Thủy điện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu về các nguồn năng lượng tái tạo (Trang 44 - 49)

6.5.1. Tình hình năng lượng thủy điện tại Việt Nam

Tổng công suất thủy điện của Việt Nam trên lý thuyết vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Đến năm 2013, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành là 268, với tổng công suất 14.240,5 MW. Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện. Cho đến nay các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100MW hầu như đã được khai thác hết.

pg. 38

Trong những năm qua, ngoài các dự án lớn do EVN đầu tư, có nguồn vốn và kế hoạch thực hiện đúng tiến độ, thì các dự án vừa và nhỏ do chủ đầu tư ngoài ngành điện thường chậm tiến độ, hoặc bị dừng. Lý do của tình trạng các dự án chậm tiến độ hoặc bị dừng là do:

(1) Nền kinh tế nước ta trong thời gian qua gặp khó khăn.

(2) Các dự án không hiệu quả, không đủ công suất như trong quy hoạch và nghiên cứu khả thi, hoặc chi phí đầu tư quá cao, khó khăn trong việc hoàn vốn.

(3) Các dự án chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, hoặc chủ đầu tư không có kinh nghiệm quản lý dự án, tự thi công dẫn đến chất lượng công trình kém và thời gian kéo dài.

(4) Một số dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, chặt phá rừng trên diện rộng, ảnh hưởng đến hạ du... bị thu hồi, tạm loại ra khỏi quy hoạch.

Ở nước ta, thủy điện chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất điện. Hiện nay, mặc dù ngành điện đã phát triển đa dạng hóa nguồn điện, nhưng thủy điện vẫn đang chiếm một tỷ trọng đáng kể. Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện.

Theo dự báo của Quy họach điện VII (QHĐ VII) thì đến các năm 2020 và 2030 tỷ trọng thủy điện vẫn còn khá cao, tương ứng là 23%.

Ngoài mục tiêu phát điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.

Thứ tự Tên nhà máy

Năm hoàn thành

Tổng công suất Sản lượng cực đại (hàng năm)

Khu vực ngập nươc

1 Thủy điên Sơn La

2005 24000 MV 10 tỷ kW 9.26 tỷm3

2 Thủy điện

Hòa Bình

1994 1920 MW 8.16 tỷ kW 9.45 tỷ m3

pg. 39

3 Thủy điện

Lai Châu

2016 6500Mv 25 tỷ KW 224,28km2

và 39,63 km2

4 Thủy điện

Yaly

1996 720 MV 3.68 tỷ Kw 17000 km2

5 Thủy điện

huội Quảng

2016 520MV 1.904 triệu

KW

2.824 km2

6 Thủy điện

Trị an

1991 400KW 1.7 tỷ KW 323 km2

7 Thủy điện

Đa Mi

2001 300 MV 1.555 triệu

kWh.

695 triệu m3

8 Thủy điện

Na hang

2008 342 Mv 1.295 tỷ KW 2 tỷ M3

6.5.2. Các khó khăn trong việc khai thác nguồn năng lượng thủy điện tại Việt Nam

Trong nhiều năm qua, do quan niệm về tính “nhỏ” của các dự án TĐN nên nhiều tỉnh đã không quan tâm đầy đủ đến công tác qui hoạch, cấp phép một cách quá dễ dàng đối với các dự án TĐN mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định nghiêm túc thiết kế, xây dựng, vận hành… TĐN trở thành “phong trào” mang tính tự phát, thiếu sự quản lý và chỉ đạo thống nhất ở khá nhiều tỉnh, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung. Điều này chính là nguyên nhân của các sự cố về TĐN như phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ tràn lan; vỡ đập, gây ra lụt lội… dẫn đến những thiệt hại không nhỏ về kinh tế, xã hội và môi trường đối với các cộng đồng dân cư khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong các năm 2012, 2013 TĐN đã trở thành vấn đề nóng trong nhiều kỳ họp của Quốc hội.

Bản thân một công trình TĐN, diện tích chiếm đất và diện tích rừng sử dụng cho một công trình là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, trong thực tế, diện tích rừng bị chặt phá nhiều do chủ đầu tư lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo và do làm đường giao thông đến công trình.

pg. 40

Ngoài ra, một hệ lụy tiêu cực khác là khi đã có đường qua rừng thì lâm tặc đã lợi dụng để chặt phá rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ lậu... làm cho diện tích rừng bị tàn phá lớn hơn nhiều lần diện tích cần cho nhà máy TĐN.

Theo qui định của Chính phủ, sau khi xây dựng xong công trình, chủ đầu tư phải tổ chức thi công khôi phục lại hiện trường như phá dỡ, thu dọn nhà xưởng, san lấp lại mặt bằng tất cả các vị trí đã đào bới, trồng lại rừng để bù vào diện tích rừng bị phá… Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư đã không chấp hành nghiêm túc các qui định này, dẫn đến môi trường ở các công trình TĐN bị tàn phá không hề nhỏ.

Một bất cập khác là do công tác điều tra, khảo sát nguồn thủy năng không đầy đủ nên một số nhà máy TĐN hoạt động với hệ số công suất rất thấp. Nhà máy chỉ vận hành được trong các tháng mùa mưa. Còn trong các tháng mùa khô công suất phát rất thấp, thậm chí không thể hoạt động.

Hình ảnh một nhà máy thủy điện bị sạt lỡ đất

6.5.3. Tiềm năng của năng lượng thủy điện trong tương lai

Từ việc phát triển thuỷ điện sẽ mở ra hàng loạt những cơ hội trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh ta. Khi các công trình thủy điện hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ sản xuất một sản lượng điện năng lớn hoà vào lưới điện quốc gia, làm giảm tình trạng thiếu hụt điện năng trong cả nước cũng như tỉnh ta như hiện nay. Không những thế, việc phát triển thuỷ điện còn đem lại cơ hội cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

pg. 41

Hơn thế nữa khi phát triển thuỷ điện, ngân sách của tỉnh sẽ có thêm nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ quỹ chia sẻ lợi ích từ thuỷ điện để đầu tư cải thiện môi trường sống cho chính những người dân trong vùng bị ảnh hưởng.

Những lợi ích cơ bản mà thuỷ điện nhỏ mang lại như Thuỷ điện Nậm Sì Lường cung cấp cho trên 100 hộ dân xã Bum Nưa cũng như khối cơ quan hành chính trên địa bàn thị trấn Mường Tè (huyện Mường Tè) trong một thời gian dài, khi mà điện lưới quốc gia chưa đến được với trung tâm huyện, mặc dù công suất thiết kế của thuỷ điện này rất nhỏ chỉ 0,5MW…

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh ta vào cuối tháng 1/2010, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá: Thuỷ điện là một lợi thế lớn của Lai Châu, việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện sẽ tạo cơ hội để tiến hành quy hoạch, xây dựng hệ thống giao thông, sắp xếp dân cư và hình thành thêm những ngành nghề sản xuất mới cho các hộ tái định cư. Tổng Bí thư nhấn mạnh, xây dựng thuỷ điện sẽ mang lại nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển và là cơ hội để Lai Châu thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn và quan trọng hơn là cơ hội để bố trí lại dân cư theo mô hình nông thôn mới với những tiêu chí cụ thể.

Toàn cảnh thủy điện Bản Cát

pg. 42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu về các nguồn năng lượng tái tạo (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)