh trước chiến tranh thế giới thứ nhất: có 61 cuộc đấu tranh của công nhân với các hình thức bỏ việc, phá giao kèo,…Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương ở Hà Nội (5-1909), bãi công của công nhân xưỡng Ba Son (1912)…

Năm 1916, nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (Quảng Ninh) bỏ việc bảy ngày chống cúp phạt lương, công nhân mỏ Hà Tu đánh trả lính khố xanh.

Năm 1917, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra: 22 công nhân mỏ bôxít Cao Bằng bỏ trốn, 47 công nhân Thái Bình chống lại bọn cai thầu, nhiều công nhân than Phấn Mễ và Na Dương

tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên. Công nhân mỏ than Hà Tu biểu tình đồi thả công nhân bị bắt.

Năm 1918, 700 công nhân mỏ than Hà Tu đốt nhà tên cai thầu Bang Sâm hống hách, hay ngược đãi công nhân.

Phong trào đấu tranh trong thời kì này mang tính chất lẽ tẻ tự phát,nhưng vẩn thể hiện tinh thần đoàn kết ý thức kĩ luật của giai cấp công nhân chứng tỏ đây là một lực lượng xã hội quan trọng.

2.2.2 Phong trào công nhân từ năm 1919-1925

Để bù đắp những thiệt hại, tổn thất nặng nề trong chiến tranh, thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam cả về quy mô và mức độ, nên số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng. Do đó, phong trào đấu tranh của công nhân cũng mạnh lên.

Đời sống của công nhân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp vô cùng cực khổ: ngày làm việc thường kéo dài từ 9h đến 10h trong một ngày. “Có nơi như khu dệt Nam Định, ngày công của công nhân trong năm 1924 được quy định bình quân là 12 giờ, công nhân không được hưởng bất kỳ một chế độ bảo hiểm thân thể nào. Tiền lương rất thấp” 1. Ngoài đồng lương rẻ mạt, chết đói, điều kiện làm việc cực khổ, công nhân còn bị đánh đập, cúp phạt, ngược đãi như nô lệ! Ở nhiều đồn điền, hầm mỏ, bọn chủ tư bản còn lập nhà lao, xà lim riêng để đàn áp các cuộc phản kháng của công nhân. Tình trạng bị áp bức, đói khổ, cộng với lòng yêu nước và truyền thống dân tộc đã thúc đẩy giai cấp công nhân hăng hái đứng lên đấu tranh chống cường quyền.

Vào thời kỳ đầu, do số lượng còn ít, trình độ giác ngộ còn thấp nên những cuộc đấu tranh của công nhân chỉ diễn ra lẻ tẻ, rời rạc ở từng xí nghiệp, từng kíp thợ, xưởng mộc…

Mục đích đấu tranh chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc, đánh cai ký, chủ thầu, phá giao kèo, bỏ trốn tập thể… “Trong thời gian những năm 1919-1925, số lượng công nhân bỏ trốn, phá giao kèo với chủ đã lên tới 4877 người. Càng ngày, công nhân đã biết sử dụng hình thức đấu tranh

1

đặc thù của mình là bãi công, mặc dù hình thức này bị ghép vào tội “phá rối trị an” và bị kết án tù”1. Một sự kiện có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam, đó là năm 1921“Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông” đã được thành lập và phát triển các cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Một số công nhân, thủy thủ Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập liên đoàn này. Họ đã có nhiều đóng góp trong việc đưa đón cán bộ, vận chuyển các sách báo cách mạng từ Pháp về trong nước.

Từ năm 1922, phong trào công nhân bắt đầu có nét khởi sắc mới. Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nguyễn Ái Quốc đánh giá đây là một “dấu hiệu của thời đại mới”, “lần đầu tiên một phong trào như thế đã nhóm lên ở thuộc địa”2.

Năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,.. Năm 1925, phong trào công nhân đã xuất hiện nhiều cuộc bãi công có quy mô lớn và có tổ chức lãnh đạo ở một mức độ nhất định. Trong đó, điển hình nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8/1925 để ngăn không cho tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Gắn liền với cuộc bãi công này là vai trò tổ chức của đồng chí Tôn Đức Thắng. Sau khi tham gia cuộc binh biến ở Hắc Hải, năm 1920 đồng chí Tôn Đức Thắng về nước, xin vào làm công nhân ở Sài Gòn. Tại đây, ông đã bí mật thành lập tổ chức “Công hội” đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đặc điểm chung của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ này còn ở mức độ thấp, phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung, mang tính chất tự phát, chưa tỏ rõ được sức mạnh của một lực lượng chính trị độc lập, chưa có ý thức rõ rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Cuộc bãi công Ba Son kết thúc thắng lợi đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam: không chỉ nhằm vào mục tiêu đấu tranh kinh tế mà cao hơn nữa còn nhằm vào mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của công

1

Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (2000), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.262

2

Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ Thực dân pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.153

nhân Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, cuộc bãi công Ba Son là một mốc son rất quan trọng trong phong trào công nhân - giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

2.2.3. Phong trào công nhân từ 1926-1929

Từ năm 1925 trở đi, phong trào công nhân Việt Nam có nhiều tác động mới. Đó là phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Quảng Châu (1927) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) vang dội tới Việt Nam ngày một nhiều hơn. Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (7/1924) đã ra những nghị quyết quan trọng về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Những sự kiện trên trường quốc tế ấy đã giúp cho nhân dân ta nhận thấy rõ hơn bản chất của giai cấp tư sản, yêu cầu cấp thiết sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa như Việt Nam.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thông qua những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều người Việt Nam yêu nước khác, các sách báo cách mạng đã được truyền bá vào nước ta. Nhờ đó, giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu biết tới Cách mạng tháng Mười Nga, biết đến chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở đó dần dần tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản để từng bước thấm sâu hơn vào tinh thần giác ngộ lý tưởng và đã bắt đầu biến thành hành động cách mạng.

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin để truyền bá vào nước ta, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng tiên phong ở Việt Nam.

Qua một thời gian học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới ở Liên Xô, ngày 11/11/1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lên đường trở về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam cùng một số thanh niên hăng hái mới từ trong nước sang theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện Phạm Hồng Thái (6/1924), để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925), có tổ chức Cộng sản

đoàn làm nòng cốt nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước, chuẩn bị tiền đề về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng. Từ năm 1925-1927, đã mở được 10 lớp, mỗi lớp từ một tháng rưỡi đến ba tháng, với tổng số khoảng 200 học viên. Người còn lựa chọn một số học viên ưu tú gửi sang Mátxcơva học tập lý luận ở Trường Đại học Phương Đông,Trường Quân sự Hoàng Phố có cố vấn Liên Xô giảng dạy ở Quảng Châu (Trung Quốc), còn phần lớn lên đường về nước hoạt động. Ngay sau khi Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời, tuần báo Thanh niên được xuất bản, làm cơ quan tuyên truyền của Hội. Các bài giảng trong các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu được tập hợp lại, in thành sách với nhan đề Đường cách mệnh (1927). Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đường cách mệnh được viết ra chính là để trang bị cho cán bộ, công nhân và nhân dân ta hồi đó hiểu biết “rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 với 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả”1nhưng rõ ràng là rất cần thiết cho thắng lợi cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Suốt trong hai năm 1926-1927, tác phẩm Đường cách mệnh, tuần báo Thanh niên đã được bí mật chuyển từ Trung Quốc về trong nước, vào đúng lúc phong trào yêu nước và dân chủ đang sôi nổi từ Bắc chí Nam, trên cơ sở giai cấp công nhân đang lớn mạnh nhanh chóng, nên càng có điều kiện đi sâu vào quần chúng, mở đường cho sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin và thúc đẩy quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam2.

Nhờ sự ra đời và hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, các tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân và nhân dân lao động. Trên cơ sở đó, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ và chuyển biến nhanh chóng về chất. Các cuộc đình công, bãi công liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi. Trong hai năm 1926-1927, đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn

1

Hồ Chí Minh (2002), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.181

2

Bộ Giáo dục Đào tạo, Lịch sử 12, tập 2, Nxb Giáo dục, Việt Nam , tr.16

điền cao su Cam Tiêm, công nhân cao su Phú Riềng,… Các cuộc đấu tranh này đều nhằm hai mục tiêu chung là đòi tăng lương từ 20% đến 40% và đòi thực hiện ngày làm 8h như công nhân bên Pháp.

Điều đó chứng tỏ, công nhân không còn bị chi phối, lệ thuộc nặng nề vào các yêu sách lợi ích cục bộ, địa phương mà đã biết chú ý tới lợi ích chung của giai cấp bằng cách đề ra các yêu sách phù hợp với nguyện vọng chung của đông đảo công nhân. Một điều kiện thuận lợi quan trọng lúc bấy giờ là một số cán bộ được Nguyễn Ái Quốc đào tạo tại Quảng Châu được đưa về nước, trực tiếp tham gia lãnh đạo đấu tranh. Họ tham gia vào phong trào “vô sản hóa”, cụ thể là đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp, thành thị, nông thôn…

Một mặt, để tự rèn luyện, mặt khác để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho công nhân, nông dân và những người yêu nước khác ở Việt Nam. Phong trào “vô sản hóa” phát triển mạnh nhất vào những năm 1928-1929, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trong hai năm 1928-1929, số lượng các cuộc đấu tranh của công nhân đã lên tới 40 cuộc, tăng gấp 2,5 lần so với hai năm 1926-1927 1. Lớn nhất là các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, diêm cưa Bến Thủy, xe lửa Trường Thi (Vinh), mỏ than Mạo Khê, Hòn Gai (Quảng Ninh)… Các cuộc đấu tranh đó đã mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. Tình hình đó chứng tỏ, trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân đã được nâng lên rõ rệt.

Đặc biệt, trong cuộc bãi công của 200 công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội) tháng 5/1929 đã có sự lãnh đạo của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Chi bộ cộng sản đầu tiên, mà người đóng vai trò chỉ đạo trực tiếp là đồng chí Ngô Gia Tự. Để chỉ đạo công nhân đấu tranh, một Ủy ban bãi công đã được thành lập, phát truyền đơn kêu gọi công nhân và nhân dân lao động Hà Nội hưởng ứng và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Avia. Cuộc bãi công đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của công nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.

1

Tháng 7/1929, Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, đã đề ra chương trình, điều lệ và quyết định xuất bản tờ báo Lao động làm cơ quan ngôn luận. Sự kiện đó vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào công nhân, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất.

Nhìn chung, trong thời kỳ 1926-1929, phong trào công nhân đã có những bước tiến bộ mới, thay đổi về chất từ có chủ nghĩa, đấu tranh mục tiêu rõ ràng, có tổ chức thống nhất.

Những cuộc đấu tranh tự phát đã giảm đi và thay vào đó là những cuộc đấu tranh có ý thức nổ ra liên tục, rầm rộ, rộng khắp, sôi nổi và quyết liệt hơn với số lượng người tham gia đông, có sự phối kết hợp giữa các địa phương, đơn vị đấu tranh, có sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức công hội hay thanh niên với quy mô ngày càng lớn. Khẩu hiệu đấu tranh không chỉ giới hạn ở mục đích kinh tế mà đã mang tính chất chính trị. Điều đó cho thấy, quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đang chuyển dần từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác.

2.2.4 Sự ra đời các tổ chức cộng sản

Cùng với phong trào công nhân, phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác cũng phát triển, tạo thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ rộng khắp cả nước. Trong đó, giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng.

Trước sự chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân ngày càng lên cao, “Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” không còn đủ sức lãnh đạo. Yêu cầu phải thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đang trở nên bức thiết đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ,từ đó dẫn tới sự tan rã của các tổ chức Thanh niên và Tân Việt. Đó là lý do để dẫn đến sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc Kỳ (3/1929). Họ hoạt động tích cực để thành lập 1 Đảng cô ̣ng sản thay thế.

Vì thế, Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập vào tháng 6/1929, An Nam cô ̣ng sản Đảng (7/1929) và Tân Việt cũng tự cải tổ thành Đông Dương cộng sản liên đoàn (9/1929).

Sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng( 6/1929)

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ái QUỐC đối VỚI SỰ RA đời CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)