10.1. Tổng quan
CDM là một chứng nhận xuất phát từ Nghị định thư Kyoto về hạn chế mức phát thải khí nhà kính, thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNIFCCC).Nghị định thư Kyoto buộc các nước ký kết thuộc nhóm các nước giảm phát thải bắt buộc phải giảm đi khối lượng khí nhà kính do nước mình phát ra theo các hạn ngạch được thỏa thuận, khi một dự án là CDM thì nó sẽ được xác nhận khối lượng giảm phát khí thải nhà kính tính theo CERs (số tấn khí CO2 giảm phát được chứng nhận) từ đó chủ dự án có thể đem khối lượng CERs này để tham gia vào Thị trường Cacbon (CM) để bán khối lượng giảm phát này cho các nước buộc giảm phát thải để kiếm lợi nhuận, đồng thời các nước đó cũng sẽ đạt được mức giảm phát thông qua khấu hao vào khối lượng CERs đã mua.
Việt Nam đã phê chuẩn UNFCCC tháng 11 năm 1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto tháng 9 năm 2002 với tư cách là thành viên thuộc nhóm các nước không bắt buộc giảm khí thải, tham gia phát triển các dự án CDM thì chúng ta sẽ thêm được một nguồn lực to lớn từ vốn đầu tư cho đến lợi nhuận từ mua bán CERs là một lợi ích to lớn để phát triển thêm nguồn điện năng đang thiếu hụt trong nước.
10.2. Tổng quan nghị định thư Kyoto.
10.2.1. Tình trạng khí thải CO2 trên thế giới.
Trong vòng 4,5 tỉ năm tồn tại, trái đất đã có những chu kỳ nóng lên rồi lạnh đi. Từ thời điểm cuối của thời kỳ băng hà cuối cùng, cách đây khoảng 13000 năm, trái đất đã nóng lên trung bình 4°C. Ngày nay trái đất nóng lên nhanh chóng. Trong 1 thế kỷ nhiệt độ của trái đất đã tăng lên 0,5°C. Phân tích mẫu lấy ra từ băng hà cho thấy kỷ nguyên của chúng ta nóng nhất từ hơn 600 năm và 20 năm cuối cùng của thế kỷ XX, sự gia tăng nhiệt độ đã vượt qua mọi kỷ lục với đỉnh cao là năm 1998.
Các nghiên cứu về diễn biến khí hậu cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa nồng độ CO2 trong khí quyển và sự dao động chu kỳ của nhiệt độ trong vòng 150 000 năm gần đây.
Nếu nồng độ CO2 tăng lên gấp đôi sẽ làm gia tăng nhiệt độ trung bình của mặt đất lên 2,8°C. Điều này sẽ làm đảo lộn khí hậu trên hành tinh.
pg. 71
10.2.2. Sự gia tăng của mực nước biển.
Người ta ước tính đại dương hấp thụ trên 80% năng lượng cấp thêm vào hệ thống khí hậu. Sự gia tăng nhiệt độ đại dương khiến nước giãn nở và làm tăng cao mực nước biển.
Các số liệu nghiên cứu do vệ tinh cung cấp cho thấy trong thế kỷ 20, mực nước biển đã dâng cao khoảng vài chục cm (0,1-0,2m).
Màu sắc trên hình và than đo tương ứng với độ cao hiện tại so với mực nước biển. Độ cao càng thấp thì nguy cơ ngập càng cao.
10.3. Cơ chế phát triển sạch (CDM) 10.3.1. Tình hình CDM trên thế giới
Ngay sau khi KP có hiệu lực (16/2/2005), các dự án áp dụng theo cơ chế CDM đã được thúc đẩy và triển khai mạnh mẽ ở nhiều nước. Sau hơn 5 năm, tính đến tháng 1/9/2010
pg. 72
đã có tổng cộng 2376 dự án CDM được đăng ký chính thức và có hiệu lực thực hiện với lượng giảm phát thải GHG trungbình hàng năm đạt 379,266,112 tấn CO2 quy đổi. Trong số 2376 dự án thì hai nước là Ấn độ và Trung Quốc chiếm khoảng một nửa các dự án đã được đăng ký.
Năng lượng
Sử dụng hiệu quả phía sản xuất, như:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nhiên liệu cho các nhà máy điện.
- Thu hồi nhiệt từ các nhà máy điện.
- Phát triển các dự án đồng phát năng lượng.
- Chuyển hồi nhiên liệu (từ nhiên liệu có hàm lượng Cacbon cao sang nhiên liệu có hàm lượng Cacbon thấp hơn).
- Đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo, gồm:
- Năng lượng gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ, địa nhiệt, năng lượng biển.
- Sinh khối (các phế thải, khí sinh học, nhiên liệu sinh học…).
- Quản lý phía nhu cầu tiêu thụ.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các toà nhà, khách sạn…
- Sử dụng các thiết bị gia dụng có hiệu quả năng lượng cao.
Giao thông
- Giao thông công cộng, xây dựng đường…
- Đưa vào sử dụng các phương tiện có mức phát thải CO2 thấp.
- Chuyển đổi nhiên liệu (nhiên liệu sinh học thay thế xăng dầu).
- Trồng mới và tái trồng rừng
- Trồng mới và tái trồng rừng thương mại.
- Trồng cây ở cấp cộng đồng/xã.
Nông nghiệp
- Giảm các mức phát thải CH4 và N2O từ canh tác, đốt các chất thải trên đồng ruộng.
Các quy trình công nghiệp
- Công nghiệp xi măng, sắt thép… sử dụng các khí CO2
pg. 73
10.3.2. Quy trình chung của các dự án CDM ở Việt Nam
Hướng dẫn xây dựng các dự án CDM
Những lĩnh vực có thể xây dựng dự án CDM.
Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM được xây dựng trong 15 lĩnh vực sau đây:
- Sản xuất năng lượng;
- Chuyển tải năng lượng;
- Tiêu thụ năng lượng;
- Nông nghiệp
- Xử lý, loại bỏ rác thải;
- Trồng rừng và tái trồng rừng;
- Công nghiệp hóa chất;
- Công nghiệp chế tạo;
- Xây dựng;
- Giao thông;
- Khai mỏ hoặc khai khoáng;
- Sản xuất kim loại;
- Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu, khí);
- Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;
Sử dụng dung môi
- Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết là dự án ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm, góp phần
bảo vể môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. Địa bàn khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Các yêu cầu đối với dự án CDM.
Dự án CDM thực hiện tại Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Giảm phát thải nhà kính;
- Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của trung ương, ngành, địa phương;
pg. 74
- Góp phần bảo đảm phát triển kinh tế- xã hội bền vững của Việt Nam (theo các tiêu chí xác định);
- Bảo đảm tính khả thi với công nghệ tiên tiến và có nguồn tài chính phù hợp;
- Lượng giảm phát thải là có thực, mang tính bổ sung, được tính toán và kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp và có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể;
- Không sử dụng kinh phí từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thu được các
“Giảm phát thải dược chứng nhận” chuyển cho bên đầu tư dự án CDM từ nước ngoài;
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Được sự ủng hộ của các bên liên quan (các cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động dự án).
Chu trình thực hiện một dự án CDM
Về cơ bản, một dự án CDM phải thông qua các bước sau:
- Thiết kế và xây dựng dự án.
- Phê duyệt quốc gia.
- Phê chuẩn, đăng ký.
- Tài chính dự án.
- Giám sát.
- Thẩm tra chứng nhận.
- Ban hành CERs.
pg. 75