Hiện trạng đóng góp của năng lượng sinh khối của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu về các nguồn năng lượng tái tạo (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 8: NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI

8.2. Hiện trạng đóng góp của năng lượng sinh khối của Việt Nam

Tiềm năng sinh khối tại Việt Nam

Nguồn sinh khối chủ yếu gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng. Tiềm năng các nguồn này theo đánh giá của viện Năng lượng được trình bày trong các bảng sau:

Hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối của Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới NLSK là nguồn năng lượng thứ tư, chiếm tới 15% tổng năng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, NLSK thường là nguồn năng lượng lớn nhất, chiếm 35-45% tổng cung cấp năng lượng. Sẽ không ngoa khi nói NLSK giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam.

Ðất nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì nhiêu…

nên sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông, lâm nghiệp phong phú, liên tục gia tăng. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại đang bị coi là rác thải tự

pg. 52

nhiên, đang bị lãng phí, nguy hiểm hơn lại trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như tình trạng đốt rừng, rơm rạ, mùn cưa ở miền Bắc hoặc đổ trấu xuống sông, kênh rạch ở Ðồng bằng sông Cửu Long… NLSK nằm trong trong chu trình tuần hoàn ngắn, được các tổ chức về phát triển bền vững và môi trường khuyến khích sử dụng. Tận dụng được nguồn nhiên liệu này sẽ đồng thời cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo bảo vệ môi trường.

Tiềm năng về NLSK của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, tổng nguồn sinh khối vào khoảng 118 triệu tấn/năm bao gồm khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, 8 triệu tấn trấu, 6 triệu tấn bã mía và trên 50 triệu tấn vỏ cà phê, vỏ đậu, phế thải gỗ... Nguồn sinh khối chủ yếu của nước ta gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng, trong đó gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, cây công nghiệp và cây ăn quả, phế phẩm gỗ công nghiệp. Theo Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng lên đến gần 25 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu thô. Riêng tiềm năng năng lượng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp của nước ta gồm rơm, rạ, trấu, bã mía và các loại nông sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Ðặc biệt nguồn năng lượng này sẽ liên tục được tái sinh và tăng trưởng đều đặn trong vòng 30 năm.

Cơ hội

- Tiềm năng lớn chưa được khai thác

- Nhu cầu ngày càng tăng, cùng với sự tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu ứng dụng các công nghệ năng lượng sinh khối ngày càng lớn

- Các chính sách và thể chế đang từng bước hình thành tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng sinh khối nói riêng

- Môi trường quốc tế thuận lợi, năng lượng tái tạo ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển

- Kế hoạch hành động năng lượng giai đoạn 2005 – 2010 của các nước ASEAN,trong đó, đề ra mục tiêu đạt ít nhất 10% điện tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện

- Nhiều tổ chức quốc tế đang quan tâm đến việc phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam - Nhiều công nghệ đã được hoàn thiện, ứng dụng thương mại nên Việt Nam có thể nhập và ứng dụng, tránh được rủi ro về công nghệ

pg. 53

Thách thức

 Sự cạnh tranh về nhu cầu nguyên liệu sinh khối

 Sự cạnh tranh về chi phí công nghệ

 Trở ngại về môi trường, mặc dù có những ưu điểm vượt bậc về môi trường so với năng lượng hóa thạch, nhưng NLSK cũng có một số tác động môi trường sau

 Thiếu nhận thức xã hội về năng lượng sinh khối

 Thiếu các chính sách và thể chế cụ thể của chính phủ 8.2.2. Lợi ích của năng lượng sinh khối tại Việt Nam

Giảm thiểu sự phụ thuộc vào than đá các nhiên liệu hóa thạch: Sự phụ thuộc quá mức vào than đá trong những thập kỷ vừa qua là nguyên nhân dẫn đến sự cạn kiệt về trữ lượng của các nguồn nhiên liệu này. Cùng tìm hiểu thêm về nội dung này trong bài viết:

Chất đốt Biomass (Sinh khối) thay thế nhiên liệu than đá truyền thống.

Năng lượng sinh khối có thể tăng cường an ninh năng lượng quốc gia: Từ khi năng lượng sinh khối được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu bản địa của nhiều nước châu Á, loại nhiên liệu này có vai trò là nhiên liệu thay thế cho than đá và các nhiên liệu hóa thạch, giảm sự phụ thuộc nhập khẩu than đá và tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.

Khuyến khích sự tham gia của các xí nghiệp vừa và nhỏ: Khác với nhiên liệu dầu và khí, thậm chí là than đá, việc sản xuất năng lượng sinh khối sẽ không đòi hỏi đầu tư và xây dựng các nhà máy xử lý tổng hợp lớn. Vì vậy, đầu tư cho năng lượng sinh khối có thể mở ra các cơ hội tham gia của các công ty trong nước.

Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp: Ngành kinh tế nông nghiệp ngoài chức năng cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp, giờ đây có thêm chức năng cung cấp năng lượng sạch cho xã hội, đóng góp vào việc giảm thiểu khí nhà kính và khí độc hại. Trong những năm qua, Thuận Hải nhận thấy việc phát triển năng lượng sinh khối đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.

Lợi ích về mặt môi trường: Sử dụng năng lượng sinh khối so với than đá, xăng dầu giảm khoảng được 70% khí CO2 và 30% khí độc hại, do năng lượng sinh khối chứa một

pg. 54

lượng cực nhỏ lưu huỳnh, chứa 11% oxy, nên cháy sạch hơn. năng lượng sinh khối phân hủy sinh học nhanh, ít gây ô nhiễm nguồn nước và đất.

Bên cạnh đó, năng lượng sinh khối khi thải vào đất bị phân hủy sinh học cao gấp 4 lần so với nhiên liệu than đá, dầu mỏ và do đó giảm được rất nhiều tình trạng ô nhiễm đất và nước ngầm.

Vì vậy, việc sử dụng năng lượng sinh khối giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu khí nhà kính giúp ngăn chặn vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhiên liệu sinh học và vấn đề phát triển bền vững: Nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học ưu tiên lựa chọn với tiêu chí không dùng làm lương thực thực phẩm, có năng suất và hiệu suất chuyển hóa nhiên liệu cao, có tiềm năng trồng trên đất nghèo dinh

dưỡng và ao hồ hoang hóa. Đặc biệt, loại nguyên liệu này phải có giá thành thấp như là các phế liệu nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến. Đồng thời, phát triển nhiên liệu sinh học để đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

8.2.3. Các khó khăn trong việc khai thác nguồn năng lượng sinh khối ở Việt Nam

Là quốc gia có nhiều tiềm năng về năng lượng sinh khối, những năm qua Việt Nam đã và đang nỗ lực nâng cao tỷ trọng sinh khối trong sản xuất điện năng. Các cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển điện sinh khối ở Việt Nam đã được ban hành năm 2014 và sửa đổi bổ sung năm 2020, nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, với hi vọng sẽ đạt được mục tiêu tỷ trọng điện sinh khối sản xuất đến năm 2030 đạt 2,1%.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển thị trường năng lượng sinh học ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn cơ bản là các nguồn năng lượng sinh học vẫn còn phân tán, không ổn định và thiếu tính bền vững. Nhất là nguồn phụ phẩm còn phải phụ thuộc và thay đổi theo mùa, vụ, nên việc kiểm soát số lượng đầu vào, giá cả của các loại nhiên liệu còn chưa được kiểm soát.

pg. 55

.

Mặt khác, kinh nghiệm phát triển, nguồn nhân lực cho các dự án nhiên liệu sinh học ở Việt Nam còn thiếu. Trong khi thông tin, cơ sở dữ liệu về tiềm năng cũng như các đánh giá về thị trường năng lượng sinh học còn chưa đáng tin cậy.

Đặc biệt, hiện nay, vốn đầu tư cho các dự án năng lượng sinh học, cụ thể là các dự án phát điện từ năng lượng sinh học vẫn còn ở mức cao, trong khi cơ chế giá mua điện sản xuất từ nguồn năng lượng sinh học chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bởi chưa được trợ giá hỗ trợ giá mua.

Ngoài ra, nhiên liệu sinh học còn gặp trở ngại lớn khi cón có nhiều tác động đến môi trường, nhất là đối với khí sinh học phát sinh từ phân chăn nuôi thải ra có mùi hôi thối,… nếu có công nghệ xử lý hiệu quả, tận dụng tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nhưng nếu xử lý, phân hủy, tận dụng không tốt có thể sẽ gây tác động ngược đến môi trường lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu về các nguồn năng lượng tái tạo (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)