Nghề nghiệp phụ thuộc vào việc đánh bắt và phân công theo giới

Một phần của tài liệu Đời sống của những hộ gia đình ngư dân ở phú quốc, kiên giang (điển cứu tại bãi xếp lớn và cảng an thới (tt an thới), tt dương đông, xã hàm ninh, huyện phú quốc, tỉnh kiên giang) (Trang 68 - 81)

Chương II ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH NGƯ DÂN

2.5. Hoạt động lao động sản xuất của ngƣ hộ

2.5.1. Nghề nghiệp phụ thuộc vào việc đánh bắt và phân công theo giới

Các yếu tố tạo nên sự phân công lao động theo giới là: yếu tố thể chất, sinh học (giới tính), tính chất của nghề nghiệp, yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán.

Bảng 2.1. Nghề chính của những ngƣ hộ chia theo giới tính (%)

Giới tính Chung

Nam Nữ

Nghề nghiệp chính

Đánh bắt hải sản 87,2 9,8 62,5

Nuôi trồng hải sản 0,0 9,8 3,1

Buôn bán hải sản 0,0 7,8 2,5

Vá/đan lưới, làm câu 0,0 2,0 0,6

Nội trợ 0,0 60,8 19,4

Khác (công nhân, cán bộ) 0,9 3,9 1,9

Buôn bán nhỏ 0,9 5,9 2,5

Đƣa đò 0,9 0,0 0,6

Không làm gì 10,1 0,0 6,9

N 109 51 160

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2014

Việc đánh bắt nặng nhọc, thời gian lao động kéo dài, không gianlàm việc nguy hiểm,đòi hỏi sức khỏe dẻo dai, với điều kiện vẫn còn hạn chế về kỹ thuật đánh bắt hiện đại, nam giới phù hợp với vai trò này hơn. Phụ nữ lại có thiên chức làm mẹ, khôngthể làm việcdài ngày ngoài biển. Chính chức năng và nhu cầu công việc buộc phải có sự phù hợp về giới tính. Sự phân công lao động theo giới trong nghề biểnở Phú Quốc đến nay vẫn chƣa có nhiều chuyển biến so với một số ngành nghề khác.

Yếu tố giới và giới tính trong phân công lao động đã hình thành và tạo nên vai trò trụ cột về kinh tế của nam giới trong các ngƣ hộ.Truyền thống nghề nghiệp của

gia đình cũng góp phần tạo nên vai trò chính trong hoạt động đánh bắt của nam ngƣ dân. Trong tổng mẫu khảo sát, có 78/160 (48,8%) trường hợp cho biết nghề đánh bắtlà “nghề cha truyền con nối”. Khi một người thừa hưởng kinh nghiệm và di sản văn hóa của nghề nghiệp cha ông, họ cũng sẽ tiếp nối những khuôn mẫu hành vi truyền thống phân định rõ vai trò giữa nam và nữ trong gia đình.

Bảng 2.1 cho thấy ngƣ hộ chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản (62,5%), nam giới đảm nhận công việc nặng nhọc này (87,2%). Phụ nữ có mặt trong hầu hết các hoạt động, nhưng nhiều nhấtlà nội trợ, chiếm 60,8% số người trả lời là nữ. Họ còn làm các công việc khác để tăng thu nhập, như buôn bán hải sản, vá/đan lưới, làm câu, và buôn bán nhỏ (tạp hóa). Nhƣ vậy, vai trò chính của phụ nữ trong ngƣ hộ là người chăm lo bữa ăn gia đình, chăm sóc con cái, nhà cửa; đàn ông là người chịu trách nhiệm chính cho kinh tế hộ. “Ở đây, nam đi biển, nữ ở nhà chăm lo con cái, gia đình, quan tâm việc học hành của con, còn lại thì chơi không, chứ có việc gì làm thêm đâu”(Phó ban KP3, TT. Dương Đông). Công việc nội trợ của phụ nữ trong ngư hộ (nhất là ở các hộ làm nghề đánh bắt) không chỉ đơn thuần là nấu cơm, giặt giũ hay chăm sóc con cái. Họ còn phải giúp chồng/controng việc đánh bắt: mua sắm và chuẩn bị những thứ cần thiết, tiêu thụ sản phẩm. Trong lúc chồng đi biển, phụ nữ còn tham gia các hoạt động cộng đồng, lo việc học hành của con cái.

Chu trình sản xuất

Chu trình sản xuất của ngƣ dân gồmcáccông đoạn: 1)Đánh bắt hoàn toàn do nam giới đảm nhận 100%, dù đánh bắt xa hay gần bờ,tàu/ghe lớn hay nhỏ; 2)Tiêu thụ sản phẩm:nữ giới (52,6%) chịu trách nhiệm nhiều hơn nam giới (45,6%), nhƣng đôi khi cần thiết phải có sự phối hợp cả hai bên; 3)Thanh toán công nợ và lao động phụ thuộc vào loại tàu/ghe mà hộ sở hữu (bảng 3.22, Phụ lục3). Những hộ có tàu/ghe lớn, đàn ông là trụ cột chính trong việc sản xuất của gia đình, chịu trách nhiệm cả việc tính toán công nợ và trả lương cho nhân công.

4)Chuẩn bị cho việc ra khơi đánh bắt cần có sự phối hợp của cả hai giới, nhƣng nam giới vẫn chịu trách nhiệm hơn (bảng 2.2). Việc chuẩn bị bao gồm tu bổ, sửa chữa

Bảng2.2.Sự phối hợp trong chu trình sản xuấtgiữa hai giới trong ngƣ hộ(%) Chu trình sản xuất Nam Nữ Cả hai

Đánh bắt 100,0 0,0 0,0

Tiêu thụ sản phẩm 45,6 52,6 1,8 Thanh toán công nợ và

lao động

54,4 18,4 27,2 Chuẩn bị cho chuyến đi 61,4 3,5 35,1

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2014

tàu/ghe hay ngƣ cụ,mua sắm đồ dùng cho chuyến đi biển. Ngoại trừ việc tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ chỉ là người hỗ trợ trong các công đoạn sản xuất. Mỗi giới có vai trò riêng với từng công đoạn, nhƣng có sự phối hợp cần thiết tùy theo từng điểm.

Lao động chính

Theo cơ cấu lao động, vai trò giới cũng thể hiện rõ. Chủ hộ thường là lao động chính chiếm53% (nam 67,4% - nữ 32,6%);vợ/chồng chủ hộ 10%;con trai/con rễ 32%, con gái/con dâu 4%; và 1% là các thành viên khác trong hộ. Sự phân công trách nhiệm theo giới rõ nét theo từng công việc và không gian cụ thể: những quyết định quan trọng liên quan đến việc mua sắm, đứng tên phương tiện sản xuất, hoặc tổ chức sản xuất, nam giới là người chịu trách nhiệm quan trọng nhất, nhưng người chịu trách nhiệm vay mƣợn tiền cho gia đình là nữ giới. Vớicác quyết định đối ngoại trọng đại, tuy phụ nữ có trách nhiệm thay chồng những lúc vắng nhà, nhƣng họ vẫn không thể thay mặt nam giới giải quyết mọi việc, mà cần có ý kiến cả haitheo truyền thống “phu xướng phụ tùy” (bảng 3.15, Phụ Lục3). Chính yếu tố giới gắn với sự phân công lao động đã quy định quyền và nghĩa vụ của nam giới phải là chủ hộ theo vai trò kinh tếvà theo hộ khẩu cƣ trú. Khi đƣợc yêu cầu đánh giá về tầm quan trọng của nam giới với vai trò là chủ hộ, 81% ý kiến đồng ý rằng nam giới phải là chủ hộ, chỉ 3% không đồng tình, và 16% cho rằng việc ai làm chủ hộ không quan trọng lắm (biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Đánh giá về vai trò chủ hộ của nam giới theo ý kiến ngƣ dân

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2014

Số lƣợng lao động

Phương tiện sản xuất chủ yếu của ngư dân là tàu/ghe, lưới và một số ngư cụ khác. Số lao động cần thiết tùy vào tàu/ghe lớn hay nhỏ, đánh bắt xa hay gần bờ:

Không quan trọng lắm

16% Không đồng ý

3%

0%

Đồng ý 81%

i)Hộ có tàu/ghe lớn, ngoài lao động chính trong hộ (chồng/con trai hoặc cháu trai), họ thuê thêm nhiều lao động. ii)Hộ có tàu/ghe nhỏ chỉ một-hai người trong gia đình cùng làm (chồng/con trai hoặc cháu trai).iii)Hộ không có tàu/ghe, nam giới đi làm thuê cho các tàu/ghe khác. Viêc này đặt ra vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách về nhu cầu phát triển nghề biển: cần cân nhắc hợp lý giữa chính sách tín dụng cho ngư dân và phương thức quản lý lao động, tùy vào đặc điểm sản xuất, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của từng phương thức sử dụng lao động.

Nghề biển thường đòi hỏi nhiều lao động. Tùy vào loại hình đánh bắt, một tàu/ghe (> 44 CV), số lao động trung bình là 10,7 người, tàu/ghe nhỏ có số lao động trung bình 2,3 người. So vớitàu/ghe nhỏ,tàu/ghe lớn có mức lao động trung bình chung cao hơn (bảng2.3). Một trong các nguyên nhân tạo nên sự phân hóa này là do sự khác biệt trong tập trung sở hữu phương tiện đánh bắt và đặc điểm ngư trường.

Hàm Ninh là làng chài cổ,mực nước biển nông, ngư dân thường đánh bắt gần bờ.

Mỗi chuyến đi chỉ diễn ra trong ngày hoặc đêm, chỉ cần 1-3 lao động. Trong trường hợp này, đặc điểm ngư trường đã chi phối việc sở hữu tàu/ghe, và nhu cầu về số lƣợng lao động. Hiện tại, hải sản ven bờ dần cạn kiệt,vì thiếu vốn, nhiều hộvẫn cố gắng có một chiếc tàu/ghenhỏ và vài mét lưới để ra biển, thậm chí tàu/ghe không động cơ, nhƣng đó là cách giúp họ tồn tại. Một số khác buộc phải bán tàu/ghe, làm thuê cho tàu/ghe khác hoặc tìmviệc làm trên bờ.

Cảng An Thới, TT. Dương Đông và một phần Bãi Xếp Lớn tập trung nhiều tàu/ghe lớn, việc thuê lao động ngoài là điều bắt buộc. Cùng với cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ phát triển hơn, giao thông đi lại thuận tiện, theo luật “cung-cầu”, lao động di cƣ đến các khu vực này làm việc cho các tàu/ghe lớn rất phổ biến. Họ di trú theo kiểu di dân con lắc, chủ yếu từ Bắc Trung Bộ, Trung hoặc Nam Trung Bộ, sáu tháng ở Phú Quốc, sáu tháng về quê. Loại hình lao động này đã đáp ứng nhƣ cầu lao động biển cho địa phương, nhưng chính họ cũng đã tạo nên nhiều vấn đề xã hội tại nơi đến, là một phần tác nhân gây nên khó khăn hiện tại của nghề biển Phú Quốc (bảng 2.7).

Bảng2.3.Phân bố lao động theo sở hữu tàu/ghe và khu vực khảo sát (đơn vị: người)

Địa điểm Loại tàu/ghe Số lao động

nhiều nhất Số lao động trung bình

Số lao động

ít nhất Khoảng

biến thiên Độ lệch chuẩn

Bãi Xếp Lớn Tàu/ghe lớn 14 9 4 10 4

Tàu/ghe nhỏ 8 3 1 7 2

Cảng An Thới Tàu/ghe lớn 14 11 4 10 3

Tàu/ghe nhỏ 4 2 1 3 1

TT. Dương Đông

Tàu/ghe lớn 15 13 12 3 1

Tàu/ghe nhỏ 8 2 1 7 2

Xã Hàm Ninh Tàu/ghe lớn 0 0 0 0 0

Tàu/ghe nhỏ 3 2 1 2 1

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2014

Phương tiện sản xuất của ngư hộ

Năm 2004, Chính phủ đã quan tâm đầu tƣ, đem đến sự chuyển biến về mọi mặt cho Phú Quốc. Trước đó, tháng 11/1997, bão số 5 (Linda) diễn ra khắp biển Đông và Tây Nam bộ, gây thiệt hại rất lớn về người (phần lớn là lao động biển) và của, ngành thủy sản thiệt hại nhiều nhất. Ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang thiệt hại hơn 787tỷ đồng , chiếm 52% tổng thiệt hại toàn tỉnh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Kiên Giang đã ra Nghị quyết số 05 (1998) về phát triển ngành thủy sản. Ngƣ dân trong tỉnh đƣợc vay theo chương trình khắc phục hậu quả cơn bão số 5 gần 214 tỷ đồng. Cùng với vốn tự có, ngƣ dân đã đầu tƣ sửa chữa, cải hoán và đóng mới tàu/ghe để khôi phục nghề đánh bắt. Đồng thời, hạ tầng cơ sở phục vụ nghề biển đƣợc tỉnh đầu tƣ xây mới.

Chủ trương chuyển đổi từ tàu/ghe công suất nhỏ sang tàu/ghe công suất lớn đánh bắt xa bờ tăng cả về số lƣợng và công suất (Duy 2008). Đến cuối năm 2014, Phú Quốc có khoảng 2.700 phương tiện khai thác, tổng công suất 148.386CV, số phương tiện từ dưới 44CV là 2.071 (Chi cục Thuế Phú Quốc, 2014). Số tàu/ghe nhỏ này ít được trang bị các kỹ thuật hỗ trợ đánh bắt nhƣ máy bộ đàm, định vị, tầm ngƣ.

Bảng2.4. Sở hữu tàu/ghecủa ngƣ hộ chia theo địa bản khảo sát (%) Loại tàu/ghe Bãi Xếp Lớn Cảng An Thới Dương Đông Hàm Ninh Chung

Tàu/ghe lớn 18,2 33,3 29,6 0,0 22,5

Tàu/ghe nhỏ 53,0 39,6 40,7 68,4 48,8

Không cótàu/ghe 28,8 27,1 29,6 31,6 28,8

N 66 48 27 19 160

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2014

Bảng 2.4 cho thấy chỉ có 22,5% hộ có tàu/ghe lớn,48,8% tàu/ghenhỏ, số còn lại không có tàu/ghe. Trong bốn địa bàn, TT. Dương Đông và cảng An Thới có tỷ lệtàu/ghelớn cao hơn. Tại hai thị trấn này, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ, tập trung các cảng cá lớn (cảng An Thới & cảng sông Dương Đông) với các đầu mối từ đất liền ra

thu mua, tạo nên thị trường thu mua hải sản sôi động.Các tàu/ghe lớn đánh bắt xa bờ ở vịnh Thái Lan và nơi tiếp giáp với vùng biển Campuchia.Với những tàu/ghe công suất nhỏ, ngƣ dân chủ yếu khai thác gần bờ hoặc vùng lộng, khiến nguồn hải sản ven bờ bị đe dọa. Những hộ sử dụng phương tiện thô sơ, hoặc chèo bằng tay chỉ đủ ăn qua ngày, nhiều hộ thiếu trước hụt sau“Ngư phủ còn nghèo lắm, tỷ lệ giàu-nghèo 50- 50. Tàu/ghe lớn thì khó khăn trong việc xoay vốn, tàu/ghe nhỏ chỉ kiếm ăn qua ngày.” (Nam, 60tuổi, hộ hỗn hợp, TT. Dương Đông). Về lâu dài, đời sống của ngư dân bị ảnh hưởng, khi họ sống quá phụ thuộc vào biển. Đến thời điểm khảo sát, có 78,1% hộ cho biết họ đang gặp khó khăn về vốn đầu tƣ sản xuất. Trong các lý do vay mƣợn tiền, nhu cầu đầu tƣ nghề nghiệp cũng chiếm mức độ cao nhất (biểu đồ 2.6).

Nguồn vốn

Biểu đồ 2.2. Nguồn tiếp cận vốn của ngƣ hộ (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2014

Với nghề đánh bắt, vốn đầu tƣ cho một chiếc tàu/ghe, máy móc, ngƣ cụ, và các trang thiết bị cần thiết là rất lớn; đặc biệt là những tàu/ghe công suất lớn. Chi phí đầu tư loại phương tiện này có thể lên đến 4tỷ đồng, trung bình là 1.060,27 (một tỷ không trăm sáu mươi phẩy hai mươi bảy) triệu đồng. Vốn trung bình cho một tàu/ghe nhỏ là77,53triệu đồng. Những hộ có tàu/ghe lớn, mỗi chủ tàu/ghe nhƣ một doanh nghiệp nhỏ, tự xử lý mọi việc cho nhu cầu sản xuất, nhƣ: tìm vốn đầu tƣ, nguồn hải sản, đối tác thu mua, chi trả công lao động và nguyên nhiên liệu. Những hộ có vốn hạn chế, họ cũng cố gắng dành dụm hoặc vay mƣợn để có một chiếc ghe nhỏ với số vốn tối thiểu 2triệu đồng (bảng2.5), đó là cách họ sinh tồn. Ngƣ dân hầu nhƣ phụ thuộc vào phương tiện đánh bắt và bạn để khai thác nguồn lợi từ biển. Xét theo khía cạnh này,

Bà con/ban be Đầu nậu Chủ tàu/ghe Tƣ nhân Hội/đòan thể Chủ nhà trọ Ngân hàng

67,6 39,6

24,5 19,4 11,5 10,8 7,9

các nhà hoạch định chính sách phát triển nghề cá cần quan tâm đầu tƣ hỗ trợ vốn cho ngƣ dân, nhƣng phải khác các đối tƣợng kinh doanh khác.Hiện tại, vốn là vấn đề khó khăn của hầu hết các ngƣ hộ: 27,2% hộ hoàn toàn tự có vốn để đầu tƣ sản xuất;

65,8% vay mƣợn cộng với tự có; còn lại 7% hoàn toàn vay mƣợn.

Bảng 2.5. Tần số giá trị phương tiện sản xuất theo loại tàu/ghe (triệu đồng)

Số vốn tối thiểu

Số vốn tối đa

Khoảng biến thiên

Số vốn trung bình

Độ lệch chuẩn

Tàu/ghe lớn 80 4.000 3920 1.060.27 628.369

Tàu/ghe nhỏ 2 500 498.000 77.5260 96.05987

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2014

Ngư hộ thường tiếp cận nguồn vốn phi chính thức, trong đó, bạn bè/bà con chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là đầu nậu (biểu đồ 2.2). Chỉ 7,9% hộ tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng. Thủ tục và quy trình cho vay khắt khe, với các điều kiện về thế chấp và tín chấp là một trong các lý do khiến họ khó tiếp cận nguồn vốn chính thức. Tàu ghe là tài sản lưu động dưới nước, nghề nghiệp đầy rủi ro, vốn đầu tư khó đảm bảo an toàn. Ngƣ hộ muốn vay vốn đóng hay mua tàu/ghecần phảicó thêm tài sản thế chấp trên bờ (nhà đất có giấy tờ hợp lệ). Một chiếc ghe giá cả tỷ đồng, cùng tài sản cố định(nhà kiên cố), chỉ vay đƣợc 200-300 triệu từ ngân hàng:“Vay vốn ngân hàng khó khăn lắm nên mượn ở ngoài, chơi thêm hụi. Có khi vay từ họ hàng, bà con lối xóm là chủ yếu. Thế chấp chiếc ghe 3-4tỷ, cùng với sổ đỏ nhưng chỉ vay được vài ba trăm triệu là cùng. Tháng nào lỗ thì vay tiền nóng, hốt hụi, mà chơi hụi thì dễ bị bễ hụi, giựt hụi, trắng tay nhưng có cách nào khác đâu.”(Nam, 60tuổi, hộ hỗn hợp, TT.

Dương Đông). Với cơ chế cho vay và thế chấp còn nhiều bất cập, ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tƣ, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống ngƣ dân.

Trong khi đó, đầu nậu và nguồn vốn tƣ nhân lãi xuất cao là nguồn mà ngƣ dân tiếp cận nhiều. Ở các ngư trường Phú Quốc, đầu nậu có vai trò rất lớn cho việc tồn tại và phát triển của nghề cá. Họ là nguồn cung cấp vốn, đầu mối thu mua hải sản, và có quyền quyết định giá bán vì họ làchủ nợ, ngƣ dân cũng không thể giữ lại hải sản sau khi đánh bắt.Cho đến thời điểm khảo sát, các đầu nậu hầu như thống trị thị trường ở các cảng cá Phú Quốc. Trong trường hợp này, các mối quan hệ yếu (quan hệ yếu

không chiếm nhiều thời gian của các chủ thế, ít nội dung, cường độ cảm xúc yếu, như bà con xa, những người chỉ biết chứ không thân nhau)là những đầu nậu đã giúp ngư dân tăng thêm vốn xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin và nguồn vốn tài chính liên quan đến việc làm, nghề nghiệp.

Nghiên cứu không xem nhẹ mối quan hệ mạnh hay yếu, chính mối quan hệ mạnh (người trong gia đình, họ hàng gần, bạn thân) lại có sự tin cậy lẫn nhau hơn, thường hỗ trợ cá nhân, các chủ thể trong những việc thường nhật trong cuộc sống hàng ngày. Trong nghiên cứu này, các mối quan hệ mạnh “bà con/bạn bè” là nguồn hỗ trợ ngƣ hộ nhiều nhất. Tuy nhiên, họ chỉ có thể mƣợn số vốn hạn chế từ những người thân hay hàng xóm:“Khi cần tiền thì mượn người thân, hàng xóm. Họ hàng cũng nghèo nên ai lo nhà nấy, có qua có lại, chút ít thì có chứ nhiều thì không có.

(Nam, 55tuổi, hộ hỗn hợp, TT. Dương Đông). Vì thế, ngư hộ đa dạng nguồn vốn bằng cách góp hụi, dù việc này tiềm ẩn rủi ro.

Góp hụi

Hụi là hình thức “quỹ tín dụng tự phát” của ngƣ dân vùng biển (Phan 2014:164- 166). Kết quả khảo sát chứng minh điều tương tự, khi tỷ lệ ngư hộ tham gia góp hụi chiếm 60,6% toàn mẫu. Có đến 88,5% cho biết phải góp hụi là“một cách để xoay vốn khi cần thiết”, và dần trở thành thói quen của 30,2% hộ. Thói quen khi đƣợc thực hiện nhiều lần sẽ trở thành lối sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Có 32,3%

cho biết họ chơi hụi vì thấy người khác chơi nên chơi theo (bảng 3.7, Phụ Lục3).

Việc góp hụi phụ thuộc theo khu vực (Sig. = 0 < 5%, bảng 3.24, Phụ lục3). Tại TT. Dương Đông, ngư dân tham gia góp hụi nhiều nhất; tiếp đến là cảng An Thới, và Bãi Xếp Lớn (biểu đồ2.3). Ngƣ dân ở Hàm Ninh không có thói quen góp hụi để tiết kiệm hay xoay vốn. Người dân sống tập trung ở khu vực thành thị có xu hướng góp hụi nhiều hơn ở nông thôn. Nghiên cứu còn cho thấy việc góp hụi phụ thuộc vào mức sống. Những hộ tự đánh giá cao về mức sống thường tham gia góp hụi cao hơn nhóm hộ khó khăn hoặc rất khó khăn (bảng 3.25, Phụ lục3). Điều này phù hợp với nhận định: hụi hầu nhƣ chỉ mang lại lợi nhuận cho những hộ khá giả, những hộ nghèo luôn chịu thiệt thòi trong loại hình tín dụng này (Phan 2014). Xét theo khía cạnh này, mức sống cao tỷ lệ thuận với việc góp hụi. Những hộ tham gia góp hụi thường có mức sống cao, và việc xoay vòng vốn bằng cách góp hụi góp phần cải thiện đời sống gia

Một phần của tài liệu Đời sống của những hộ gia đình ngư dân ở phú quốc, kiên giang (điển cứu tại bãi xếp lớn và cảng an thới (tt an thới), tt dương đông, xã hàm ninh, huyện phú quốc, tỉnh kiên giang) (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)