Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của phan châu trinh và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 40 - 48)

Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH

1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH

1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh

- Chủ nghĩa yêu nước và dòng giáo dục yêu nước cuối thế kỷ XIX + Chủ nghĩa yêu nước

“Thực tiễn công cuộc dựng nước và giữ nước, xây dựng nền văn hiến của nhân dân Việt Nam đã chỉ ra một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, đó là chủ nghĩa yêu nước” [38; 59]. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không tồn tại như một yếu tố tinh thần thuần túy mà nó là cơ sở, là nội dung và mục đích cho sự hình thành và phát triển của hệ thống lý luận về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, dân tộc, lãnh thổ, văn hóa, chính trị, giáo dục… Chủ nghĩa yêu nước đóng vai trò là thước đo sự đúng đắn của các hệ tư tưởng và hoạt động thực tiễn, như Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định: “Ở Việt Nam, truyền thống lịch sử của dân tộc, ý thức phổ biến của nhân dân là đánh giá mọi việc lớn, nhỏ từ nhân vật đến biến cố, từ tác phẩm đến ý thức tư tưởng đều chiếu theo tiêu chuẩn quang minh chính đại của chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là hòn đá thử vàng của tất cả” [31; 543].

Chủ nghĩa yêu nước thấm vào máu thịt, đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, góp phần hình thành “đạo làm người” của người Việt Nam xưa và nay, như Nguyễn Tài Thư đã nhận định: “Chủ nghĩa yêu nước đó đã phát triển thành các quan niệm về nghĩa vụ đối với đồng bào, về nguồn gốc sức mạnh, về các yếu tố cấu thành dân tộc, về phương pháp luận đánh giặc, cứu nước” [78; 21].

Trong quá trình phát huy truyền thống yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tầng lớp trí thức Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh vì nhân dân, vì Tổ quốc. Trong đó, Nho sĩ là tầng lớp có tư tưởng vững chắc, có tính tích cực, chủ động, ham học hỏi, cầu thị, là lực lượng tiên phong, chủ yếu trong quá trình chuyển biến của ý thức xã hội Việt Nam. Bị quy định bởi tồn tại xã hội thời kỳ này, lớp trí thức Nho học vẫn là người lĩnh trọng trách

trong việc phát ngôn, tiếp biến tư tưởng để tạo nên đặc trưng ý thức hệ Việt Nam. Đây là điểm khá khác biệt so với các nước phương Tây, khi đáng lý ra, nhiệm vụ tiếp biến tư tưởng tiến bộ là nhiệm vụ của giai cấp mới, giai cấp tiên tiến của thời đại nhưng ở Việt Nam, giai cấp tư sản đang trong quá trình hình thành, địa vị kinh tế, chính trị, xã hội còn thấp, yếu, không thể hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng; giai cấp công nhân cũng bắt đầu được hình thành, số lượng còn ít, trình độ còn thấp, chưa có tổ chức lãnh đạo.

Với tinh thần yêu nước sâu sắc, một trong những biện pháp đấu tranh của Nho sĩ chống giặc, chống triều đình phong kiến là chủ trương cải cách, duy tân tư tưởng và hành động. Nho sĩ yêu nước tự tổ chức thành đội ngũ những nhà duy tân cách mạng, tự vạch ra cho mình nhiệm vụ đánh đổ đế quốc thực dân xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc, cải cách xã hội để tiến kịp các bước văn minh trên thế giới.

Trước hết, họ phản đối chủ trương chủ hòa của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Ông Nghè Nguyễn Xuân Ôn; nguyên quan ngự sử Phan Đình Phùng;

Nguyễn Trung Trực ở Nam Kỳ… là những người đã đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lược. Ở khắp các vùng trên mảnh đất Việt Nam từ thành thị đến nông thôn, Nho sĩ ở các mức độ khác nhau đã giác ngộ quyền lợi dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội nhằm chống giặc, cứu nước, cứu dân.

Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh không cân sức này, Nho sĩ nhiệt huyết, yêu nước, thương dân nhưng bị thất bại do bị hạn chế về nhiều mặt, trong đó chủ yếu là hệ tư tưởng phong kiến vẫn chỉ đạo hoạt động của họ.

Trong xã hội phong kiến truyền thống, Nho sĩ có vai trò nắm giữ học vấn và dẫn đạo tư tưởng của người trí thức, họ đứng đầu trong tứ dân: sĩ, nông, công, thương. Nhưng trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, Nho sĩ đã thoát khỏi khoa cử hoặc họ thi đỗ nhưng tự thoát ra khỏi hệ thống quan liêu phong kiến

để bảo tồn vị trí và thể hiện vai trò thực thụ trong xã hội phong kiến. Họ bắt đầu thực hiện những chủ trương của mình một cách tương đối độc lập với triều đình phong kiến tay sai.

Một nhân tố đặc biệt mà các Nho sĩ Duy tân đầu thế kỷ XX được kế thừa, chính là trong cuộc đời các ông đã trải qua quá trình học tập, tu dưỡng lâu dài, được học hỏi và truyền thụ tư tưởng yêu nước, thương dân, ý chí duy tân từ những người thầy của mình – lớp Nho sĩ cuối thế kỷ XIX. “Thầy học của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Hữu Cầu…

đều là những người vừa có trí tuệ, học vấn cao, lại vừa có phẩm hạnh, khí tiết nổi tiếng đương thời như: Nguyễn Huy Đức, Nguyễn Thúc Kiều, Nguyễn Thức Tự, Khiếu Năng Tĩnh, Phạm Đào Mẫn, Trần Đình Phong. Các cụ đều là những người yêu nước, chống ngoại xâm, chống lại những hủ bại trong xã hội đương thời” [38; 64]. Với nền giáo dục phong kiến vì hạn chế bởi yếu tố lịch sử, nhưng tinh thần yêu nước, tư cách, thái độ, phẩm hạnh của họ đã ảnh hưởng, góp phần hình thành nhân cách, tư tưởng, thái độ, hành động của một lớp Nho sĩ Duy tân đầu thế kỷ XX, trong đó có Phan Châu Trinh.

+ Dòng giáo dục yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX

Một trong những tiền đề lý luận quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh đó là dòng giáo dục yêu nước trong nửa cuối thế kỷ XIX. Đây là phong trào giáo dục yêu nước do các sĩ phu ái quốc, tân tiến chỉ đạo. Tư tưởng canh tân giáo dục cuối thế kỷ XIX đã từng bước vượt qua những hạn chế của Nho sĩ đương thời, phê phán những người cứ khư khư thói cũ làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu và yếu kém. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, một trong những đại diện tiêu biểu của phong trào này như Nguyễn Trường Tộ đã viết: “Người thời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay dời đổi ra sao, cứ ca tụng đời xưa, cho rằng thời nay

không thể bằng được. Làm việc gì họ cũng muốn đi ngược theo xưa. Bọn Tống Nho sở dĩ làm hại nước, làm đất nước yếu hèn không phát đạt đều do tư tưởng này mà ra cả” [8; 225].

Trong phong trào canh tân về giáo dục cuối thế kỷ XIX, những đại diện tiêu biểu của nó như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đã có nhiều quan điểm canh tân trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục – đã trở thành tiền đề quan trọng giúp hình thành tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh.

Chẳng hạn, về quan điểm giáo dục, Nguyễn Lộ Trạch cho rằng, muốn phát triển kinh tế, ổn định chính trị, củng cố quân đội vững mạnh phải học tập “tài nghệ sở trường”, kỹ thuật của những nước phương Tây. Nội dung giáo dục phải được đổi mới, không còn hạn hẹp trong “Tứ thư, ngũ kinh”. Cần phải cập nhật, mở rộng thêm tri thức về khoa học – kỹ thuật tiến bộ của nước ngoài, dùng nó để phục vụ cho đất nước, không có gì phải sợ sệt, né tránh hay khước từ. Ông cho rằng, phải tuyệt đối xóa bỏ tư tưởng xem đây là một công kỹ, nghề thợ rồi coi khinh, khiến các bậc cao minh hổ thẹn không ai chịu học, mà phải thấy rằng khoa học – kỹ thuật là ngành rất tinh vi, nếu không “thông minh dĩnh ngộ hơn người thì không thể học được”. Từ thực tế triều đình phong kiến lúc bấy giờ đưa “những kẻ tầm thường không có mấy học thức” ra ngoài học kỹ thuật, Nguyễn Lộ Trạch nói chẳng khác nào “bắt người điếc phải nghe nhạc, chọn người mù để hỏi đường” làm hao quốc khố, nhục quốc thể.

Trong rất nhiều quan niệm duy tân, Nguyễn Trường Tộ cũng chú trọng đến duy tân trong lĩnh vực giáo dục. Nguyễn Trường Tộ cho rằng: “Không có một nền học thuật sáng suốt thì phong tục sẽ ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm trống rỗng” [8; 248]. Từ đó, ông nhìn lại sự học của ta ngày xưa, về những điều thầy dạy, về những cái học trò học, đều là chuyện xưa. Ông viết: “Ngày nay chúng ta lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ, phú;

lớn lên ra làm quan thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ học nào là Sơn Đông,

Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên thì Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ nào là thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ sửa đổi hết rồi), lớn lên làm quan thì phải dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn” [8; 225]. “Xưa nay trên thế giới chưa có một nước nào có nền học thuật như vậy. Quả thực lạ đời” [8; 225].

Trước thực trạng giáo dục đất nước như vậy, dòng giáo dục yêu nước cuối thế kỷ XIX chủ trương đổi mới giáo dục trên một số điểm như:

Thứ nhất, mở khoa nông chính. Chẳng hạn, phải sưu tập và cho xuất bản bộ sách: “Nông chính toàn thư”; phải thành lập Bộ Canh nông như các nước phương Tây để trông coi nông nghiệp. Muốn phát triển nông nghiệp, không phải chỉ dựa vào tổng kết kinh nghiệm nông nghiệp ở trong nước mà phải học tập những thành tựu khoa học nông nghiệp, thủy lợi của phương Tây.

Thứ hai, mở khoa Công nghệ: Nhiệm vụ của khoa này là tìm trong các sách Nho từ trước tới nay xem chỗ nào nói đến cơ xảo dù một vài câu cũng phải nhặt ra hết, thu thập sửa lại cho đúng. Ngoài ra phải học trong các sách Tây viết về máy móc, về nguồn lợi khoáng sản… cho dịch thuật, biên soạn rồi xuất bản.

Thứ ba, phải mở khoa thi Thiên văn và khoa Địa lý. Chẳng hạn, theo Nguyễn Trường Tộ, phải học gấp khoa thiên văn - Địa lý để biết được sự thật của trời đất.

Thứ tư, phải mở khoa Luật học. Muốn xã hội ổn định, phát triển, phải đảm bảo sự ổn định. Do vậy, bất luận quan hay dân đều phải học luật nước. Ai giỏi luật mới được làm quan.

Thứ năm, phải chú ý đào tạo người biết tiếng nước ngoài, hình thành các trung tâm đào tạo tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh; cử người đi nước ngoài học tập sinh ngữ: “Học tiếng Anh không đâu tốt bằng Luân Đôn, học tiếng Pháp không đâu hơn Pari”; khuyến khích tự học tiếng nước ngoài.

Các Nho sĩ có tư tưởng canh tân như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch… đã được ít nhiều tiếp xúc với văn minh phương Tây hoặc gián tiếp qua ảnh hưởng phương Tây vào Trung Quốc. Bản thân của dòng giáo dục yêu nước này là sản phẩm của cuộc vận động giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân đang bị nô lệ, tiến lên làm cách mạng xã hội theo hướng tiến bộ. Đây chính là một trong những tiền đề lý luận quan trọng hình thành những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh, đặc biệt là việc hướng đến chủ trương khuếch trương tinh thần tin ở khoa học, tin vào việc làm của con người, dạy cho học sinh, trí thức khoa học, khoa học thường thức giúp cuộc sống ngày càng văn minh hơn.

- Tân văn, Tân thư

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản, Trung Quốc xuất hiện phong trào tiếp thu tư tưởng phương Tây do các nhà trí thức tiến bộ khởi xướng tạo nên phong trào Tân thư. Tư tưởng Tân Thư là cơ sở lý luận cho phong trào Duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Trong đó, thành công của phong trào Duy tân ở Nhật Bản trở thành nguồn cổ vũ, động viên cho các dân tộc phương Đông đi theo khuynh hướng này.

Khái niệm “Tân thư” được hiểu là một danh từ khá bao quát để chỉ các sách báo về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên chứa đựng kiến thức mới của châu Âu – Mỹ dịch ra chữ Hán, chữ Nhật. Nhật Bản sớm chủ động đưa một bộ phận trí thức tiến bộ sang các nước châu Âu để học tập khoa học tiến bộ, đồng thời mời chuyên gia nước ngoài đến đào tạo nguồn nhân lực, truyền bá khoa học, kỹ thuật. Về khoa học xã hội, đến năm 1887, Nhật Bản dịch được 633 cuốn sách, chủ yếu là sách tiếng Anh và sách tiếng Pháp, bao gồm các sách lý luận về kinh tế, chính trị, luật pháp, sách tiểu thuyết, văn học. Ở Nhật Bản, tư tưởng Jacques Rousseau (1712 – 1778), nhà văn, nhà khai sáng kiệt xuất của Pháp được truyền bá rộng rãi và ưa chuộng nhất với tư tưởng về quyền dân chủ, tự

do của con người [11; 843]. Những tư tưởng tiến bộ ấy và những thành tựu của công cuộc cải cách Nhật Bản đã thu hút số lượng lớn thanh niên Việt Nam đến học tập, họ đã tiếp thu và trực tiếp truyền bá vào Việt Nam.

Tại Trung Quốc, phong trào Tân thư đã được chuẩn bị vào khoảng thế kỷ XVII và XVIII, do 80 cha cố dòng Tên từ phương Tây đến Trung Quốc và dịch khoảng 400 công trình, trong đó khoảng một nửa là sách báo khoa học phương Tây. Thế kỷ XIX, người Anh tên John Freyer cùng với các học giả Trung Quốc dịch trên một trăm công trình về khoa học kỹ thuật và phong trào dịch thuật từ tiếng Nhật Bản sang tiếng Trung Quốc cũng khá rầm rộ, mỗi năm có khoảng năm mươi cuốn sách được dịch và xuất bản nên tư tưởng Tân thư phát triển mạnh mẽ [11; 843].

Sự truyền bá của tư tưởng Tân thư từ Nhật Bản qua Trung Quốc và đến Việt Nam như một tất yếu của lịch sử, nó xuất phát từ nhu cầu hiện thực làm cơ sở lý luận cho phong trào đổi mới chứ không phải do ý muốn chủ quan của một nhóm người. Tuy nhiên việc tiếp thu bằng đường nào, nội dung gì và khả năng vận dụng phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của các nhà tư tưởng. Tư tưởng Tân thư có nội dung rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực, được thể hiện thông qua các tác phẩm, các nhà tư tưởng tiêu biểu. Những Tân thư, Tân văn tiêu biểu sớm được phổ biến như: Dân ước luận (Khế ước xã hội) của Lư Thoa (Jean Jacques Rousseau), Vạn Pháp Tinh lý của Mạnh Đức Tinh Cưu (Montesquieu)….

Tư tưởng Tân thư cung cấp lượng tri thức đồ sộ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, lên án cái bảo thủ, lạc hậu của chế độ dân chủ, ca ngợi cái hay, cái tốt của chế độ dân chủ tư sản nên tác động đến các nhà tư tưởng chính trị, tác động họ theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Những bài học quý giá từ các sách báo Nhật Bản, Trung Quốc về cuộc canh tân đã tác động một cách mạnh mẽ, góp phần nâng cao tầm vóc tư duy lý luận, đặc biệt là làm chuyển biến tư duy của các nhà tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục, đặt vấn đề cho các nhà tư tưởng nước ta như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh… là cần phải làm như thế nào để đổi mới, phát triển đất nước theo kịp Trung Quốc và Nhật Bản.

Phan Châu Trinh nhiều lần khẳng định sự tác động mạnh mẽ của Tân thư đến phong trào yêu nước của Việt Nam. Để khẳng định giá trị của Tân thư, Phan Châu Trinh chỉ ra các phong trào yêu nước theo tư tưởng cũ chưa có ảnh hưởng của Tân thư như: “Thời thế ấy, sống chết trọng hệ, được thua còn mất, cách nhau một sợi tóc, phải cậy vào một vài chí sĩ hiểu rõ thời cuộc, định trước phương châm, làm kẻ chỉ đường cho dân. Không như buổi gia thời giữa cũ và mới, kẻ thông đạt thì ít, kẻ ngoan cố thì nhiều, cái sai lầm ác độc của nhà bát cổ chưa được gội sạch trong não, cảnh lạ lùng quái gở của năm đại châu, chợt đã biến huyễn ở trước mắt, hiện hình biến tướng, chẳng khôn chẳng ngu, say sưa hô bậy, chẳng mới chẳng cũ” [74; 63].

Ảnh hưởng của Tân thư đối với thay đổi tư duy của bản thân được Phan Châu Trinh đã nhiều lần khẳng định: “Từ khi sách mới (Tân thư) dịch của châu Âu du nhập, mới hiểu rõ tiền đồ sống chết của dân tộc ở trong cái đại thế mạnh yếu của năm châu. Cái đặc tính vĩ đại của dân tộc ngàn năm, cái linh chất sáng suốt, vì học thuyết của khoa cử che lấp, mà bị chìm đắm ẩn nấp ở bên trong, không thể tự trở thành phát đạt để mưu sự sống còn, đến nỗi gần như mất, chết mà không tự biết. Một sớm kia bỗng nhiên mê mộng mới bị phá, như vén mây mù mà thấy trời xanh, như ra khỏi nhà tối mà thấy mặt trời mặt trăng. Lấy đó mà suy nghĩ, thì có thể biết vậy” [74; 62-63].

Những giá trị mà Tân thư mang lại được Phan Châu Trinh đánh giá rất cao. Cũng vì lẽ đó, ông đã nhiều lần gửi kiến nghị xin bãi bỏ các biện pháp cấm sách Trung Hoa, tố cáo chính quyền Đông Dương cấm lưu hành các sách Trung Hoa vì cho rằng những sách ấy kích động dân chúng căm ghét chính phủ Pháp,

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của phan châu trinh và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)