Chương II ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH NGƯ DÂN
2.2. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang có diện tích tự nhiên 634.833,32ha, phía Tây Nam Việt Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 250km về phía Tây, phía Bắc giáp Campuchia với đường biển giới 54km, phía Tâygiáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển 200km. Phần đất liền nằm trong tọa độ địa lý từ 9°23'50-10°32'30 vĩ độ Bắc và 104°26'40-105°32'40 kinh độ Đông; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; phía Đông lần lƣợt tiếp giáp với các tỉnh An Giang, TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là đảo Phú Quốc.
Nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần các nước Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore, Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cầu nối giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với bên ngoài.
Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện, gồm đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Giao thông đường bộ không ngừng phát triển, giao thông đường thuỷ tương đối hoàn chỉnh. Hàng không có sân bay Rạch Giá và sân bay quốc tế Phú Quốc, thuận lợi cho lưu thông trong, ngoài tỉnh và quốc tế.
Cùng với đặc điểm địa lý tự nhiên, tỉnh còn đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với thắng cảnh nổi tiếng là Hòn Phụ Tử, thị xã Hà Tiên, đặc biệt là đảo Phú Quốc có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về du lịch, thuỷ sản, và kinh tế biển. Thành phố Rạch Giá của tỉnh là thành phố biển duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình của tỉnh có đủ các dạng đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Phần đất liền tương đối bằng phẳng. Nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển, Kiên Giang có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình 27-27,50C. Nơi này không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng nước mưa do bão chiếm tỷ trọng đáng kể.
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4-11, mùa khô từ tháng 12-3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.600–2.000mm ở đất liền, từ 2.400-2.800mm ở đảo Phú Quốc. Khí hậu ít thiên tai, giá lạnh, ánh sáng và nhiệt lƣợng dồi dào, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, và nông-ngư nghiệp phát triển.Bờ biển dài trên 200km, diện tích biển khoảng 63.000km2, tỉnh có tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển, lợi thế cho nghề khai thác đánh bắt thủy hải sản phát triển (so với các tỉnh khác ở ĐBSCL), bao gồm cả đảoPhú Quốc.
2.2.2. Tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội
Xã hội và môi trường thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi thay đổi trong bộ phận này sẽ kéo theo sự thay đổi trong bộ phận kia. “Các thay đổi trong chu kỳ của thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến đời sống của con người” (Nguyễn 2010:205-206). Với vị trí tự nhiên thuận lợi nhƣ trên, Kiên Giang có điều kiện tốt cho phát triển kinh tế-xã hội. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thƣợng, Kiên Hải, Phú Quốc, Giang Thành, thị xã Hà Tiên và TP. Rạch Giá. Ngày 18/02/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTgcông nhận Rạch Giá là đô thị loại II trực thuộc tỉnh.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,81%, mục tiêu đề ra là 12,5%;
GDP đạt 2026 USD/người/năm. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước 548.182 tấn, đạt 100,95% kế hoạch, tăng 8,24%. Trong đó, khai thác 421.201 tấn, đạt 100,29% kế hoạch và tăng 6,11%; nuôi trồng 126.981tấn, đạt 103,24% kế hoạch và tăng 15,96% so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc 16.055,3 tỷ đồng, đạt 99,11% kế hoạch, tăng 10,01% so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 620triệu USD, hải sản đạt 157triệuUSD. Tình hình đầu tƣ và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được đẩy mạnh, thu hút có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 tiếp tục phát triển và ổn định, trong khi nền kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn, tỉnh vẫn đạt mức mức tăng trưởng khá so với cả nước (GDP đạt 5,4%) và các tỉnh vùng ĐBSCL (xếp thứ 4/13 tỉnh thành). Đến
tháng 8/2014, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn duy trì sự ổn định trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, lao động, việc làm, ASXH, văn hoá, thể thao (Minh Hoàng2014).
Tính đến năm 2012, dân số Kiên Giang gần 1.726.200người, mật độ 272 người/km²; thị dân gần 471.200người, dân số nông thôn 1.255.000người. Dân số nam là 861.600người, nữ 852.500người. Tỷ lệdân số tăng tự nhiên 10,8%. Tỉnh có hơn 15 dân tộc: dân tộc Kinh 85,5%, Khmer 12,2%, Hoa 2,2% và một số dân tộc thiểu số khác. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, người dân theo Phật giáo25%, Công giáo 5,7%, một số nhỏ theo các tôn giáo khác nhƣ Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo. Hơn 60% còn lại chủ yếu là tín ngƣỡng thờ ông bà tổ tiên.
Kinh tế phát triển nhƣ trên là động lực thúc đẩy các lĩnh vực văn hóa-xã hội chuyển biến tiến bộ. Chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Tình hình dịch bệnh cũng đƣợc kiểm soát tốt hơn. Các chế độ, chính sách xã hội đƣợc duy trì. Đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật nhiều hơn, thích ứng tốt hơn với cơ chế mới (Nguyễn 2004).
Tình hình chung của ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang
Tính đến giữa năm 2012, Kiên Giang có 12.240 tàu cá, tổng công suất 1.615.680CV. Số lƣợng tàu đóng/mua mới mỗi năm bình quân 300chiếc, công suất khoảng 40.000CV. Tuy nhiên, gần đây, đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm luôn gặp khó khăn. Tỉnh hiện có 6 cảng cá và 1 bến cá đang hoạt động, chỉ cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành) có quy mô lớn, các cảng còn lại chủ yếu dùng cho việc neo đậu, tránh trú bão, quốc phòng và công ích. Thực hiện Quyết định 289/QĐ-TTg, tỉnh đã hỗ trợ hơn 252 tỷ đồng tiền dầu, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên; tạo điều kiện cho hơn 400 tổ, đội khai thác, đánh bắt trên biển; thành lập 2 nghiệp đoàn nghề cá tại TP. Rạch Giá; lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh thuộc dự án Hệ thống quan sát tàu cá vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh-Movimar cho 146/407 tàu cá; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật thủy sản và các chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hàng năm, tỉnh tổ chức trung bình 20 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thủy sản cho hơn 1.000 ngƣ dân tham dự; phối hợp với đài phát thanh-truyền hình làm báo, phóng sự; cấp phát 1.000 tài liệu và hơn 10.000 tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền về các quy định bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; tăng
cường kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu (Minh Hoàng 2014).
Tuy đạt được những con số ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và lợi thế về ngành thủy sản nhưng Kiên Giang vẫn tồn tại những hạn chế, khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ (2012 tăng 11,82%). Ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước nên sức mua giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp; sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm; sản xuất công nghiệp tăng trưởng không cao (Minh Hoàng2014). Thời tiết diễn biến phức tạp hơn.
Lĩnh vực chiếm ƣu thế là du lịch và khai thác thủy sản vẫn chƣa đƣợc tận dụng hiệu quả. Phương tiện khai thác biển của tỉnh còn lạc hậu, lao động biển trình độ thấp.
Ngư trường đánh bắt dần khan hiếm, chủng loài cá mất dần sự phong phú và đa dạng, gây khó khăn cho việc đánh bắt của ngƣ dân. Với thực tế đó, nhiều ngƣ dân đã hợp đồng “chui” với các nước lân cận để khai thác, dẫn đến những hệ quả khó lường.
Về lĩnh vực y tế vẫn tồn tại tình trạng quá tải ở bệnh viện, việc triển khai đầu tƣ xây dựng các bệnh viện còn chậm. Hệ thống trường, lớp học và đội ngũ giáo viên hiện nay vẫn còn thiếu, chƣa đáp ứng đủ theo yêu cầu, nhất là giáo viên mầm non. Tội phạm về trật tự xã hội vẫn tồn tại trên các địa bàn toàn tỉnh.