CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
2.1 Tiềm năng du lịch của Vườn quốc gia Tràm Chim
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Độ cao bình quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với mực nước biển bình quân. Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười nên các đặc điểm về địa mạo, thủy văn và thô nhưỡng cũng mang những nét chung của vùng này. Đồng Tháp Mười vổn là một vùng đông lũ kín, một bôn trũng dạng lòng máng, là một vùng sinh thái hoàn chỉnh gồm các thềm cao, gò giồng, các đồng trũng, lung và các sông bao quanh. Tràm Chim nằm trong vùng lòng sông cổ, thuộc đồng bằng trẻ, từ xa xưa tồn tại một lòng sông cổ mà dấu vết còn lại hiện nay là các rạch và các lung trũng tự nhiên. Lòng sông cổ dần dần bị bồi lấp hình thành hệ thống các rạch nhỏ chằng chịt, hình dạng và hướng chảy không theo một hướng nào rõ rệt, bị bao bọc bởi các thềm đất cao ở phía Tây và Tây Bắc của bậc thềm phù sa cổ.
Nơi đây có nhiều rừng tràm tự nhiên và cũng là nơi tập trung sinh sống của một số lượng lớn chim nước, trong đó có loài Sếu đầu đỏ (một loài chim biết bay lớn nhất). Sếu đầu đỏ ở nơi đây chiếm tới 60% số lượng Sếu đầu đỏ toàn cầu. Đến Tràm Chim, bất chợt một thoáng như mơ như thực, du khách sẽ bắt gặp ẩn hiện trước cảnh bao la của đất trời Đồng Tháp mênh mông đầy nước những cánh Hạc chấp chới nhẹ nhàng như những áng mây bềnh bồng, rồi thả cánh xuống thị trấn Tràm Chim - giữa đồng nước có lõm rừng tràm nguyên thủy chiếm hơn 7.612 ha, nơi trú ngụ của loài Hạc và các loài chim muông quý hiếm...
2.1.2.1 Vị tri địa lý
Vườn Quốc Gia Tràm Chim có Tọa độ địa lý 10o40’N – 10o47’N, 105o26’E – 105o36’E với tổng diện tích 7.612 ha và số dân trong vùng là 30.000 người.
2.1.2.2 Địa hình, địa mạo
Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ). Những vùng đất trũng chiếm 152 ha, những vùng gò cao chiếm 194 ha, vùng phẳng chiếm 5858 ha.
Khu vực vườn quốc gia Tràm Chim được hình thành trên hai nền trầm tích Pleistocen và Holocen, với 5 đơn vị phụ:
- Trầm tích Pleistocen (Trầm tích biển gió): trầm tích mang nhiều vật liệu thô (quartz) tạo thành những gò cao trong vùng Đồng Tháp Mười.
- Trầm tích biển: cùng với trầm tích biển gió, trầm tích biển cũng thuộc Pleistocen, và chiếm diện tích khoảng 1.158 ha.
- Trầm tích Holocen (Trầm tích đầm lầy – biển): chiếm 3.565 ha, chứa nhiều khoáng pyrit (FeS2), đây là nguồn vật liệu góp phần hình thành nên đất phèn tiềm tàng (sulfaquents).
- Trầm tích lòng sông cổ: chiếm khoảng 717 ha, hình thành từ những con sông chết và được bồi đấp bởi những vật liệu mới, chứa nhiều chất hữu cơ, thịt và sét.
- Trầm tích proluvi: chiếm 1.835 ha, chủ yếu là vật liệu lắng tụ từ xói mòn.
Đất:
- Nhóm đất cát cổ (aeric Tropaquults), được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích Pleistocen chiếm diện tích khoảng 154 ha.
- Đất xám điển hình (Typic Tropaquults), khoảng 476 ha.
- Đất xám đọng mùn (humic Tropaquults), 274 ha.
- Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích Proluvi chiếm diện tích 1.559 ha.
- Các nhóm đất phù sa có nên phèn: Trầm tích sông - biển chồng lên lớp trầm tích đầm lầy - biển hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn (sulfidic) (sulfic Tropaquents, sulfic Tropaquepts, sulfic Hydraquents) và đất phù sa có tầng phèn (sulfuric) chứa các khoáng jarosit.
- Đất phèn hoạt động (Sulfaquepts), hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển (bmQ22-3) với diện tích khoảng 355 ha, phân bố nhiều nhất tại khu A5. Độ chua của đất: pH chỉ khoảng từ 2,0 – 3,2.
2.1.2.4 Khí hậu thuỷ văn
Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây luôn cao và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2 độ C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2 độ C vào các tháng cuối mùa
khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37 độ C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16 độ C.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40%.
Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây – Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông – Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.
Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90%lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, tháng 2, tháng 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại vườn quốc gia Tràm Chim từ 110-160 ngày/năm.
Chế độ nước: Vừơn quốc gia Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mêkông, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mêkông thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàngnăm từ tháng 8 đến tháng 12. Vườn quốc gia Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1-A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km.
Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thốngcống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiên nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn uốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này.
2.1.2.5 Tài nguyên sinh vật
Hệ động vật: gồm khoảng 110 loài động vật nổi, 23 loài động vật đáy trong đó cú 55 loài cỏ. Đặc biệt đõy là nơi sinh sống của 198 loài chim chiếm ẳ số loài chim ở Việt Nam, trong dó có 16 loài đang bị đe dọa ở quy mô toàn cầu và 5 loại quý hiếm gồm: Sếu đầu đỏ, Ô tác, Te vàng, Điềng điễng, Ngan cánh trắng.
Hệ thực vật: rất đa dạng, gồm 130 loài với 6 loài quần xã chủ yếu là: Sen, lúa ma, cỏ ống, Năng, Mồm mốc và Tràm.
Cụ thể: Rừng tràm là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, khoảng 1.826 ha. Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi (họ Myrtaceae), do được bả otồn nhiều năm nên tràm phân bố theo kiểu tự nhiên.
Hai kiểu phân bố chính là: tràm tập trung và tràm phân tán. Tràm phân tán có sự hiện diện các thảm cỏ xen kẽ nhau, gồm các loài: năng ống, cỏ mồm, hoàng đầu ấn, Nhỉ cán vàng, cỏ ống, súng, Cú Muỗi, Chèo Bẻo, Húp Mật, Vành Khuyên, Chim Sẻ, Én , Rẻ Quạt, Chích chòe.
Đồng cỏ năng: chiếm diện tích khoảng 2.968 ha, tạo thành một trong những thảm cỏ rộng lớn; bao gồm đồng cỏ năng kim – đây là bãi ăn của loài chim Sếu, khoảng 235 ha; năng ống với 1.277 ha, và hợp với các loài khác tạo thành các quần xã thực vật: năng kim – năng ống. Ở vài nơi có sự xuất hiện của hoàng đầu ấn; năng kim – cỏ ống; năng ống – cỏ ống, khoảng 937 ha; năng ống – cỏ ống – lúa ma, 443 ha; năng ống – cỏ ống – cỏ chỉ, khoảng 72 ha. Những nơi có địa hình thấp và ngập nước quanh năm thì xen lẫn trong quần xã năng là những loài thực vật thủy sinh như nhỉ cán vàng, súng ma, rong đuôi chồn
Đồng cỏ mồm: chiếm diện tích nhỏ so với các cộng đồng thực vật khác, chỉ khoảng 41,8 ha, bao gồm mồm đơn thuần và quần xã mồm – cỏ ống. Chúng phân bố chủ yếu trên những dải liếp, bờ đất địa hìnhcao trong một vùng địa hình thấp. Đồng cỏ ống: phân bố trên một diện rộng, chiếm diện tích khoảng 958,4 ha. 2Chúng ở dạng đơn thuần với mật độ lên đến 98% hoặc cùng xuất hiện với các loài thực vật
thân thảo khác: cỏ ống – cỏ xã, khoảng 23 ha, chủ yếu trên đất giồng cổ; cỏ ống – lúa ma, khoảng 268 ha; cỏ ống – cỏ chỉ, khoảng 50 ha; cỏ ống – mai dương, khoảng 86 ha, đây là khu quần xã cỏ ống bị mai dương xâm hại.
Đồng lúa ma: phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng 824 ha. Tuy nhiên, cánh đồng lúa ma đơn thuần có diện tích khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự kết hợp vớinhững loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma - cỏ ống, khoảng 544 ha;
lúa ma – cỏ bắc, khoảng 160 ha; lúa ma - cỏ ống – cỏ chỉ khoảng 83 ha.