Hội nghị thành lập Đảng và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ái QUỐC đối VỚI SỰ RA đời CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 52 - 60)

III. Chủ động triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên

3.1. Hội nghị thành lập Đảng và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về nước thì nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng (Trung Quốc). Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam) và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930. Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua

1

Hồ Chí Minh (2002), Hồ chí Minh toàn tập, Tập 10, Nxb Chình trị quốc gia , Hà Nội, tr.8

Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.

Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng1.

Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh đã xác định rõ về đường lối, nhiệm vụ, lực lượng và mối quan hệ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sau khi thành lập Đảng. Từ việc phân tích khách quan tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX (phần I), Cương lĩnh chính trị đã vạch ra phương hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tính chất giai đoạn và lý luận cách mạng không ngừng đã được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng: Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là con đường cứu nước của những nhà yêu nước đương thời đã đi vào bế tắc và thất bại. Đường lối cơ bản của Cách mạng Việt Nam được phản ánh trong Cương lĩnh đã thể hiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Việc xác định đúng đắn phương hướng, con đường của cách mạng Việt Nam ngay từ đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là ngọn cờ tập hợp lực lượng cách mạng, là cơ sở để giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cụ thể

Một là, cách mạng VN phải là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến lên xã hội cộng sản. Thực chất đó là một cuộc cách mạng có 2 giai đoạn : giai đoạn thứ nhất đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai đoạn thứ hai là sau khi giành được thắng lợi sẽ chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để tiến tới xã hội cộng sản2.

Trước nhất, tính đúng đắn và khoa học của Cương lĩnh thể hiện ở việc xác định đúng mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam, đó là “làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến lên chủ nghĩa cộng sản chính”. Sự lựa chọn xuất phát từ việc xác

1

Ngô Đức Hải (2021), Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, https://www.tuyengiaokontum.org.vn/Lich- su/cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua-dang-3051.html. Ngày truy cập: 3/5/21.

2

TTXVN (2020), Các Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/huong-toi-ky-niem-90-nam- ngay-truyen-thong-nganh-tuyen-giao/thong-tin-tu-lieu/cac-cuong-linh-cua-dang-cong-san-viet-nam-551004.html. Ngày

định đúng đắn các mâu thuẩn cơ bản của xã hội Việt Nam và nhận thức đúng xu thế phát triển của thời đại.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng xác định rõ nước ta là một xứ thuộc địa, nửa phong kiến và phân tích những chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế và thủ đoạn độc quyền khai thác thuộc địa của tư bản Pháp, gây nên những hậu quả tai hại, cản trở sự phát triển độc lập của kinh tế Việt Nam. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, nhiều người bị lâm vào nạn thất nghiệp. Tình hình đó đưa đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa một bên là dân tộc ta với một bên là đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Bên cạnh đó, còn nổi lên mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam - mà đa số là nông dân - với bọn địa chủ phong kiến chung quanh vấn đề ruộng đất, người dân cày hoàn toàn phụ thuộc vào địa chủ, bị trói chặt vào mảnh ruộng của giai cấp địa chủ và bị bóc lột với tô thuế nặng nề.

Hai là, trong cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến.. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phải được tiến hành khắng khít không tách rời nhau nhưng trong đó nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai (phản đế) phải đặt lên hàng đầu.

Từ hai mâu thuẫn cơ bản trên cho thấy rằng nguyện vọng tha thiết và cấp bách của dân tộc lúc này chính là đánh đổ đế quốc để giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và đánh đổ phong kiến để giành dân chủ, giành ruộng đất cho người cày. Chỉ có giải quyết 02 mâu thuẫn này thì xã hội Việt Nam mới thoát khỏi áp bức, bóc lột, phát triển đi lên. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, nhân dân Việt Nam phải làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".

Như vậy, cương lĩnh cũng đã xác định rõ mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam không chỉ dừng lại ở giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà phải thực hiện tiếp cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa cả nước đi lên CNXH, CNCS – mà thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là sự mở đường cho thời kỳ quá độ lên CNXH trên toàn thế giới. Về thực chất, đó là con đường cách mạng giành độc lập dân tộc, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” và các quyền dân chủ chính trị, kinh tế, văn hóa… cho các tầng lớp nhân dân, bỏ qua chế độ TBCN đi tới XH cộng sản mà CNXH là giai đoạn đầu của nó. Hai cuộc cách mạng này liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, cuộc cách mạng trước thành công tạo điều kiện cho cuộc cách mạng sau giành thắng lợi. Vì

vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng này: giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH không có bức tường ngăn cách. Luận điểm trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc tư duy lý luận chính trị của cách mạng Việt Nam và chứng tỏ rằng, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm cách mạng thế giới, thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng XHCN. Con đường cách mạng Cương lĩnh chính trị đã nêu mang tính triệt để và rọi sáng một hướng phát triển mới của Cách mạng Việt Nam và cũng là một chân lý cách mạng mà Đảng CSVN và nhân dân Việt Nam phấn đấu thực hiện : giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; tự do hạnh phúc của nhân dân là giá trị chân thực của độc lập dân tộc và CNXH.

Việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến là vấn đề phức tạp. Trong 2 nhiệm vụ chiến lược “phản đế, phản phong”, Cương lĩnh chính trị cũng đã nêu rõ mặc dù cả 2 nhiệm vụ phải được tiến hành đồng thời và khắng khít với nhau, song về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, với khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết". Điều này xuất phát từ hoàn cảnh xã hội nước ta là xã hội thuộc địa, mâu thuẫn giai cấp tuy có sâu sắc nhưng mâu thuẫn chủ yếu nhất, bức xúc nhất vẫn là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân xâm lược Pháp cùng bọn tay sai của chúng giành lại độc lập, tự do, dân chủ cho toàn dân tộc. Việc xác định đúng kẻ thù chủ yếu và nhiệm vụ chủ yếu để nắm vững ngọn cờ dân tộc để tập hợp lực lượng, phát huy cao độ sức mạnh dân tộc nhưng không coi nhẹ những nhiệm vụ giải phóng giai cấp là một những tư tưởng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta bắt nguồn từ việc khéo kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp để xem xét vấn đề xã hội.

Ba là, xác định lực lượng cách mạng, Đảng phải vận động, thu phục giai cấp mình để lãnh đạo dân chúng, dựa hẳn vào dân cày nghèo, liên lạc với trung nông. Lực lượng cách mạng bao gồm : thứ nhất là giai cấp công - nông là gốc, là động lực của cách mạng, thứ hai là những người yêu nước trong các giai cấp khác là đồng minh của cách mạng.

Cương lĩnh xác định rõ cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải dựa trên lực lượng cách mạng là liên minh công - nông làm nòng cốt, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo nhưng đồng thời phải lôi kéo, tập họp cả những người yêu nước ở tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông và lợi dụng, trung lập phú nông, trung và tiểu địa chủ,

tư sản dân tộc. Sự phân chia giai cấp tư sản, địa chủ ra thành những nhóm đối tượng khác nhau để có chính sách đối xử phù hợp, tranh thủ lôi kéo những người có lòng yêu nước, trung lập những người có thể trung lập nhằm làm suy yếu kẻ thù và cương quyết trừng trị đối với kẻ thù là thể hiện sự nhận thức và đánh giá đúng của Đảng ta đối với mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp trong xã hội, mỗi dân tộc trong cộng đồng, thừa nhận tính tích cực và sự đóng góp của họ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước1.

Bốn là, lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của giai cấp là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những đặc điểm của giai cấp vô sản thế giới (như sống tập trung, đại diện cho phương thức sản xuất hiện đại, có sứ mệnh lịch sử…) đồng thời họ lại có những đặc điểm riêng của dân tộc như vừa bị áp bức giai cấp, vừa bị áp bức dân tộc cho nên họ có tinh thần triệt để cách mạng và quyền lợi giai cấp, gắn bó chặt chẽ với quyền lợi của dân tộc, vì vậy họ phải trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam với điều kiện là phải giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tự tổ chức ra chính Đảng của mình. Tuy nhiên, muốn giữ vững và củng cố được vai trò lãnh đạo của mình, giai cấp công nhân còn phải lôi cuốn được giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đi theo mình, trên cơ sở ấy mới tạo ra được hậu thuẫn mạnh mẽ để mở rộng quyền lãnh đạo của mình đến các tầng lớp nhân dân lao động khác trong toàn xã hội. Với một nước có 90% dân số là nông dân thì thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho những thắng lợi của cách mạng. Cùng với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức vốn xuất thân từ nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, tuy họ không đại diện cho một phương thức sản xuất nào, không phải là một lực lượng chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác, do đó họ không có hệ tư tưởng riêng. Song đội ngũ trí thức dưới bất cứ chế độ nào cũng có vai trò và vị trí rất quan trọng. Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện từ trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vừa ra đời đã bị sự chèn ép của tư bản Pháp và phân hoá thành hai bộ phận. Một số ít tham gia vào các cơ quan chính trị và kinh tế của đế quốc Pháp, trở thành lớp tư sản mại bản. Một bộ phận khác tuy có tinh thần yêu nước,

1

GS. TS Nguyễn Phú Trọng (2010), Cương lĩnh chính trị - ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của chúng ta, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/cuong-linh-chinh-tri-ngon-co-tu-tuong-ly-luan-chi-dao-su-nghiep- cach-mang-cua-chung-ta-417185. Ngày truy cập: 28/4/21.

chống phong kiến và đế quốc, nhưng họ không có khả năng lãnh đạo cách mạng và chỉ có thể tham gia cuộc đấu tranh ấy trong điều kiện nhất định. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh rõ mọi khuynh hướng coi thường hoặc phủ nhận vai trò của các lực lượng xã hội to lớn này, không quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng, củng cố khối liên minh công - nông và trí thức trong các giai đoạn và các thời kỳ cách mạng, có nghĩa là đặt giai cấp công nhân vào một hoàn cảnh phải chiến đấu đơn độc và đó là một sai lầm chính trị nghiêm trọng.

Cương lĩnh đầu tiên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái 2/1930, đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và Đảng cộng sản Việt Nam ra đời với vai trò lãnh đạo cách mạng đã xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản trong cách mạng Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu thời đại mới trong lịch sử nước ta, thời đại giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng vị trí trung tâm, kết hợp mọi phong trào yêu nước và cách mạng, quyết định nội dung, phương hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Sức mạnh của Đảng cộng sản Việt Nam nằm ở chổ Đảng kết nạp đảng viên không những trong công nhân tiên tiến, mà còn kết nạp những người ưu tú, tiên tiến trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và trong các tầng lớp khác. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Đảng là một khối thống nhất ý chí và hành động. Đảng viên phải "tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh, phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng".

Năm là, về phương pháp cách mạng, Đảng chủ trương phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng1.

Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, rồi dựng ra Chính phủ công nông binh chứ không phải bằng con đường cải lương. Đây là kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới đã khẳng định rằng bản chất của CNĐQ và giai cấp vô sản với hai bản chất giai cấp hoàn toàn đối lập, là một cuộc

1

TS. Huỳnh Công Bá, Tìm hiểu sự hình thành bước đầu quan điểm phản đế phản phong ở Hồ Chí Minh,

chiến đấu không khoan nhượng; phải dùng bạo lực cách mạng đánh đổ bạo lực phản cách mạng mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng của cách mạng tháng 8-1945, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 cho thấy sự chọn lựa phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng là hoàn toàn đúng đắn để đánh đổ bọn đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc.

Sáu là, cách mạng Việt Nam đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa trên thế giới để chống chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô. Sách lược vắn tắt ghi rõ: "Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp" . Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : “Những tư tưởng dân tộc chân chính đồng thời cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”. Sự bóc lột thuộc địa không chỉ là một nguồn sống của bọn tư bản mà còn là cái “nền móng” của chủ nghĩa đế quốc. Do đó, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc không những phải trở thành bộ phận khắng khít của cuộc cách mạng vô sản mang tính toàn cầu mà còn có vai trò là một trào lưu lớn của cách mạng trong thế kỷ này. Tư tưởng này là cơ sở cho sự phát triển chính sách đoàn kết quốc tế của Đảng ta. Chính sách đó luôn được bổ sung, hoàn thiện và là một nguồn tăng thêm sức mạnh lớn hơn sức mạnh vốn có của ta, là một nhân tố thắng lợi của cách mạng Việt Nam1.

Ngoài ra, do sớm nhận thức được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội trong cách mạng vô sản ở nước thuộc địa, coi trọng độc lập tự chủ, tự lực tự cường của từng quốc gia, việc đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam (chứ không phải là Đảng Cộng sản Đông Dương theo hướng chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản) là hoàn toàn đúng đắn xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn về tình hình, đặc điểm, tâm lý dân tộc

1

PGS. TS Lê Văn Yên, Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong tiến trình cách mạng Việt Nam, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202001/vai-tro-lanh-dao-cua-dang-la-nhan-to-quyet-dinh-moi-thang-loi- trong-tien-trinh-cach-mang-viet-nam-307494/ . Truy cập ngày 29/4/2021

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ái QUỐC đối VỚI SỰ RA đời CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)