Những điểm tương đồng

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ mẹ sanh mẹ độ của người hoa quận 5 thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp kim hoa nương nương) (Trang 79 - 83)

7. Bố cục luận văn

3.1. Những điểm tương đồng

Tín ngưỡng Kim Hoa Nương Nương của người Hoa quận 5 và tục thờ Bà Mụ của người Việt Nam Bộ có một số nét tương đồng và khác biệt cơ bản. Trong giới hạn cho phép, luận văn bước đầu nêu lên hai trong số nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt của hai tập tục tín ngưỡng này, trong đó luận văn tập trung nhiều hơn vào sự khác biệt trong nghi lễ thể hiện qua lễ vật cúng.

3.1.1 Đối tƣợng thờ tự

Tính chất đặc thù của cơ sở tín ngưỡng của người Hoa và cả người VIệt là thờ đa thần, mang nặng tính chất tín ngưỡng dân gian và tính chất hỗn dung tôn giáo. Người Hoa vẫn thường thờ một vị thần đại diện chính, đồng thời phối thờ với nhiều vị thần khác. [47, tr. 31]

Cùng với các nữ thần khác như Thiên Hậu Thánh Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương, Cửu Thiên Huyền Nữ … các chùa Hoa luôn nhấn mạnh vai trò của Kim Hoa Nương Nương, vị nữ thần đại diện cho tín ngưỡng phồn thực phổ biến trong cộng đồng Hoa, thể hiện sự sinh sôi nảy nở thông qua việc Bà ban con, nuôi trẻ khỏe mạnh.

Kim Hoa Nương Nương trong chùa, miếu Hoa thường được phối tự với Mười Hai Bà Mụ (đình Minh Hương Gia Thạnh, hội quán Hà Chương, chùa Ngọc Hoàng), đôi khi Bà được phối tự với Mười Tám Bà Mụ (chùa Ôn Lăng) và khu vực thờ Bà luôn là nơi những phụ nữ hiếm muộn tìm đến với niềm tin tôn kính.

Không phải ngẫu nhiên Kim Hoa Nương Nương thường được phối tự cùng các Bà Mụ mà có lẽ vì:

“ Kim Huê Thánh MẫuNhóm nữ thần chủ quản việc sinh đẻ. Kim Huê Thánh Mẫu chủ việc thành tạo một con người từ lúc thụ thai, đến khi lọt lòng thành một đứa trẻ. Người Hoa gốc Minh Hương gọi Kim Huê Thánh Mẫu là Chúa Sanh Nương Nương. Người Quảng Đông gọi là Huệ Phước Phu Nhân.

Dưới quyền Kim Huê Thánh Mẫu là:

- Mười Hai Bà Mụ: Mười Hai Bà Mụ, có thuyết giải thích là các nữ thần trợ giúp Kim Huê Thánh Mẫu trong mười hai năm, từ Tí đến Hợi, nhưng cũng có người giải thích là mười hai công đoạn cấu tạo một con người.” [72, tr.37]

Trong khi đó, người Việt vùng Nam Bộ tin rằng, việc tạo và tượng hình ra hài nhi là một tập hợp công việc của Mười Hai Bà Mụ, mỗi Mụ lo một việc theo chức năng. Bên cạnh đó, sự hiện diện của Ba Đức Thầy (Tiên Sư – bậc thầy khởi nghiệp; Thánh Sư – bậc thầy của những phát kiến và Tổ Sư – bậc thầy truyền nghề) cùng Bà Chúa Thai Sanh và Bà Ba Mặt (nữ thần Lục Cung Thủy Triều) là những vị thần cùng chung tay góp sức để tạo ra một con người hoàn thiện ngay khi sinh và cả trong tương lai. [14, tr.60, 61]

Vì vậy, lễ cúng Đầy tháng cho con trẻ của người Việt thường chuẩn bị cho Mười Tám vị:

1. Mười hai Mụ Bà (12 vị nữ thần tạo tác ra hài nhi).

2. Ba Đức Thầy.

3. Ông Địa.

4. Bà Chúa Thai Sanh.

5. Bà Ba Mặt. [14, tr. 60]

Trong lễ cúng Đầy tháng hay Thôi nôi cho trẻ, cả người Hoa và người Việt đều chuẩn bị thêm mâm lễ cúng Ông Địa. Đây là vị thần bản thổ, bản gia, luôn giúp cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt khi người phụ nữ trong gia đình mang thai hay lúc sanh đẻ, Ông Địa cũng là một cứu cánh để sản phụ đặt niềm tin. Vì vậy, Ông Địa cũng là một trong những vị thần bản gia được gia đình cúng lễ tươm tất. [14, tr.

61]

Có thể thấy, Kim Hoa Nương Nương (tín ngưỡng Hoa) hay Bà Mụ (tín ngưỡng Việt) đều có tùng tự với những vị thần liên quan, phổ biến nhất là Mười Hai Bà Mụ.

3.1.2.Cơ sở thờ tự

Do ảnh hưởng của giao lưu tiếp biến văn hóa, người Hoa và người Việt vùng Nam Bộ có nhiều phối thờ tương đồng. Nhiều cơ sở tín ngưỡng của người Việt có phối thờ Kim Hoa Nương Nương.

Chùa Bà Mụ ở Hội An -Quảng Nam có miếu Nương Nương thờ Kim Hoa Nương Nương. Lăng Bà Mụ tại xóm Cấm (cù lao Chàm) thờ Bà Chúa Sanh Thai. [42, tr.32]

Trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công ở địa phận Phan Thiết - Bình Thuận cũng có miếu Nương Nương hay còn gọi là Đức Sanh Tự thờ Kim Hoa Nương Nương của người Hoa và Mười Hai Bà Mụ của người Việt. [Theo TĐAS]

Ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nhiều miếu của người Hoa phối thờ Kim Hoa Nương Nương như: Thiên Hậu Cung (TP. Rạch Giá, Kiên Giang), hội quán Minh Hương (TP. Vĩnh Long), Thiên Hậu Cung (TX.

Bình Minh, Vĩnh Long), Thiên Hậu Cung Thất Sơn (huyện Tịnh Biên, An Giang), Thiên Hậu Cung (huyện Thủ Thừa, Long An), Thiên Hậu Cung (TX. Cai Lậy, Tiền Giang), Thiên Hậu Cung (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), Thiên Hậu Cung (TP. Bạc Liêu), Phước Minh Cung (TP.

Trà Vinh), hội quán Quảng Triệu (quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Thiên Hậu Cung (TP. Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu), Thiên Hậu Cung, Thất Phủ cổ miếu, Phụng Sơn tự (Đồng Nai)...

Ở thành phố Hồ Chí Minh, ngoài địa bàn quận 5, nhiều cơ sở thờ tự thờ Kim Hoa Nương Nương và Bà Mẹ Thai Sanh như: chùa Ngọc Hoàng (quận 1), hội quán Quần Tân (2 Lý Thường Kiệt, quận Gò Vấp, nhóm người Hẹ), miếu thờ Kim Hoa (27 Nguyễn Thái Bình, quận 1), miếu Phước Nhơn (phường 5, quận 4), miếu Bà Chúa Thai Sanh (số 24,

phường 17, quận Gò Vấp), chùa Bà Chúa Thai Sanh (126 Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp). [71, tr.84, Tài liệu điền dã]

Miếu Thai Sanh Tự (quận Gò Vấp) được lập khoảng cuối thế kỷ XIX. Mặc dù kiến trúc miếu hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng bộ tượng bằng gỗ của Bà Chúa Thai Sanh và các Bà Mụ đang ẵm trẻ vẫn còn được lưu giữ và bảo quản khá tốt. Phối tự hai bên các Mụ lại là Thổ Địa và hai Ông Trạng. Ông Trạng là hầu cận của Bà Chúa Thai Sanh, có nhiệm vụ giúp bà ghi chép về ngày sanh và ngày mất của chúng sinh.

[9/2/2016, Tài liệu điền dã]

Điện Ngọc Hoàng, thường được người dân gọi là chùa Ngọc Hoàng (quận 1) dành hẳn một gian thờ Kim Hoa Nương Nươngvà Mười Hai Mụ Bà trong tư thế “ngồi ngai” được làm bằng chất liệu gốm thuộc dòng gốm Cây Mai. Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đã mô tả mười hai tượng Bà Mụ “ có những kiểu ngồi độc đáo, cá biệt. Chỉ có hai tượng ngồi ngay ngắn, còn các tượng khác hoặc chân co, chân thẳng, hoặc tréo bàn chân, hoặc tréo nguẩy (gần như ngồi vích đốc) mà thế ngồi không tượng nào giống tượng nào. Về thế dáng có tượng được thể hiện ở thế nhìn thẳng, lại có tượng được thể hiện ở thế nhìn nghiêng. Có tượng Bà Mụ đang tắm cho em bé, có tượng bồng trẻ và chăm sóc đứa bé nằm nôi đặt một bên, có tượng bưng bình sữa, có tượng đang nếm sữa – cho trẻ bú, có tượng Bà Mụ đang chải tóc với hai đứa bé nắm vạt áo, lại có tượng Bà Mụ vừa bồng em bé vừa bú no nê ở một tay và tay kia đưa bánh cho đứa trẻ địu ở sau lưng và có tượng Bà Mụ bồng hai em bé ở hai tay, bên dưới hai đứa bé lớn chơi trò “bịt mắt bắt dê”: đứa bịt mắt đưa tay quờ quạng đi tìm, và đứa bé kia lại nấp vào gấu áo …” [9, tr.

117]

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ XVIII bởi tổ sư Lưu Minh, pháp danh Lưu Đạo Minh, một người Hoa theo tông phái Minh Sư Phật Đường. Đến năm 1982 được đổi tên là chùa Phước Hải và thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Không những thu hút người

Hoa, chùa Ngọc Hoàng còn thu hút rất nhiều người Việt và cả người nước ngoài đến viếng chùa. Gian thờ Kim Hoa Nương Nương còn “ nơi các bà, các chị hiếm muộn thường lui tới cầu tự” [47, tr. 88]

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ mẹ sanh mẹ độ của người hoa quận 5 thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp kim hoa nương nương) (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)