3.1 Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim 3.1.1 Giải pháp bảo tồn tài nguyên
Cháy rừng là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất gây tổn hại đến toàn bộ HST, vì vậy phải tăng cường tập huấn cho cán bộ nhân viên về công tác phòng cháy, chữa cháy và cũng như các kỹ thuật đốt rừng an toàn. Thường xuyên cử nhân viên kiểm tra vào những ngày nắng nóng nhằm phục hồi và tái xanh thực vật kịp thời khi bị tổn hại.
Một vấn đề cần quan tâm đó chính là sự phát triển quá mức của các loại ngoại lai, đặc biệt là mai dương và lục bình. Sự phát triển quá mức đó đã làm lấn át môi trường sống của các loài khác, như cây mai dương ảnh hưởng đến cỏ năng kim – thức ăn chính của sếu đầu đỏ. Còn lục bình làm cản trở giao thông đi lại trong VQG, làm lấp các ao hồ. Vì vậy cần có các giải pháp triệt để để xử lý các loại ngoại lai.
VQG cần liên kết chặt chẽ với chính quyền đại phương trong việc giữ gìn và bảo vệ rừng. Nên tổ chức các chương trình truyền thông về môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Góp phần ngăn chặn các hành vi xâm hạnh, phá hoại đến hệ sinh thái của người dân địa phương và khách du lịch như săn bắn các loài chim, chặt phá cây, khai thác gỗ, đánh bắt cá trong khu vực VQG.
3.1.2 Giải pháp bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học
VQG nên khuyến cáo khách du lịch không mang nhiều thức ăn, đặc biệt là bao ni lông vào bên trong rừng. Cần trang bị các túi thân thiện với môi trường (túi tự phân hủy) để cung cấp cho khách du lịch khi họ cần sử dụng.
Nên chú trọng việc phục hồi các sinh vật, môi trường quan trọng của VQG như các cây bản địa, bãi ăn cho chim,…ưu tiên phát triển đồng cỏ rồi đến rừng tràm.
Giám sát sự tăng, giảm số lượng các loại sinh vật để thuận tiện cho việc quản lý và phục hồi. Ngoài ra, VQG nên bổ sung nhóm cố vấn trong việc bảo tồn môi trường đất ngập nước để đưa ra các quyết định hợp lý nhất.
Cùng với đó là bố trí thêm các thùng đựng rác tại các vị trí cần thiết như: điểm dừng chân ở đài quan sát, nên bố trí thùng rác loại nhỏ trên các phương tiện di chuyển như tắc, ráng, tàu thuyền,…
Phải thường xuyên kiểm tra định kỳ các thiết bị, máy móc và phương tiện di chuyển, đặc biệt là các phương tiện trên sông có sử dụng nguyên liệu đốt như xăng, dầu để tránh đổ, tràn dầu ra sông gây tổn hại đến môi trường nước.
3.1.3 Giải pháp quản lý nhân sự, tổ chức hoạt động du lịch
Để nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch và có chiến lược phát triển phù hợp thì công tác quản lý của ban lãnh đạo và chất lượng của nhân sự đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ khi nào nguồn nhân lực có chất lượng, nhân viên có trình độ và kiến thức sâu về DLST thì mới tạo ra được sản phẩm du lịch chất lượng, có sức thu hút và không làm tổn hại đến HST.
Ở thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của VQG tuy được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và chưa thỏa mãn được tiêu chí của DLST. Để đảm bảo phát triển hoạt động du lịch và hạn chế tối thiểu tác động xấu đến môi trường tự nhiên, các công trình cần được quan tâm và cải thiện như: nhà vệ sinh, cửa hàng quà lưu niệm, cơ sở lưu trú.
Quảng bá và tiếp thị du lịch là yêu cầu thiết yếu để thu hút KDL trong nước lẫn quốc tế. Trong thời gian qua, VQG Tràm Chim được đông đảo khách nội địa cũng như khách quốc tế biết đến với biểu hiện là tổng lượng khách hằng năm đang tăng dần. Nhưng số lượng khách vẫn chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có VQG.
3.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với phát triển DLST
VQG nên đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với phát triển DLST.
Cần nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thông để du khách có thể thuận lợi tham quan VQG vào mùa khô lẫn mùa mưa. Đầu tư xây dựng, nâng cấp nơi nghỉ chân, ăn uống, mua sắm, lưu trú và giải trí nhằm giảm thấp nhất sức ép lên công tác bảo vệ và quản lý KDL. Sửa chữa, nâng cấp lại bến thuyền tham quan ở khu Trung tâm du lịch để thuận tiện cho di chuyển, xây dựng lại nhà nghỉ chân giữa rừng bằng các chất liệu thiên nhiên sẵn có của vườn để phù hợp với quan cảnh sinh thái.
3.3 Tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch cho Vườn quốc gia Tràm Chim
Tăng cường phát hành các sản phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi giới thiệu về Vườn quốc gia nhằm phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng khác nhau cả trong và ngoài nước. Sử dụng nhiều phương tiện thông tin và truyền thông như mạng Internet, truyền hình,... để giới thiệu về hình ảnh Vườn quốc gia đến công chúng một cách rộng rãi. Liên kết với công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp và các công ty du lịch lữ hành ở TP. Hồ Chí Minh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Liên kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh thành những tour trọn gói nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tính mùa vụ trong du lịch. Kết hợp xây dựng tour tham quan gắn với giáo dục môi trường, bảo vệ rừng. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin và
truyền thông như Internet, báo đài, truyền hình, xây dựng và thường xuyên cập nhật website về VQG… để giới thiệu về hình ảnh VQG đến với công chúng một cách sâu rộng.
Kết hợp với nhiều điểm du lịch khác ở tỉnh Đồng Tháp như: Khu di tích lịch sử mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp, Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng,… trong việc quảng bá du lịch Tràm Chim. Cần phát phiếu thăm dò và trang bị thêm thùng thư góp ý để lấy ý kiến của du khách trong một số chuyến tham quan ở Vườn quốc gia nhằm đánh giá những mặt mạnh, yếu, được và chưa được để có hướng tiếp thị cũng như điều chỉnh kịp thời trong quá trình vận hành du lịch.
Kêu gọi sự hợp tác đầu tư khai thác, kinh doanh du lịch của cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế. Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư. Có chính sách đầu tư nguồn kinh phí hợp lý nhằm bảo tồn các điều kiện về môi trường sinh thái, tự nhiên của VQG.
3.4 Khuyến nghị chính sách quản lý Vườn quốc gia 3.4.1 Quản lý vùng du lịch trong VQG
Cư dân vùng quanh VQG phần lớn là những hộ gia đình nghèo, trình độ dân trí chưa cao. Vì vậy, phát triển du lịch muốn đạt hiệu quả cần phải tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để họ có thể nâng cao đời sống và góp phần vào công tác bảo tồn. Các dịch vụ mà cư dân địa phương có thể tham gia vào hoạt động du lịch cần phải có sự hỗ trợ của Vườn và chính quyền sở tại như: hỗ trợ vốn ban đầu để họ có thể tạo ra những sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho du khách; đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng đối với hoạt động du lịch; đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cộng đồng về hướng dẫn, giao tiếp và phục vụ du lịch; mở các lớp học tập ngoại khóa về giáo dục môi trường cho học sinh – sinh viên trong và ngoài tỉnh…
Quản lý VQG phải phù hợp với chiến lược chung về khai thác và bảo tồn của vùng, địa phương trong từng giai đoạn. Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên cho khai thác du lịch sinh thái cần chú ý đến sức chứa du lịch, bao gồm sức chứa kinh tế, sức chứa xã hội và sức chứa sinh thái để làm cơ sở cho quy hoạch, đầu tư và khai thác du lịch.
3.4.2 Quản lý khách du lịch
VQG không thể là nơi để phát triển du lịch vô tội vạ mà cần đi liền với ý thức khi tham quan. Du lịch VQG không dành cho tất cả mọi người mà chỉ hướng đến những du khách quan tâm và thích thú với rừng từ khía cạnh kiến thức cũng như bảo tồn. Ðây phải là những khách du lịch sinh thái thật sự có nhận thức tốt về trách nhiệm đối với môi trường; đồng thời sẵn sàng chi trả cao hơn cho những dịch vụ vệ
Rác thải là yếu tố mà VQG phải quan tâm nhất, ban quản lý VQG cần đặt thêm các thùng rác, biển báo cấm xả rác, thường xuyên dọn dẹp hơn vào ngày cao điểm, phụ thu ngày lễ hoặc tăng giá vé để có ngân sách trong việc xử lý rác thải. Ðối với vấn đề quản lý đốt lửa, VQG cần tuyệt đối cấm đốt lửa tại khu vực không được phép, xây dựng những khu nướng bảo đảm an toàn, có thiết bị phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp, cắt đặt nhân viên kiểm soát việc đốt lửa, thu phí với những người muốn đốt lửa trong khu vực này.
3.5 Chính sách đào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho phát triển DLST tại VQG Tràm Chim
Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong Ban quản lý và du lịch của VQG các chuyên đề về du lịch nói chung và đặc biệt là du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng. Tổ chức các chuyến tập huấn, tham quan thực tế tại các VQG có hoạt động du lịch sinh thái đạt hiệu quả trong nước để trao đổi kinh nghiệm và học tập cách làm du lịch; học tập kinh nghiệm và quản lý về du lịch sinh thái ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, Australia, Singapore… thông qua việc cử các cán bộ có năng lực chuyên môn đi tập huấn. Mở rộng đào tạo và bồi dưỡng cho hướng dẫn là cư dân địa phương, chú ý đến nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên Ban du lịch VQG tạo thuận lợi trong đón tiếp, phục vụ các đoàn khách quốc tế, các tổ chức nghiên cứu khoa học…
C. KẾT LUẬN
VQG Tràm Chim là một trong những nơi có nhiều lợi thế để phát triển DLST.
Vì nơi đây còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn HST đất ngập nước của vùng Đông Tháp Mười cổ xưa nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Ngoài ra, những cư dân vùng đệm VQG còn có những nét sinh hoạt, văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa của cư dân vùng lũ mà chỉ có vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên mới có được. Trong bài báo cáo này tác giả đã nghiên cứu những thực trạng cũng như là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở nơi đây thông qua những điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nói trên.
Những kết quả đạt được trong quá trình nghiêm cứu đề tài, cho phép rút ra một số hết luận như sau:
1. Trong ngành du lịch hiện nay, thì DLST đạng đươc quan tâm và nghiêm cứu và mở rộng phát triển. Nói đang được coi là loại hình du lịch có định hướng
giáo dục cao và được phát triển dựa trên cơ sở bảo tồn tự nhiên, ĐDSH. Và các VQG được xem là những nơi phù hợp để khuyến khích sự phát triển của loại hình du lịch này.
2. Ở Việt Nam có rất nhiều hệ thống các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên đặc trưng cho sự đa dạng về hệ sinh thái là tiềm năng to lớn cho sự phát triển du lịch sinh thái. Trong đó có VQG Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là nơi co tính ĐDSH ca ngoài ra no còn giữ được tính đặc trưng của hệ thống rừng ngập mặn nguyên sinh, kết hợp với hệ sinh thái, cảnh quan phong phú,...Nếu đươc quy hoạch phát triển thận trọng, thì tác giả tin rằng trong tương lai VQG Tràm Chim chắc chắn sẻ là một địa danh DLST hấp dẫn và co sức cạnh tranh cao.
3. Góp phần định hướng cho quy hoạch phát triển DLST của VQG Tràm Chim bài báo cáo đã tập trung vào nghiên cứu các định hướng và giải pháp phát triển nhầm đảm bảo:
- Khai thác tài nguyên du lich hợp lí, hiệu quả và bền vững
- Khyến khích tham gia của cộng đồng đia phương và hỗ trợ phát triển cộng đồng một cách tích cực và hiệu quả.
- Giáo dục môi trường sinh thái hiệu quả trong việc huy hoạch và tổ chức các hoạt đông du lịch.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vườn Quốc Gia Tràm Chim [Internet].[ Trích dẫn ngày 23/1/2021]. Lấy từ:
Cổng thông tin du lịch Đồng Tháp. URL:
https://dulich.dongthap.gov.vn/vi/tramchimdongthap
2. Giới thiệu Vườn Quốc Gia Tràm Chim [Internet].[ Trích dẫn ngày 23/1/2021].
Lấy từ: khu du lịch Tràm Chim. URL: http://tramchim.net.vn/gioi-thieu.html
3. Sếu Đầu Đỏ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim (2018) [Internet].[ Trích dẫn ngày 23/1/2021]. Lấy từ: khu du lịch Tràm Chim. URL: http://tramchim.net.vn/seu- djau-djo-b48.html
4. Chương Đài ( 2020), Du lịch xanh nơi 'Đồng Tháp Mười thu nhỏ'[ Internet].
[ Trích dẫn ngày 23/1/2021]. Lấy từ: URL: https://baotintuc.vn/du-lich/du- lich-xanh-noi-dong-thap-muoi-thu-nho-20201108073018320.htm
5. Nguyễn Văn Trí ( 2020), Đồng Tháp: 13 loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng là những loại chim gì? [Internet]. [Trích dẫn ngày 23/1/2021]. Lấy từ:
URL: https://danviet.vn/dong-thap-13-loai-chim-quy-hiem-co-nguy-co-tuyet- chung-la-nhung-loai-chim-gi-20201003134805831.htm
6. Nguyễn Văn Trí (2020), Bảo tồn cây lúa trời – loài thực vật quý ở Vườn Quốc gia Tràm Chim [Internet]. [Trích dẫn ngày 23/1/2021]. Lấy từ URL:
https://www.vietnamplus.vn/bao-ton-cay-lua-troi-loai-thuc-vat-quy-o-vuon- quoc-gia-tram-chim/665423.vnp
7. ThS. Nguyễn Văn Thuật trang 131 – 133 Tạp chí khoa học – Đại Học Đồng Nai, Số 01-2016 ISSN: 2354-1482. Lấy từ: URL:
http:// www. tapchikhoahoc.dnpu.edu.vn/UserFiles/Docs/TapChi/2016/1/14.131 -135.pdf
8. CN. Tạ Trung Nghĩa Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN QB – Đặc điểm và khả năng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Lấy từ: URL:
https://skhcn.quangbinh.gov.vn/3cms/upload/khcn/File/SachKhoaHoc/410_Na m/tailieu8/26.doc
9. ThS. Nguyễn Thùy Vân – Phòng NCCLCSMTDL – Tông cục du lịch viên nghiên cứu phát triển du lịch ITDR Lấy từ: