Chương II ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH NGƯ DÂN
2.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Phú Quốc
Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của Phú Quốc chịu sự chi phối và tác động từ những chính sách, dự án của Kiên Giang và cả nước nói chung. Nơi này cũng có những đặc thù riêng về địa lý tự nhiên, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển kinh tế biển. Ngƣợc lại, thực tế phát triển kinh tế-xã hội của Phú Quốc giúp chính quyền các cấp nhìn nhận, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các chính sách thích hợp hơn, tạo thuận lợi cho huyện phát triển toàn diện lâu dài.
2.3.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, cùng với các đảo khác tạo thành huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Diện tích 589km², chiều dài 49km. Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa khô chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc với nhiệt độ cao nhất 35oC; vào mùa mƣa, đảo có gió mùa Tây-Tây Nam.
Theo cách gọi của ngư dân địa phương, mùa Nambắt đầu từ tháng 4-9 âm lịch, thời
tiết thường mưa to gió lớn, ảnh hưởng nhiều đến việc đánh bắt của ngư dân; mùa Bắc từ tháng 10-3 năm sau, trời yên biển lặng thuận lợi cho nghề đánh bắt.
Theo các nhà chuyên môn (Vietmark 2008), Vịnh Thái Lan có đặc điểm cấu trúc địa lý khá yên, ít ảnh hưởng bởi sóng triều và bão lớn ở biển Đông, thuộc vùng thềm lục địa nước nông phía tây biển Đông, độ sâu trung bình 46mét (m). Vịnh thông ra biển Đông qua một cửa duy nhất rộng 370km, sâu 50m. Vùng biển ấm, nhiệt độ 30oC tại tầng mặt, 27oC ở tầng đáy, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không lớn. Các yếu tố này là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh trưởng, thuận lợi cho việc đánh bắt quanh năm của ngƣ dân. Khu hệ cá vùng biển Tây Nam đƣợc xem là đặc trƣng của phức hệ địa lý kinh tế nhiệt đới gần bờ, đa dạng về giống loài, giàu có về trữ lƣợng, đƣợc xếp vào khu vực có nguồn lợi cá giàu có trên thế giới.
Hình 2.1. Bản đồ đảo Phú Quốc và vị trí các địa bàn khảo sát (Nguồn: Doanh Nghiệp tư nhân Dương Thành Trung, http://datbienphuquoc.vn).
2.3.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội
Phú Quốc có TT. Dương Đông, TT. An Thới, và 8 xã: Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu.
Văn hóa – xã hội:
Dân số trước 1975 khoảng 5.000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tƣợng di dân. Đến năm 2013, theo Cục Thống kê huyện, dân số là 98.879 người, với mật độ là 167,88 người/km2, tỷlệ tăng tự nhiên là 13,32%. Năm 2014, dân cư nơi này lên đến 103ngàn người (Hồng Lĩnh 2014:36).
Trong thời gian gần đây, các gia đình chính sách, người nghèo được quan tâm hơn. Một số chương trình xã hội được thực hiện với số tiền 82,30 tỷ đồng, như:
Chương trình giảm nghèo với 2.810hộ, vay hơn 27,86 tỷ đồng, tăng 18,24% so năm 2012, mỗi hộ nghèo được vay gần 10triệu đồng; Chương trình giải quyết việc làm cho 282hộ với số tiền 4,53 tỷ đồng, giảm 1,96%; cho vay giáo dục-đào tạo 1.350 đối tượng với số tiền 24,70 tỷ đồng; Chương trình nước sạch và môi trường 4.400hộ với 24,20 tỷ đồng, tăng 4,25% so cùng kỳ; hỗ trợ nhà ở cho 111hộ nghèo 884 triệu đồng.
Đến tháng 9/2013, huyện còn 431(1,79%) hộ nghèo (năm 2012:1,86%).
Toàn huyện có tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố là 100%. Số học sinh phổ thông 17,546 em; công tác huy động trẻ em 6 tuổi đến trường 99,35%.
Về y tế:
Đến năm 2013, toàn huyện có tổng số 13 cơ sở y tế, số trạm xá là 8; số trạm xá xã, thị trấn có bác sỹ là 5; cả huyện có 345 y-bác sỹ, trung bình 4,72bác sĩ/vạn dân.
Chương trình y tế quốc gia được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, một số dịch bệnh xảy ra trên địa bàn đƣợc phòng ngừa tốt. Tuy vậy, dịch sốt xuất huyết vẫn còn 415ca.
Sốt thương hàn có 38ca; tay chân miệng 110ca;HIV/AISD có 25ca dương tính, 7ca đã tử vong. Nhƣ vậy, về cơ bản một số dịch bệnh vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt trong công tác phòng chống ở địa phương.
Kinh tế
Ƣớc tổng thu ngân sách năm 2013 đạt 760,24 tỷ đồng, tăng 64,60% so cùng kỳ, bằng 76,08% dự toán năm. Uớc chi ngân sách năm 2013 đạt 940 tỷ đồng, tăng 44,20% so với cùng kỳ, tăng 8,11% dự toán năm: trong đó kinh tế 51,20%, văn hóa
thể thao 79%, quốc phòng-an ninh 46,70%. Một số khoản chi tăng so với cùng kỳ:
giáo dục-đào tạo 5%; đảm bảo xã hội 67,90%; quản lý hành chính 33,30%.
Tính đến tháng 11/2013, kinh tế-xã hội địa phương tuy có bước phát triển, nhưng tốc độ tăng trưởng chưa đạt kế hoạch, do một số ngành kinh tế chủ lực không đạt chỉ tiêu, đặc biệt là thủy sản. Các ngành khác có mức tăng khá nhƣng không đủ bù lại ngành kinh tế vừa nêu. Dự báo năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 24,68%: trong đó nông-lâm-nghiệp tăng 20,13%; thủy sản giảm 2,14%; công nghiệp tăng 39,21%; thương mại tăng 34,54%; dịch vụ và các ngành còn lại tăng 35%. GDP thực tế 22%, chƣa đạt kế hoạch đề ra là 26% (GDP thủy sản chỉ đạt 97,86% so năm 2012), vì thủy sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn chiếm đến 32,79% cơ cấu GDP và cùng một số ngành khác không đạt kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng 26,46%: nông–lâm nghiệp tăng 12,23%; thuỷ sản 56,74%; công nghiệp 23,4%; xây dựng cơ bản 23,53%; dịch vụ và các ngành khác 25%
(http://phuquocisland.gov.vn). Nhƣ vậy, đến nay, thủy sản vẫn là ngành có ảnh hưởng lớn với kinh tế của Phú Quốc.
Thủy sản
Phú Quốc có điều kiện tự nhiên ưu đãi, nằm trong vịnh Thái Lan, ngư trường có sự đa dạng các loài hải sản, trữ lượng có quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai nhƣ bão và áp thấp nhiệt đới, tạo điều kiện cho nghề khai thác đánh bắt hải sản phát triển. Huyện có khoảng 2.700 phương tiện khai thác, tổng công suất 148.386CV, phương tiện từ dưới 44CV là 2.071 (Chi cục Thuế Phú Quốc 2014). Tổng sản lượng khai thác hàng năm khoảng 160.000tấn; năm 2012 đạt 163.540tấn, tăng 7,85% so với 2011; sáu tháng đầu năm 2013 đạt 63.950tấn, đạt 42,35% kế hoạch.
Dự báo năm 2013 giá trị sản lƣợng tăng 7,86% so với 2012,đạt 90,83% kế hoạch. Hai nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất không đạt: (1)cơ cấu sản lƣợng thủy sản khai thác ngày càng giảm dần sản lƣợng có giá trị (tôm, mực); (2)sản lượng nuôi trồng 2013 giảm mạnh (-10,53%) vì ốc hương chết. Tổng sản lượng khai thác năm 2013 dự báo đạt khoảng 161.107tấn, tăng 6,69% so kế hoạch năm nhƣng giảm 1,49% so cùng kỳ, trong đó sản lƣợng khai thác ƣớc đạt 160.266tấn, giảm 1,44%. Sản lƣợng nuôi trồng đạt 841tấn, bằng 84,10% kế hoạch năm (1.000 tấn).
Khai thác hải sản Phú Quốc gặp những khó khăn nhất định. Ngư trường khai thác ngày càng thu hẹp, phương tiện khai thác địa phương tăng thấp, các phương tiện từ nơi khác đến khai thác ở vùng biển địa phương nhiều hơn, ngư trường Campuchia ngày càng thắt chặt, quản lý nghiêm ngặt hơn (Chi Cục Thống kê Phú Quốc 2013:5- 6). Tình trạng khai thác bằng các phương tiện, dụng cụ mang tính hủy diệt (cào bay, cào điện, chất nổ) nguồn lợi chƣa đƣợc xử lý nghiêm và triệt để. Trong khi đó, đời sống một bộ phận ngƣ dân còn khó khăn. Các ngành chức năng trong kiểm tra, thanh tra còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc thực tế phát triển hiện nay; việc phối hợp giữa các ngành ở địa phương chưa đồng bộ (Huy 2013).Phú Quốc chưa có nghiệp đoàn ngư nghiệp, hội nghề cá, nhà máy phân loại-chế biến-thu mua hải sản. Nhiều sản phẩm hải sản chỉ đƣợc sơ chế rồi đƣa đi các nơi khác chế biến và xuất khẩu. Mọi công đoạn từ đánh bắt đến thu mua, chế biến và bán sản phẩm, ngƣ dân đều tự xoay sở, làm ăn riêng lẻ. Một số tàu đánh cá tự bán ngoài biển cho đầu nậu6, số nhỏ bán ở chợ. Nhiều ngƣ dân không tiếp cận đƣợc nguồn vốn chính thức từ ngân hàng, phải vay các đầu nậu với lãi cao. Sau khi đánh bắt, họ buộc phải bán hết sản phẩm cho chủ nợ, không có quyền quyết định giá bán. Tình trạng này đang trở thành quy luật phổ biến ở hầu hết các bãi biển ở Phú Quốc (Tiến 2013).
Trong thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát, Phú Quốc lên cơn sốt đánh bắt và thu gom banh lông. Trong khi trước đây, loài sinh vật biển này chưa từng được ngư dân đánh bắt, thời gian này bất ngờ được các thương lái mua với giá cao ngất ngưỡng. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, việc thương lái thu mua banh lông với giá cao, sau đó để rớt giá không phải lần đầu tiên xảy ra, màtrước đó đã có nhiều mặt hàng "mắc bẫy". Ngư dân thấy lợi trước mắt, vội đầu tư đánh bắt hoặc mua bán sản phẩm với thương lái khi chưa rõ nguyên nhân, không chỉ thiệt hại kinh tế mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Ngư dân địa phương lại thường đánh bắt gần bờ, vì phương tiện nhỏ lẻ và muốn tiết kiệm nhiên liệu nên ít đánh bắt khơi xa (Trưởng phòng Kinh tế huyện kiêm cán bộ nông - ngư):
Theo Tổng cục Thủy sản, những năm gần đây, các tỉnh ven biển ĐBSCL gồm cả Phú Quốc (Kiên Giang) tăng rất nhanh số lƣợng tàu khai thác hải sản công suất
6Từ chỉ đầu mối thu mua hải sản theo cách gọi của dân địa phương
mạnh, nhƣng năng suất đánh bắt không tăng, tài nguyên cạn kiệt và đời sống ngƣ dânngày càng khó khăn. Nghề khai thác biển chƣa đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ bến cảng, chế biến, làm cho nghề đánh bắt của ngƣ dân thêm khó khăn (Tiến &
Hồng 2012).
2.3.3. Thị trấn Dương Đông
TT. Dương Đông có diện tích tự nhiên 1.566,7ha,ở phía Tây đảo, là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội, với các khu chợ, bến cảng, dịch vụ, du lịch, bệnh viện đa khoa huyện, sân bay quốc tế Phú Quốc. Phía Đông, phía Nam và phía Bắc của Dương Đông giáp xã Cửa Dương; phía Tây giáp biển với chiều dài 5,7km. Sông Dương Đông chảy giữa lòng thị trấn, qua chợ Dương Đông, lưu thông ra biển, là nơi lưu trú của tàu/ghe trước và sau khi đánh bắt.
Dân số 8.000 hộ với 36.907 khẩu, dân số cơ học khoảng 50.000 dân. Dân tộc Kinh chiếm 97%, Hoa 1,6%, Khơme 0,47%, và một số dân tộc ít người khác 0,02%.
Hơn 94% dân cƣ thị trấn theo tín ngƣỡng thờ ông bà tổ tiên, 4,7% Phật Giáo, và số ít theo đạo Thiên Chúa, Cao Đài và Hòa Hảo. Thị trấn là địa bàn tập trung dân cƣ đông nhất huyện, có 10 khu phố với 151 tổ tự quản.
Dương Đông có cơ sở hạ tầng được đầu tư hơn các địa phương khác, giao thông đường bộ phần lớn đã được bê tông hóa, cơ cấu kinh tế chuyển biến mạnh mẽ, trật tự an toàn xã hội đƣợc duy trì, các chính sách ASXH cũng đƣợc thực hiện tốt. Đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo (116 hộ), cận nghèo (76 hộ) giảm hơn trước.
Tình kinh tế-xã hội của thị trấn tiếp tục ổn định và phát triển. Thu nhập bình quân đầu người từ 30-40 triệu/người/năm. Công tác giáo dục, văn hóa-thể thao cũng đƣợc chính quyền quan tâm chỉ đạo. Các hoạt động nhƣ xây nhà tình nghĩa tình thương, làm thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (668 thẻ), các đối tượng chính sách, hộ nghèo (544 thẻ), cận nghèo (408 thẻ), bảo trợ xã hội cho người cao tuổi vẫn được thực hiện. Hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, tay chân miệng, HIV/AIDS, mại dâm, ma túy đƣợc duy trì. Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình đƣợc duy trì, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,54%.
Tuy nhiên địa phương cũng có khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường vẫn chưa thực sự tốt. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch, tái định cƣ còn chậm trễ. Tình trạng xây dựng nhà trái phép không đúng quy
hoạch vẫn diễn ra, nhất là ở các khu vực ven biển. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy) chưa được đẩy lùi, an ninh trật tự (trộm cướp, đánh bạc, mại dâm, ma túy, gây rối trật tự công cộng) vẫn tồn tại và phức tạp. Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết chƣa chuyển biến tốt.
Về thủy sản: Do chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng dịch vụ du lịch, hiện chỉ còn khoảng 25% hộ hoạt động trong lĩnh vực ngƣ nghiệp; trong đó, khu phố 3 (KP), KP6 và KP9 chiếm tỷ lệ hộ hải sản nhiều nhất thị trấn. Sản lƣợng khai thác năm 2013 đạt 48.200 tấn, đạt 103% kế hoạch năm, tăng 5,1% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất năm 2013 là 722 tỷ đồng, đạt 101,7% kế hoạch năm và tăng 8% so với cùng kỳ. Hiện tại, tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ven biển diễn biến phức tạp; nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, giá cả thị trường biến động bất thường ảnh hưởng không nhỏ đến ngành thủy sản địa phương.
2.3.4. Xã Hàm Ninh
Hàm Ninh là xã nông thôn ven biển, nằm ở phía Đông Bắc huyện Phú Quốc, cách TT. Dương Đông 20km. Diện tích đất tự nhiên 6.312,79 ha, bờ biển dài 27km.
Xã chia làm 4 ấp với 38 tổ tự quản. Dân số 2.136 hộ với 8.471 khẩu. Dân tộc Kinh chiếm 95%, Hoa 0,23%, Khơme 1,7%. Phần lớn dân cư địa phương cũng theo tín ngƣỡng thờ ông bà tổ tiên, số còn lại theo Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài.
Tính đến cuối 2013, tình hình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội xã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo đều vượt kế hoạch, đời sống của dân cư được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 24% (kế hoạch: 22,5%); thu nhập bình quân 31triệu/người/năm, đạt 112,72% kế hoạch, tăng 16,98% so với cùng kỳ,tổng thu ngân sách gần 5 tỷ đồng.
Tổng số học sinh năm học 2013-2014 có 1.266 em. Xã quan tâm thực hiện công tác phổ cập trung học cơ sở. Chính quyền xã, ấp đã chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng ngừa dịch bệnh. Công tác ASXH cho các đối tượng, gia đình chính sách và người nghèo, người có công, người cao tuổi được duy trì. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 0,86% (năm 2012: 0,98%). Có 307 thẻ BHYT được cấp cho đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới và điện thắp sáng 96%; hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 89%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,95%, giảm 0,15% so với năm 2012.
Những thuận lợi về tự nhiên, những cải cách và định hướng phát triển đúng đắng giúp tình hình kinh tế xã Hàm Ninh khởi sắc hơn rất nhiều, nhiều chỉ tiêu đạt so với kế hoạch. Chính trị-xã hội ổn định, kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, giúp đời sống của người dân được cải thiện hơn.
Tuy nhiện, xã còn những hạn chế: một số tuyến đường giao thông còn lầy lội vào mùa mƣa, chƣa đáp ứng nhu cầu đi lại cho dân cƣ, hệ thống thủy lợi chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, chƣa đáp ứng hết nhu cầu điện sinh hoạt trong dân cƣ. Khu xử lý nước và rác thải chưa có, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường còn hạnchế. Giá cả hàng hóa và giá nhiên liệu (xăng dầu) tăng cao. Phạm pháp hìnhsự ở tuổi thanh thiếu niên và tệ nạn xã hội (trộm cắp, gây rối trật tự công cộng,đánh nhau,đánh bạc,số đề, đá gà) vẫn phức tạp. Bệnh sốt xuất huyết còn tồn tại. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo, quản lý điều hành của chính quyền còn hạn chế, tổ chức thực hiện chƣa chủ động và tích cực. Với những khó khăn trên làm ảnh hưởng trực tiếp tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phương, và đời sống của người dân.
Về khai thác nuôi trồng thủy sản: Tổng sản lƣợng thủy sản đạt 11.628 tấn, đạt 104,8% kế hoạch, tăng 3,5% so với năm 2012: khai thác 10.725tấn, đạt 102,1% kế hoạch, tăng 1% so với 2012; nuôi trồng 903 tấn, đạt 150,5% kế hoạch, tăng 74,7% so với cùng kỳ. Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước đây người dân sống chủ yếu bằng nghề biển. Tính đến năm 2012, lao động sống bằng nghề biểnchỉ chiếm 35% dân số, 20% làm nông nghiệp, 40% làm mua bán dịch vụ, du lịch, và một số ngành nghề khác (UBND xã Hàm Ninh 2013).
Khai thác hải sản cũng gặp một số khó khăn: tình hình lưới rùn bờ, cào điện, cào bay, đánh bắt gần bờ làm cạn kiệt ngư trường và gây thiệt hại ngư cụ của ngư dân;
tranh chấp ngư trường, an ninh trên biển còn phức tạp. Vì vậy, xã định hướng ngành thủy sản thời gian tới là khai thác theo hướng xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển. Xã tiếp tục kết hợp với trạm khuyến nông huyện mở các lớp hướng dẫn về kỹ thuật mô hình nuôi cá lồng bè, ốc hương; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết về chiến lƣợc biển đến năm 2020.
2.3.5. Thị trấn An Thới
TT. An Thới ở phía Nam đảo, cách TT. Dương Đông khoảng 30km đường bộ, cách Hà Tiên 45km và TP. Rạch Giá 120km, phía Đông và Tây giáp biển, phía Nam