Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN địa BÀN THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 37)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Là nhân tChủ trương, chính sách, quy địnhià nhân tChủ trương, chính sách, quy định nhnhân tChủ trương, chím hay thúc đẩy du lịch phát triển.

Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội (Vũ Văn Đông, 2014).

Đây là yChủ trrất quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội và có định hướng, biện pháp đúng đắn để phát triển ngành này (Nguyễn Quang Lân, 2015).

Kinh t yChủ trrất quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của

ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội và có định hướng, biện phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hóa đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với nền thương mại du lịch của các nước trên thế giới (Minh An, 2018).

2.1.5.2. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Từ khi nhà nước ra đời với tư cách là một công cụ quyền lực chung để duy trì trật tự xã hội thì bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều phải được quản lý bởi Nhà nước. Du lịch là một hiện tượng, một dạng hay lĩnh vực, ngành kinh tế - xã hội tổng hợp bởi vậy nó ngày càng đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước (Nguyễn Thị Doan, 2015).

Sự quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là đòi hỏi khách quan, cần thiết bởi những lý do sau:

Một là, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo dựng môi trường thuận lợi và an toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Mặt khác, ngoài chính sách, pháp luật, nhà nước còn có nhiều công cụ để điều tiết quá trình phát triển của du lịch như thuế, phí, giá cả, tiền tệ, thông tin… (Nguyễn Thị Doan, 2015).

Hai là, Bất cứ một ngành kinh tế nào cũng không thể phát triển độc lập, hơn thế nữa, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bản thân nó muốn phát triển phải có sự phối hợp đồng bộ với các ngành kinh tế khác. Do đó, rất cần thiết phải có sự điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Thị Doan, 2015).

Ba là, sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát sinh từ hoạt động du lịch: duy tu, bảo tồn các công trình văn hóa; chống suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động, kinh doanh du lịch… Đó là những vấn đề mà không một chủ thể nào của nền kinh tế muốn làm và có thể làm được như nhà nước (Nguyễn Thị Doan, 2015).

Mục đích tổng quát nhất của công tác quản lý nhà nước về du lịch là phát triển du lịch bền vững, góp phần quan trọng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội, tạo việc làm và thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.

2.1.5.3. Tình hình trật tự, an ninh xã hội

Tình hình trật tự, an ninh xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt đến quá trình phát triển du lịch. Việc quản lý điểm đến thống nhất giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chuyên ngành về du lịch, môi trường, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự... trách nhiệm quản lý của các đơn vị chức năng có liên quan và các lực lượng xã hội giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch... Tất cả những điều này tạo nên hình ảnh điểm đến du lịch được xây dựng theo chiều hướng tốt hay bị phương hại theo chiều hướng xấu (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2014).

Nhiều dịch vụ phục vụ du lịch như điểm mua sắm, điểm dừng chân, nhà hàng ăn uống, vận chuyển tham gia tích cực phục vụ khách du lịch, tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch chung… nếu có có cơ chế phối hợp kiểm soát chặt chẽ trong một hệ thống quản lý Đa ngành thì sẽ hạn chế dẫn đến triệt tiêu được những hoạt động kinh doanh dịch vụ thiếu chất lượng, mang tính chộp giật… làm mất niềm tin của du khách (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2014).

2.1.5.4. Ý thức, sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp

Ý thức của người dân và doanh nghiê ̣p là mô ̣t trong những yếu tố cốt lõi để nâng đảm bảo vè nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như tính bền vững của du lịch, nó tỷ lê ̣ thuâ ̣n với chất lượng của hoạt đô ̣ng du lịch.

Để phát triển du lịch, người dân địa phương cũng như doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng (Ban Chấp hành Trung ương, 2017).

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch địa phương cũng như của Việt Nam (Ban Chấp hành Trung ương, 2017).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN địa BÀN THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)