Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ái QUỐC đối VỚI SỰ RA đời CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 60 - 69)

III. Chủ động triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên

3.2. Giá trị thực tiễn của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên

3.2.1. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.

Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Ðảng đã nêu những vấn đề cơ bản về đường lối của cách mạng Việt Nam, là lời tuyên bố về sự lựa chọn con đường phát triển cách mạng Việt Nam của Ðảng ta khi mới ra đời. Cương lĩnh xác định chiến lược cách mạng của Ðảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cương lĩnh đã xác định rõ sự lựa chọn con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam.

Ðây là cuộc cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo và là cuộc cách mạng không ngừng. Luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chánh cương phân tích, đánh giá khái quát những đặc điểm quan trọng nhất của kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của nước Việt Nam thuộc địa, tính chất độc quyền khai thác thuộc địa của thực dân Pháp với những hậu quả tiêu cực cản trở sự phát triển độc lập về kinh tế của Việt Nam. Chánh cương xác định rõ phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Về phương pháp cách mạng, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo nên từ khi ra đời Đảng đã trở thành lực lượng lãnh đạo, tập hợp xung quanh mình toàn thể dân tộc theo con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Vì vậy, Người đã khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp

với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường”. Dưới ánh sáng soi đường của Cương lĩnh Đảng đã dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thác nghềnh.

Cho đến nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước trên con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước, sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang, đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp đã làm tích tụ những mâu thuẫn gay gắt giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân và bè lũ tay sai. Những mâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng con đường cách mạng bạo lực và thực hành cuộc cách mạng không ngừng, cách mạng “đến nơi”. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ta đã xác định rõ mối quan hệ khăng khít giữa các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trong Chánh cương vắn tắt, Đảng ta đã xác định rõ "chủ trương làm tư sản dân quyền cách

mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"; "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập"1.

Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường"2.

Đảng luôn nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn. Trong thực tiễn, Đảng luôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng (10/5 - 19/5/1941) đã có quyết định chuyển hướng chiến lược đấu tranh cách mạng kịp thời thành lập Mặt trận Việt minh, ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết, đứng lên chống phát-xít, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sau khi phát-xít Đức, Ý bại trận, phát-xít Nhật sửa soạn đầu hàng (7/1945), Hồ Chí Minh vẫn rất sáng suốt nhận định thời cơ cách mạng đang đến gần và nhắc nhở các đồng chí Trung ương: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"3.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 2.

2

Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 9.

3

Võ Nguyên Giáp (1977), Những chặng đường lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội, tr 203.

Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng, trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Bác Hồ đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo -

"Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính", kháng chiến đi đôi với kiến quốc để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Qua đó, làm chuyển hoá thế trận, thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam vẫn tạm thời bị Mỹ, ngụy chiếm đóng. Trên cơ sở phân tích tình hình, nhận thức rõ những mâu thuẫn khác nhau ở mỗi miền Nam, Bắc, Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là vừa tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành triệt để cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc trong cả nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Điều đáng chú ý là cả hai cuộc cách mạng đó đều được xác định nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Hiện nay nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là gì? Là xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội để làm cơ sở vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội"1. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước không được phép lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.

3.2.2. Giá trị và đối với sự phát triển của đất nước hiện nay

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 90 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc bản lĩnh,

1

trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hộ

Cách mạng Việt Nam hiện nay đã chuyển sang giai đoạn mới. Những mục tiêu cơ bản của cách mạng do Đảng xác định từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay đang được thực hiện. Đất nước đã được độc lập, nhân dân được tự do. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân lao động vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế đất nước vẫn chưa phát triển mạnh. Đảng ta chỉ rõ:

“Nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên,... sự tồn tại và những diễn Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua.

Giữ vững nguyên tắc độc lập, sáng tạo, trung thành với lợi ích của nhân dân, bám sát thực tiễn cuộc sống, xác định đường lối, chính sách đúng đắn và nhanh chóng đưa vào cuộc sống hướng dẫn hoạt động cách mạng của nhân dân là bí quyết thành công của Đảng ta.

Ngay từ đầu, Đảng đã xác định rõ khâu đột phá của sự nghiệp đổi mới là đổi mới tư duy nhưng trọng tâm lại là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, quyết tâm xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên tiến hành đổi mới thắng lợi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhân dân, dân tộc Việt Nam có quyền tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam - người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Từ thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta có thể khẳng định một cách có cơ sở rằng, được trang bị bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tin và đi theo, Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam không chỉ thắng lợi trong đấu tranh giành và giữ chính quyền trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, mà cả trong xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"

PHẦN KẾT LUẬN

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đảng luôn nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn. Đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo làm nên những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam.

Trước sau như một, Đảng Cộng sản Việt Nam trung thành với lý tưởng cộng sản, với chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, trung thành với lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác. Ngày nay, thế giới có thể có những biến đổi phức tạp, đất nước có thể có nhiều chuyển biến mới, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam quyết không từ bỏ sứ mệnh lịch sử, không đổi thay mục đích phấn đấu của mình, vẫn kiên định lập trường giai cấp công nhân, lấy cái bất biến ứng phó cái vạn biến đặng

mưu cầu lợi ích nhiều hơn cho dân, cho nước. Đó là: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của Đảng, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu phấn đấu của Đảng, đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc là sứ mệnh của Đảng. Sự ra đời của Đảng đã đóng góp một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ái QUỐC đối VỚI SỰ RA đời CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)