Thực trạng hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VQG TRÀM CHIM TAM NÔNG ĐỒNG THÁP (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Vườn quốc gia Tràm Chim có một tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, thể hiện ở giá trị đa dạng sinh học hệ sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười, đặc biệt là sự tồn tại của một số loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu mà tiêu biểu là Sếu đầu đỏ và một số loài thực vật đặc hữu mà tiêu biểu là loài lúa ma. Đây được xem là tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù rất có giá trị của vườn quốc gia; thể hiện ở giá trị về cảnh quan hệ sinh thái ngập nước ở vườn quốc gia, qua sự đa dạng và tính đặc thù của các kiểu sinh cảnh ở khu vực này, đặc biệt là kiểu sinh cảnh trảng cỏ ngập nước, thảm rừng Tràm; thể hiện qua sự hấp dẫn của ẩm thực truyền thống vùng Đồng Tháp Mười với việc sử dụng những thực phẩm đặc thù và nghệ thuật, phương pháp chế biến truyền thống địa phương; và cái tiềm năng đó còn thể hiện thông qua hoạt động sinh hoạt giải trí vùng ngập nước mà tiêu biểu là câu cá trong vườn quốc gia. Với tiềm năng này, vườn quốc gia Tràm Chim đã có được lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập trên cở sở nâng cấp khu bảo tồn tại quyết định số 253/1998/TTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ sau một năm từ khi thành lập, vườn quốc gia Tràm Chim đã tổ chức đón khách du lịch đến tham quan và nghiên cứu khoa học. Tổng lượng khách đến vườn quốc gia Tràm Chim (VQG Tràm Chim) tăng khá nhanh trong thời gianqua và đạt tốc độ tăng bình quân 42,4%/năm, trong đó khách du lịch quốc tếtăng 19,9%/năm; khách du lịch nội địa tăng 66,8%/năm.

Đơn vị : lượt khách

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng TB

(%/năm)

Khách quốc tế 207 126 217 225 150 0,9

Khách nội địa 3.362 4.097 5.217 5.204 5.778 15,0

Tổng số 3.569 4.223 5.434 5.429 5.928 14,0

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến VQG Tràm Chim giai đoạn 2005 - 2009 Nguồn: Trung tâm DVDL và GDMT – VQG Tràm Chim Khách du lịch quốc tế đến Vườn quốc gia Tràm Chim chủ yếu là tham quan, nghiên cứu. Trong khi đó, khách du lịch nội địa đến Tràm Chim với nhiều mục đích hơn: 59,3% tham quan; 23,5% học tập, nghiên cứu; 22,2% câu cá giải trí. Thời gian du khách lưu lại ở Vườn quốc gia: 50,6% dưới 1 ngày; 28,4% từ 1 đến 2 ngày;

21,1% từ 2 đến 3 ngày; không có du khách nào trả lời đã ở lại trên 3 ngày. Nơi lưu trú của du khách: 42,0% ở nhà nghỉ của Vườn quốc gia; 32,3% ở nhà nghỉ gần Vườn quốc gia; 13,0% ở nhà dân và 3,2% ở lều trại. Điều kiện ăn uống của du khách:

51,6% do bộ phận dịch vụ ở Vườn quốc gia cung cấp; 32,3% khách tự mang theo thức ăn; 22,6% khách ăn ở nhà hàng, quán ăn gần Vườn quốc gia; 9,7% khách ăn ở nhà dân. Trong những năm 2004 - 2008, doanh thu từ du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim có sự tăng trưởng đáng kể (37,6%) mặc dù tổng doanh thu còn khá khiêm tốn (chưa có năm nào tổng doanh thu du lịch ở Vườn quốc gia đạt được con số 400.000.000 đồng). Dựa vào bảng 2 cho thấy, trong cơ cấu doanh thu du lịch của Vườn quốc gia Tràm Chim bao gồm 04 loại cơ bản: dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ câu cá và dịch vụ khác (phí hướng dẫn, bán hàng lưu niệm, phí tham quan). Trong đó, dịch vụ câu cá chiếm tỷ trọng lớn nhất (45,5%), đến dịch vụ vận chuyển (33,0%), dịch vụ lưu trú (16,5%) và thấp nhất là dịch vụ khác (5,0%).

Tuy nhiên, câu cá chưa phải là sản phẩm du lịch sinh thái đích thực và phần lớn khách câu cá với mục đích thương mại hơn là giải trí.

2.2.1.2 Nguồn thu từ du lịch của VQG

Về doanh thu, từ hoạt động dịch vụ du lịch trong những năm qua doanh thu cũng đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, mặc dù tổng doanh thu còn khiêm tốn.

Đơn vị : ngàn VNĐ

2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ

tăng TB (%/năm) Tổng doanh thu 138.170 143.840 332.756 317.080 378.780 37,6

Dịch vụ lưu trú 12.060 34.165 59.915 57.615 52.350 61,4 Dịch vụ câu cá 76.535 52.679 155.100 156.050 164.000 44,5

Dịch vụ vận

chuyển 39.850 48.370 101.450 98.100 145.000 43,9 Dịch vụ khác 18.725 8.266 16.291 5.315 17.430 50,4

Bảng 2.2: Doanh thu du lịch giai đoạn 2004 - 2008

Nguồn: Trung tâm DVDL và GDMT – VQG Tràm Chim 2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch

2.2.2.1 Điều kiện tham quan

Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (TT. DVDLST &

GDMT) VQG Tràm Chim tổ chức các chương trình DLST cho du khách có nhu cầu tham quan, tỉm hiểu, nghiên cứu môi trưòng cảnh quan. Với các sản phẩm như sau:

- Dịch vụ DLST: với các tuyến điểm tham quan VQG Tràm Chim, du khách trải nghiệm không gian của vùng đất hoang sơ Đồng Tháp Mười, tìm hiểu các hệ sinh thái, quần xã tiêu biểu của VQG.

- Dịch vụ các công trình nghiên cứu: hỗ trợ công tác nghiên cứu của các tổ chức khoa học quốc gia và quốc tế, về môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười, các công trình nghiên cứu các loài chim quý hiếm có tại VQG Tràm Chim, đặc biệt là sếu đầu đỏ. Tiếp nhận và lên chương hình hỗ trợ công tác nghiên cứu thông qua đội ngũ nghiên cứu khoa học và môi trường của VQG.

2.2.2.2 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim có thể chia thành hai nhóm: Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật do sự quản lý của Vườn quốc gia: nhà nghỉ có tất cả 07 phòng, sức chứa khoảng 21 người/đêm; 01 nhà ăn có thể phục vụ được cùng lúc khoảng 100 khách; 03 chiếc tắc ráng có thể chuyên chở từ 27 đến 36 người/lượt; 01 Trung tâm du khách có thể tiếp nhận cùng lúc khoảng 30 đến 40 người; 01 sân tennis, 06 đài quan sát, 01 nhà nghỉ chân giữa rừng. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật của người dân ở các xã và thị trấn vùng đệm Vườn quốc gia có khoảng 09 nhà nghỉ có khả năng đón tiêp 270 lượt khách/đêm.

2.2.2.3 Đội ngũ lao động

Đội ngũ lao động của VQG hiện có trên 50 người, trongđó đội ngũ lao động trực tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch của VQG chỉ có 13 người. Ngoài Ban Giám đốc Trung tâm (02 người), hiện có 03 hướng dẫn viên, 03 lái xuồng, 03 phục vụ ăn nghỉ của khách và 02 nhân viên hành chính. Nói chung, trình độ học vấn của đội ngũ lao động ở vườn quốc gia còn hạn chế: khoảng 36,8% có trình độ phổ thông trung học; 26,3% trình độ trung cấp;trình độ cao đẳng và đại học chỉ đạt 31,6%. Một điều đáng quan tâm là đại đa số lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch của VQG chưa qua lớp đào tạo về nghiệp vụ, vì vậy tính chuyên nghiệp về du lịch của đội ngũ còn rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch hiện có của VQG. Thực trạng trên về đội ngũ lao động của VQG cũng là một trong những trở ngại trước mắt để các công ty lữ hành lựa chọn VQG là đối tác trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả điều tra cho thấy có tới 75% số các công ty được hỏi đều có chung nhận xét này.

Tuy nhiên một điểm đáng ghi nhận là nhận thức của đội ngũ lao động về vai trò, vị trí của du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, hay việc bảo tồn các giá trị môi trường và đa dạng sinh học VQG là khá tốt. Kết quả điều tra cho thấy có tới 84,2% số cán bộ, nhân viên được điều tra nắm rất vững khái niệm về du lịch sinh thái, về những tác động của du lịch sinh thái đến môi trường và đa dạng sinh học

VQG. Đây là một tín hiệu tích cực đối với pháttriển du lịch của VQG trong thời gian tới đây.

2.2.2.4 Giao thông vận tải

Du khách có thể tiếp cận VQG Tràm Chimbằng đường bộ theo tỉnh lộ 884 (từ thị xã Cao Lãnh) và đường thuỷ (theo các kênh rạch) khá thuận lợi. Từ trung tâm dịch vụ hành chính của VQG (khu C),cách thị trấn Tràm Chim khoảng 2 km, khách du lịch có thể tiếp cận các điểm tham quan, đài quan sát chim tại khu A1, A2 bằng xuồng hoặc bằng ôtô theo tuyến đường dải nhựa trên đê để đến các trạm C1 và C4.

2.2.3 Thực trạng khai thác các tuyến điểm tham quan

Khi tham quan, du khách buộc phải ngồi trên tấc ráng chạy dọc theo các con kênh len lỏi trong VQG, sau đó lên nhà nghỉ chân giữa rừng hoặc chòi quan sát để ngắm cảnh, chụp ảnh, câu cá, ăn uống, vệ sinh. Khi các hoạt động hoàn tất du khách lại tiếp tục xuống tắc ráng để tham quan đoạn đường còn lại và trở về nơi xuất phát ban đầu. Các tuyến tham quan chinh tại VQG Tràm Chim:

Tuyến 1: Tổng chiều dài 36 km. Thời gian chạy xuồng là 3 giờ. - Theo tuyến này, du khách sẽ được tham quan phía Tây khu A l, một khu đất ngập nước mang đậm nét hoang sơ với các sinh cảnh rừng tràm và đồng cỏ ngập nước theo mùa của vùng Đồng Tháp Mười.

Tuyến 2: Tổng chiêu dài 28 km. Thời gian chạy xuông là 2 giờ 45 phút. - Theo tuyển này, du khách được tham quan hầu hét các sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước, có cơ hội quan sát các loài chim nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (A l) của VQG.

Tuyến 3: Tổng chiều dài của tuyển 28 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ 30 phút. Theo tuyển này, du khách được tham quan các sinh cành lúa ma, cỏ năng và các loài chim nước.

Tuyến 4: Tổng chiều dài của tuyến 17 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ. Theo

ngập nước của Đông Tháp Mười và có cơ hội quan sát bãi chim nước trong phân khu A2 của VQG.

Tuyến 5: Tổng chiều dài của tuyến 12 km. Thời gian chạy xuồng là 45 phút.

Tuy thời gian không nhiều nhưng du khách sẽ dược ngắm nhìn một cách tổng quát VQG Tràm Chim. Tất cả các tuyến du lịch đều có cành quan gần giống như nhau.

Khi tham quan bất kỳ tuyến nào du khách cũng đều có dịp thấy được rùng tràm, năn, cỏ òng, cỏ mồm, lúa ma, bèo hoa dâu, sen; các loài chim nước như cò trắng, cò ma, trích, cúm núm, cồng cọc le le.

2.2.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu của VQG đối với du khách 2.2.4.1. Nhu cầu của khách

Khách du lịch quốc tế đến VQG Tràm Chim chủ yếu với mục đích tham quan và nghiên cứu, trong khi khách du lịch nội địa đến VQG chủ yếu là với mục đích tham quan, giải trí (picnic, câu cá) và nghiên cứu. Số liệu thống kê cho thấy trong số khách du lịch nội địa đến VQG thì tỷ lệ khách du lịch với mục đích câu cá giải trí luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình đạt tới 26,9 %, có năm lên đến 42,6% (năm 2006). Điều này cho thấy câu cá giải trí là một sản phẩm du lịch tương đối hấp dẫn, đã thu hút được sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khách đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú của du khách tới vườn quốc gia có sự khác nhau giữa khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa: tỷ lệ khách quốc tế lưu trú lại VQG chiếm khoảng 45,5% tổng số khách quốc tế đến VQG, trong khi tỷ lệ này đối với khách du lịch nội địa chỉ là 9,4%.

2.2.4.2 Khả năng đáp ứng của Vườn quốc gia

Qua khảo sát, phân tích đánh giá sản phẩm du lịch hiện có ở VQG có thể thấy cho đến nay, các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực, bao gồm nội dung về giáo dục môi trường, về sự tham gia của cộng đồng, về văn hoá bản địa,vẫn chưa được đầu tư

xây dựng. Những sản phẩm du lịch ở vườn quốc gia Tràm Chim về bản chất mới chỉ là các sản phẩm du lịch tự nhiên với mức độ phát triển chưa cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VQG TRÀM CHIM TAM NÔNG ĐỒNG THÁP (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w