7. Bố cục luận văn
2.1 Nguồn gốc, quan niệm về tín ngưỡng Kim Hoa Nương Nương .1.Nguồn gốc tín ngưỡng Kim Hoa Nương Nương
- Trung Quốc
Tín ngưỡng Kim Hoa Nương Nương xuất hiện tại huyện Cổ Điền, tỉnh Phúc Kiến vào thời Đường (Đường Thiên Thành) ở Trung Quốc.
Kim Hoa Nương Nương tên thật là Trần Tĩnh Cô, còn gọi là Trần Lâm Thủy Phu Nhân. Bà sinh vào năm 905 (năm Thiên Hựu thứ hai Đường Ai Đế) và mất năm 928 (năm Thiên Hựu thứ ba Đường Thiên Thành).
Quê bà ở Phúc Châu, Phúc Kiến. Tương truyền, thuở nhỏ bà rất thông minh, tháo vát, thường giúp dân vượt hoạn nạn. Khi bà mang thai, người dân gặp hạn hán nghiêm trọng, bà nguyện hủy thai để cầu mưa cứu dân.
Người dân thoát nạn, sau đó bà qua đời ở tuổi 24. Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính, người dân đã lập miếu thờ bà tại huyện Cổ Điền và lưu truyền bà như một vị thần bảo hộ phụ nữ trong giai đoạn thai sản, đồng chức năng nuôi trẻ khỏe mạnh.
Cùng với dòng chảy của thời gian, tín ngưỡng Kim Hoa Nương Nương ngày càng lan truyền trong dân gian, Bà thường được thờ ở các nhà bảo sanh của người Hoa với chức năng Tổ bà giúp sinh đẻ. Người Minh Hương gọi bà là Chú Sinh Nương Nương, người Hoa gốc Quảng Đông gọi là Huệ Phước phu nhân. Vượt cả không gian tại Cổ Điền, tín ngưỡng này đã có mặt tại một số vùng lân cận như Chiết Giang, Giang Tây, Quảng Tây, Đài Loan … vào khoảng thế kỷ XIII [81,82]
Theo tích Phong thần diễn nghĩa, ba vị tiên đảo Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu hợp nhất và được gọi là Chú Sinh Nương Nương. Chú Sinh Nương Nương được một tập hợp “Thập nhị bà thư” hay còn gọi
“Mười Hai Bà Mụ” phụ giúp các công việc nắn tạo nên con người.
Nhiều tài liệu của người Hoa cho biết “Mười Hai Bà Mụ” là biểu tượng của mười hai công đoạn cấu tạo nên con người. Lần lượt theo cách bố trí chức năng của mỗi Bà như sau:
1. Trần Tứ Nương (Bà chú sinh) 2. Vạn Tứ Nương (Bà chú thai)
3. Nguyễn Tam Nương (Bà giám sinh) 4. Tăng Ngũ Nương (Bà bảo tống) 5. Lâm Cử Nương (Bà thủ thai) 6. Lý Đại Nương (Bà chuyển sinh) 7. Hứa Đại Nương (Bà hộ sản)
8. Lưu Thất Nương (Bà chú nam nữ) 9. Mã Ngũ Nương (Bà tống tử) 10. Lâm Thất Nương (Bà an thai) 11. Cao Tứ Nương (Bà dưỡng sanh) 12. Trúc Ngũ Nương (Bà bảo tử)
Ngày đản sinh của Chú Sinh Nương Nương (theo người Minh Hương) là ngày 20/3 âm lịch và được xem là ngày vía của Bà1.
Người Hoa chủ yếu thờ hai vị thần bảo mệnh là Quan Thánh Đế Quân (độ mạng cho nam giới) và Thiên Hậu Thánh Mẫu (độ mạng cho nữ giới). Bên cạnh đó, nam giới cũng thờ Tử Vi Đại Đế, Ngũ Công Vương Phật hoặc Cậu Tài, Cậu Quý … Tương tự như nam giới, nữ giới cũng thờ các vị thần độ mạng khác như: Quan Âm Bồ Tát, Cửu Thiên Huyền Nữ, Kim Hoa Nương Nương …
Người Hoa cũng cho rằng có sự hiện diện của thần tạo con và thần độ mạng cho trẻ con:
- Trẻ con sinh cung Càn, Đoài có Lục Cung Thánh Mẫu độ sanh.
1Nguyễn Xương Nhuệ (1982), Thế giới trang nghiêm, Công ty hữu hạn cổ phần Sự nghiệp xuất bản Văn Khai, Đài Bắc, tr. 43:5. 60-5. 63.(Nguyễn Hữu Lộc dịch)
- Trẻ con sinh cung Khảm, Cấn và Chấn có Thủy Triều Long Cung độ sanh.
- Trẻ con sinh cung Tốn, Ly, Khôn có Thập Nhị Huê Bà độ sanh.
+ Mười Hai Bà Mụ (Thập Nhị Huê Bà)
Người Hoa tin rằng đứa trẻ từ khi tượng hình trong bụng mẹ đến khi chào đời là có sự bảo hộ của Mười Hai Bà Mụ. Một quan niệm khác, Mười Hai Bà Mụ là biểu tượng của mười hai công đoạn cấu tạo nên con người, trong đó, mỗi Bà Mụ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng. Cũng có quan niệm cho rằng, Mười hai Bà Mụ là mười hai người coi việc sinh đẻ trong 12 năm, tính theo thập nhị can chi (tức mười hai con giáp), bao gồm:
1. Trần Tứ Nương (Bà chú sinh) 2. Vạn Tứ Nương (Bà chú thai)
3. Nguyễn Tam Nương (Bà giám sinh) 4. Tăng Ngũ Nương (Bà bảo tống, ẳm trao) 5. Lâm Cử Nương (Bà thủ thai)
6. Lý Đại Nương (Bà chuyển sinh) 7. Hứa Đại Nương (Bà hộ sản)
8. Lưu Thất Nương (Bà chú nam nữ) 9. Mã Ngũ Nương (Bà tống tử) 10. Lâm Thất Nương (Bà an thai) 11. Cao Tứ Nương (Bà dưỡng sanh)
12. Trúc Ngũ Nương (Bà bảo tử-bồng con)
Để cầu xin sự giúp đỡ của Mười Hai Bà Mụ, người Hoa thường tổ chức lễ cúng vào lúc trẻ được 7 hoặc 9 ngày (lễ đầy cử), lúc trẻ được một tháng (lễ đầy tháng) và tròn một năm (đầy tuổi, thôi nôi).Trong các lễ này, mọi vật cúng đều phải theo con số 12 (12 đôi hài, 12 cái mũ, 12 bộ quần áo...) và chia đều thành 12 phần như nhau.
+ Thánh Anh La Sát
Bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ, vị nữ thần này còn được gọi là Raksasa (Bà La Sát / Bà Càn Ranh) hay Chằn (đạo Bà La Môn). Truyền thuyết thánh Anh La Sát được du nhập vào một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hình thành các câu chuyện ma như ma cho con bú, ma giấu trẻ con...Theo truyền thuyết, Anh La Sát có rất nhiều con và những người con này luôn đói nên rất thèm ăn. Anh La Sát buộc phải ăn thịt người, hút máu trẻ con để mang về cho con của mình. Đức Phật không thể cảm hóa Anh La Sát nên phải lấy một đứa con của Anh La Sát đem đi nhốt. Anh La Sát xin Đức Phật trả lại con và hứa sẽ không gây những việc tương tự. Đức Phật cảm hóa được tâm tính của Anh La Sát, hướng Phật, tu hành và trở nên lương thiện.
Vì thánh Anh La Sát có 26 người con tương đương với 26 cửa sát nên trẻ con sinh vào cửa sát nào thì bị con sát đó quấy nhiễu để trẻ phải quấy khóc, giật mình, khó ngủ, khó nuôi… Đến khi Anh La Sát hướng thiện và được phong là nữ thần, vị nữ thần Anh La Sát luôn mở rộng lòng từ bi và phù hộ cho những đứa trẻ được khỏe mạnh, bình an, mau ăn chóng lớn. Những phụ nữ có tính khí nóng nảy, cộc cằn cũng thờ thánh Anh La Sát để giảm bớt sự nóng nảy, gia tăng sự mềm mỏng trong mọi ứng xử trong cuộc sống.
Điển tích Hârati, một vị thần được người Tây Tạng chuyển thành Quỉ Tử mẫu. Về sau, người Trung Quốc nâng lên thành Quan Âm Tống tử, một vị Bồ tát phù hộ phụ nữ và trẻ con (giống Mẹ Sanh – Mẹ Độ). Ở Nam Bộ Việt Nam, Hârati được gọi là Mẹ Càn Ranh (mẹ con ranh con lộn), cũng là Raksasa.[66, tr.24-25]
Người Hoa có xu hướng thờ Quan Âm Bồ Tát để độ mạng cho người lớn lẫn trẻ con. Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh nở cũng thường xuyên cúng Quan Âm cầu xin bình an, sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Một số bệnh viện của người Hoa có khoa sản thì thường có nơi thờ Quan Âm do những người Hoa lập nên. Trong khuôn viên bệnh viện An
Bình, bệnh viện Nguyễn Trãi hay bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở quận 5 cũng đều có một ngôi miếu nhỏ thờ Quan Âm. Đây là nơi thai phụ trước khi sinh nở đến cầu cúng, sau khi sinh nở đến lạy tạ và trả lễ Quan Âm. [51, tr.60-63]
- Việt Nam
Ở Việt Nam, theo tích Mười Hai Bà Mụ, Ngọc Hoàng được mười hai nữ thần giúp việc kiến tạo con người. Tuy tích này chưa có cơ sở nhưng đã được truyền trong dân gian và trở nên phổ biến. Mười hai nữ thần này rất khéo tay, mỗi vị nắn tạo một bộ phận trên cơ thể thai nhi. Về sau, dân gian gọi mười hai nữ thần này là Mười Hai Bà Mụ.
Không những nắn tạo các bộ phận trên cơ thể thai nhi, các Mụ còn dạy trẻ nói, cười, cho trẻ bú mớm tạo nên sự thiêng liêng của đấng tạo hóa. Từ xưa đến nay, các bậc cha mẹ có con nhỏ đều giữ tục cúng Mụ (cúng tạ Mười Hai Bà Mụ) để tỏ lòng biết ơn đấng tạo hóa. Phan Kế Bính đã cho thấy rõ tục cúng Mụ của các gia đình Việt xưa trong tác phẩm Việt Nam phong tục (1915): “Trong sách Bắc bộ tục có nói rằng, tục Lĩnh Nam, nhà giàu đẻ con được ba ngày hoặc đầy tháng thì tắm cho con và làm một bữa tiệc gọi là “Đoàn dụ phạn” (bữa cơm tròn trặn, trơn tru)”. Bên cạnh đó, Lê Quý Đôn chép trong Vân Đài loại ngữ: “…
tục nước ta, đẻ được con ba ngày thì làm vài mâm cỗ cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm 100 ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc dùng thơ, câu đối, đồ chơi, quần áo trẻ để mừng nhau. Cứ như tục thành phố Hà Nội bây giờ thì con đẻ ra đầy cữ, đầy tuổi tôi, mới làm cỗ cúng Mụ. Trong lễ cúng thì dùng 12 đôi hài, 12 miếng trầu, cua, ốc, nham, bánh đúc...Vì ta tin rằng có 12 Bà Mụ nặn ra người”. [49, tr.692-693]
Mười Hai Bà Mụ trong tín ngưỡng của người Việt được xác định các chức năng như sau:
1. Trần Tứ Nương (Bà chú sinh) 2. Vạn Tứ Nương (Bà chú thai)
3. Nguyễn Tam Nương (Bà giám sinh) 4. Tăng Ngũ Nương (Bà bảo tống, ẳm trao) 5. Lâm Cử Nương (Bà thủ thai)
6. Lý Đại Nương (Bà chuyển sinh) 7. Hứa Đại Nương (Bà hộ sản)
8. Lưu Thất Nương (Bà chú nam nữ) 9. Mã Ngũ Nương (Bà tống tử) 10. Lâm Thất Nương (Bà an thai) 11. Cao Tứ Nương (Bà dưỡng sanh)
12. Trúc Ngũ Nương (Bà bảo tử-bồng con)
Trong tín ngưỡng của người Việt còn có một tập hợp các thần độ mạng cho trẻ em từ lúc lọt lòng đến khi trẻ được 12 tuổi. Đây là tập hợp thần nối tiếp tập hợp thần bảo hộ thai sản. Tập hợp thần Độ mạng trẻ em là các vị thần được cúng mà không thờ (như tập hợp thần độ mạng của người lớn):
1. Lục cung Thánh mẫu độ mạng cho những đứa trẻ thuộc cung Càn và cung Đoài.
2. Thủy triều Long cung Thánh mẫu độ mạng cho những đứa trẻ thuộc cung Khảm, cung Cấn, cung Chấn.
3. Thập nhị Hoa Bà độ mạng cho những đứa trẻ cung Tốn, cung Ly và cung Khôn.
Bộ ba nữ thần độ mạng cho trẻ con này trong đồ hình “Bà Ba Mặt”, phổ biến trong bộ “đồ thế” in mộc bản trên giấy dùng để cúng trong lễ Đổi đốt và Nhương căn.
Đổi đốt theo Huỳnh Tịnh Của là:”Đổi cái xấu, đổi đau ốm, ghẻ chóc qua cái tốt. [16, tr.326]
Nhương căn (còn gọi là Dưng căn), trong đó “nhương” là “Phép cúng chữa bệnh, trừ tà” và “căn” là “căn sơ/căn nợ từ kiếp trước”[13,
tr.144]. Lễ Nhương căn là lễ cúng trừ tai họa do căn nợ từ kiếp trước mà đứa trẻ không làm nhưng phải gánh chịu.
Đổi đốt và Nhương căn là hai lễ cúng tạ ơn thần Độ mạng cho trẻ em. Hàng năm, vào tháng Giêng, các bậc cha mẹ làm lễ cúng Đổi đốt cho con với lễ vật đơn giản gồm hương hoa, chè xôi, bánh trái... Sau đó, mỗi 3 năm tổ chức lễ cúng tươm tất hơn, gọi là cúng Nhương căn. Đến năm đứa bé 12 tuổi thì cúng Dứt căn.
Hai lễ cúng này nếu thực hiện nghiêm túc phải mời bà bóng thực hiện nghi thức hát bài rỗi chầu mời và múa dâng lễ vật. Bộ đồ thế trong lễ vật đó gồm các tranh mộc bản:
1. Hai hình người thế mạng (bé trai thế hai hình nữ; bé gái thế hai hình nam).
2. Tranh in 12 con giáp.
3. Tranh lâu đài, xe cộ, ghe thuyền, áo mão, xiêm y, gương lược... (đồ dùng cho các nữ thần).
Ba loại đồ mã này đều được đốt (hóa). Các loại khác gồm:
1. Tranh thần Hổ dán trước cửa nhà để trấn trạch (bùa Ông Hổ).
2. Bức tranh Cây huê - giếng nước (hoa mọc bên giếng nước), bên cạnh giếng là cô tiên múc nước (gọi là “con đòi”, ý chỉ đầy tớ) được dán ở đầu giường ngủ của trẻ. Tranh Cây huê được hiểu là cô tiên vâng lệnh Thánh mẫu xuống trần khơi mạch giếng tưới cây cho đơm hoa tốt tươi.
3. Lễ vật đặc biệt là bộ “bông chi” làm bằng giấy màu, gồm 12 cái có hình giống cái roi ngựa, được đem cắm dưới mái nhà, ngay cửa cái. Bộ “bông chi” này là 12 chiếc đũa giấy màu trong lễ cúng Bà Ba Mặt.
Khi trẻ 12 tuổi thì tổ chức cúng lần cuối, gọi là cúng Dứt căn. Đây là thời điểm đứa trẻ được ký bán cho Ông Táo. Đứa trẻ từ nay chính thức
được Ông Táo bảo hộ như những thành viên đã trưởng thành trong gia đình.
Ngoài ra, còn có một loạt các tập tục khác như bán khoán cho Ông Mốc, thần thánh ở các đền (đức Thánh Trần, đức Phạm Ngũ Lão) hay chùa (đức Ông, Hộ Pháp, Già Lam Chân Tể/Cấp Cô Độc), cúng các thần Quan sát...
Việc bán khoán được tiến hành khi đứa trẻ được 3 tháng 10 ngày.
Đó là thời điểm thai phụ và trẻ sơ sinh đã sạch hết những ô uế của việc sinh đẻ. Nghi thức bán khoán được thực hiện ở cột mốc làng (nếu bán khoán cho Ông Mốc) hay đền, chùa. Ngoài lễ vật dâng cúng, còn có lá sớ, tờ khoán (2 bản, một dạng văn tự bán con cho thần thánh hay Phật).
Nghi thức được tiến hành như sau:
1. Cha mẹ đứa trẻ làm lễ trước hương án thờ.
2. Thầy cúng đọc sớ và đem hóa.
Một bản tờ khoán được lưu ở đền hay chùa, bản kia cha mẹ đứa trẻ mang về nhà.
Từ ngày đó, đứa trẻ đã được xem như là con của thần thánh hay Phật. Đứa trẻ mang họ Trần nếu bán khoán cho Thánh Trần Hưng Đạo, đứa trẻ mang họ Mầu nếu bán khoán cho nhà chùa.Việc bán khoán như vậy có giá trị suốt đời, khi đứa trẻ được 12 hay 16 tuổi thì cha mẹ lại đem lễ vật đến đền, chùa làm lễ “Chuộc khoán” cho con.
Việc bán khoán cho nhà chùa còn nhằm hóa giải cho trẻ sinh phạm giờ Quan sát. Khoa Tử vi sẽ tính toán để xác định đứa trẻ sinh ra phạm giờ Quan sát. Cách tính cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, tùy theo từng tác giả biên soạn sách Tử vi. Nhìn chung, có 16 (hay 20) giờ Quan sát. Đứa trẻ sinh ra nếu phạm trong khoảng các giờ quan sát thì thường hay bị bệnh, tai nạn, thương tật, tính tình thất thường ... thậm chí bị yểu tử (chết non). Ví dụ, phạm vào Dạ đề Quan sát thì khóc đêm, khó ngủ;
phạm Diêm vương Quan sát thì gặp tai họa lớn, khó nuôi... Chính vì vậy,
các bậc cha mẹ thường cúng các thần Quan sát để bảo vệ con cái mình.
[13, tr.63-65]
Lễ cúng Quan sát chịu ảnh hưởng từ phương thuật Trung Hoa, nếu trẻ sinh vào ngày giờ nhất định nào đó sẽ phạm vào 1 trong 26 cửa quan sát sau:
1. Diêm vương quan.
2. Thiên điếu quan.
3. Tứ quí quan.
4. Hòa thượng quan.
5. Kim tỏa quan.
6. Thiên thủy quan.
7. Lạc tỉnh quan.
8. Ngũ quỉ quan.
9. Bách nhật quan.
10. Bạch hổ quan.
11. Thang hỏa quan.
12. Thiên cẩu quan.
13. Dục bồn quan.
14. Tứ trụ quan.
15. Lôi công quan.
16. Đoản mệnh quan.
17. Đoạn kiều quan.
18. Thiên nhật quan.
19. Tướng quân quan.
20. Thiết xà quan.
21. Kê phi quan.
22. Quỉ môn quan.
23. Dạ đề quan.
24. Thủy hỏa quan.
25. Hạ tình quan.
26. Cấp cước quan. [66, tr.23-24]
2.1.2.Quan niệm
Kim Hoa Nương Nương là người Hoa gốc Quảng Đông, là vị nữ thần đứng đầu hệ thống bảo sanh của người Hoa được du nhập vào tập hợp thần bảo sanh của người Việt. Người Quảng Đông gọi Bà là Huệ Phước phu nhân. Người Minh Hương và người Việt thì lại gọi là Chú Sanh Nương Nương hay Bà Chúa Thai Sanh. Bà được xem là thần ban con, coi việc mang thai sinh đẻ, cho người phụ nữ đậu thai hay không, đồng thời Bà cũng có chức năng bảo dưỡng thai nhi. [15, tr.61-62].2
Người Hoa Hội An (Quảng Nam) lại quan niệm Bà Mụ là một tập hợp bao gồm 15 vị thánh: 3 Bà Chúa Thai Sanh (Sanh Thai nương nương) và Mười Hai Bà Mụ (Thập Nhị Hoa Bà). Theo truyền thuyết, Sanh Thai nương nương là 3 bà Bích Tiêu tiên bà, Vân Tiêu tiên bà và Quỳnh Tiêu tiên bà; 3 bà đã được phong thần và chuyên lo việc “nặn tạo” bào thai. Mười Hai Bà Mụ chuyên lo việc dạy cho đứa trẻ sau khi sinh biết khóc, biết cười, biết ăn ngủ...Công việc của các Bà được phân công theo 12 tháng cho đến khi đứa trẻ tròn 1 tuổi (thôi nôi). Vì vậy, lễ vật cúng Mụ (đường, bánh tráng, chè, xôi …) mỗi loại thường 15 phần.
Khi cúng thì sắp xếp 3 phần cao hơn cho 3 Bà Chúa Sanh Thai, 12 phần thấp hơn cho Mười Hai Bà Mụ. [42, tr.159]
Theo Huỳnh Ngọc Trảng, tín niệm về Mười hai Bà Mụ ở Việt Nam tuy chưa được rõ ràng và thống nhất (có xác tín cho rằng Mười hai Bà Mụ là Mười hai vị nữ thần khéo tay được Ngọc Hoàng giao trách
2 Thần tích này xuất phát từ truyện Phong thần: Khương Tử Nha y lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế phong cho 3 vị tiên là Vân Tiên, Quỳnh Tiên và Bích Tiên chức “Hỗn nguyên kim đẩu” (lien quan việc sinh sản) coi quản các thiên tử, các tiên hết phước phải xuống trần. Họ phải đến Sở chuyển kiếp của Kim Đẩu thọ sanh. Ba vị tiên này tự xưng là “Tam cô” hay “Tam tiên đồng tử”. Về sau “Chú Sanh nương nương” là tên chỉ chung cho 3 vị tiên này. Hình tượng của bà là một nữ thần với tay trái cầm bộ phận sinh dục nữ, tay phải cầm bút. Được hiểu theo nghĩa, mỗi khi người phụ nữ sinh con đều phải được đánh dấu để làm cơ sở xét lời cầu nguyện sau này của họ.
[13, tr.90]