Tổng quan về quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong quá trình thi công xây dựng tại một số công trình ở khu kinh tế cửa khẩu nam giang quảng nam (Trang 21 - 26)

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Tổng quan về quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình

Đối với một dự án xây dựng, từ khi lên ý tưởng cho đến lúc hoàn thành luôn có rủi ro, trong đó quản lý rủi ro trong quá trình thi công xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhất.

Thi công là căn cứ vào những nhiệm vụ đặt ra trong dự án khả thi, những bản vẽ và quy định tại hồ sơ thiết kế, những điều khoản trong hợp đồng thi công đã ký và nhiều điều kiện liên quan khác, tiến hành tổ chức nhân lực, vật lực kiến tạo nên công trình xây dựng. Nói cách khác, thi công chính là quá trình biến các nội dung hàm ý chủ quan trong báo cáo khả thi và hồ sơ thiết kế trở thành công trình hiện thực đưa vào sử dụng phù hợp với các điều kiện và mục tiêu đã định.

Trong quá trình đầu tư xây dựng, giai đoạn thi công luôn chiếm một vị trí quan trọng và có mức độ ảnh hưởng rất lớn. Giai đoạn này thường chiếm một khoảng thời gian dài và chi phí lớn so với các giai đoạn khác. Đây là giai đoạn có chi phí chiếm đại bộ phận trong tổng mức đầu tư (85 – 95.5% vốn đầu tư được chia ra và huy động trong suốt những năm thực hiện đầu tư). Do vậy cần đảm bảo đúng tiến độ, chi phí không được vượt quá tổng mức đầu tư, chất lượng đảm bảo. Phải quản lý một số lượng công nhân, vật tư, máy móc, trang thiết bị lớn nên đòi hỏi các nhà thầu phải có năng lực quản lý cũng như biện pháp tổ chức xây dựng trên công trường tốt.

Mặt khác, do thời gian thi công thường kéo dài nên trong giai đoạn này phải chịu sự tác động lớn của các yếu tố tự nhiên, xã hội.

Với những đặc điểm như vậy ta có thể kết luận rằng giai đoạn thi công là giai đoạn phải chịu nhiều rủi ro nhất trong quá trình thực hiện dự án.

2.1.1. Khái niệm về quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình

Rủi ro (Risk) đối với doanh nghiệp là gì? Một cách khái quát, rủi ro là bất cứ sự không chắc chắn nào có thể là nguy cơ đối với khả năng thực hiện thành công mục tiêu khi thi công xây dựng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn để "quản lý" chúng hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Hiểu một cách đầy đủ, quản lý rủi ro là một quá trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến

DUT.LRCC

các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ.

Trên thế giới đã có nhiều khoa học như Martin Barnes, D.F. Cooper, D.H.

MacDonald và C.B.Chapman, H.Ren, He Zhi,… đóng góp thành tựu to lớn trong quá trình nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro (QLRR). Đồng thời, theo quan điểm nghiên cứu về rủi ro khi xảy ra, QLRR được xem xét trên khía cạnh dự báo và có khả năng đề phòng được.

Nghiên cứu về QLRR của Chapman, C.B. và cộng sự [2], cuốn sách này nghiên cứu về quy trình, kỹ thuật và thông tin dự án trong QLRR dự án. Các tác giả nhận thấy rủi ro là những yếu tố gây sai lệch so với kế hoạch đề ra, đồng thời trình bày chín giai đoạn QLRR của phương pháp luận là: định nghĩa, mục tiêu, nhận định, cấu trúc, sở hữu, ước tính, đánh giá, khai thác và quản lý. Tác giả Roger Flanacan [3,4], nghiên cứu QLRR trong xây dựng đã chỉ ra rằng: ngành xây dựng là đối tượng có nhiều rủi ro và bất định hơn các ngành khác, rủi ro được nghiên cứu từ nhiều góc độ và rủi ro mang cả yếu tố tiêu cực lẫn tích cực và quá trình QLRR gồm 4 bước: xác định, phân loại, phân tích, phản ứng với rủi ro.

Rủi ro và quản lý rủi ro rất quan trọng đối với sự thành công của dự án, quản lý rủi ro, bao gồm lập kế hoạch, xác định, phân tích và phản hồi. Ứng phó rủi ro bằng cách sử dụng thông tin trong giai đoạn phân tích và đưa ra quyết định làm thế nào để cải thiện khả năng hoàn thành dự án trong thời gian, chi phí cho phép và hiệu suất tốt [5].

Trong nước, tác giả Đỗ Thị Mỹ Dung đã nghiên cứu quá trình Quản lý rủi ro trong quản lý xây dựng và đánh giá sự cần thiết của việc QLRR trong quá trình thực hiện dự án [6]. Tác giả Lê Anh Dũng đã làm rõ các lý thuyết về rủi ro và QLRR dự án đầu tư xây dựng. Nghiên cứu phân tích tương quan đánh giá mối liên hệ tương quan của một biến đến các biến khác để đánh giá về các rủi ro sau khi đã nhận dạng chúng trong quá trình QLRR thi công cọc Barret tại khu vực TP.HCM [7].

Trong luận án tiến sĩ, tác giả Trịnh Thùy Anh đã nghiên cứu cơ sở lý luận vê rủi ro, QLRR đứng trên nhiều góc độ: chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, cộng đồng để thấy chủ thể chịu những rủi ro nào và gây ra các rủi ro nào. Và đề xuất ba giải pháp QLRR hướng tới chủ thể QLRR là nhà nước: Nhóm giảm nhẹ rủi ro; QLRR dự án theo chu trình; Hệ thống QLRR [8].

Chúng ta cũng có thể hiểu quản lý rủi ro là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và đượcthực hiện liên tục để xác định (identify), kiểm soát (control)

DUT.LRCC

và báo cáo (report) các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay trong các lĩnh vực và ngành nghề của xã hội, vấn đề rủi ro đã và đang được chú ý đến rất nhiều. Quản lý rủi ro đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Quản lý rủi ro có rất nhiều loại. Riêng đối với một dự án, quản lý rủi ro bao gồm 6 loại chính sau:

Quản lý rủi ro về Tài chính

Quản lý rủi ro về Kỹ thuật thi công Quản lý rủi ro về Môi trường Quản lý rủi ro về Thể chế Quản lý rủi ro về Kinh tế

Quản lý rủi ro với Người có liên quan quyền lợi, Xã hội.

Trong một dự án cầu đường nói chung thì quản lý rủi ro trong thi công xây dựng rất quan trọng nó đem lại hiệu quả rõ rệt nhất.

Quản lý rủi ro trong thi công là việc nhận dạng, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai và quản lý các hoạt động nhằm khắc phục rủi ro trong suốt vòng đời dự án.

Quản lý rủi ro là tăng sự nhận thức liên quan đến cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của rủi ro. Trong lĩnh vực an toàn, rủi ro thường được nhận ra kết quả là tiêu cực, vì vậy quản lý về rủi ro an toàn là dựa trên việc ngăn ngừa và giảm nhẹ hậu quả.

2.1.2. Các nguyên nhân cơ bản gây ra rủi ro và sự cố

Trên thực tế, nhiều rủi ro trong giai đoạn thi công đã để lại cho chúng ta những bài học lớn. Sau khi phân tích rủi ro để rút kinh nghiệm, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa để mỗi rủi ro không dẫn đến các sự việc thảm khốc. Chúng ta có thể thấy các nguyên nhân gây ra rủi ro chủ yếu như sau:

Các nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro và sự cố 2.1.2.1. Các rủi ro liên quan đến chủ đầu tư công trình

- Khó khăn về kinh phí của chủ đầu tư:

Đây là rủi ro về phía Chủ đầu tư trong việc huy động nguồn vốn cho Dự án.

Chủ đầu tư không chi trả đúng hạn cho các nhà thầu như trên hợp đồng, huy động vốn chậm, ngân hàng giải ngân chậm... Ảnh hưởng của rủi ro này đến công trình

DUT.LRCC

thường rất nặng nề như làm ngừng hẳn hoặc gián đoạn Dự án cho đến khi Chủ đầu tư giải quyết được các khó khăn về kinh phí.

- Chậm thanh toán các hạng mục đã hoàn thành:

Thanh toán chậm cho các hạng mục công việc đã được nghiệm thu: Rủi ro xảy ra do Chủ đầu tư trì hoãn hoặc không thanh toán cho Nhà thầu theo đúng tiến độ thanh toán của Hợp đồng. Rủi ro này ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án khi Nhà thầu tạm ngưng hoặc giảm dần khối lượng công việc thực hiện. Đây là rủi ro khá phổ biến ở các nhà thầu, nhất là trong các dự án do Chính phủ tài trợ, quá trình thanh toán thường kéo dài rất lâu.

- Bàn giao mặt bằng không đúng hạn:

Chủ đầu tư tiến hành giải phóng mặt bằng để bài giao cho đơn vị thi công bị vướng mắc về giá thành đền bù, tái định cư...dẫn đến chậm triển khai dự án.

- Năng lực quản lý, làm việc của Chủ đầu tư chưa chuyên nghiệp.

2.1.2.2. Các rủi ro liên quan đến nhà thầu - Quản lý và giám sát thi công yếu kém:

Rủi ro xảy ra do trình độ yếu kém trong việc tổ chức thi công, quản lý công trường của Nhà thầu. Đây là một rủi ro phổ biến ở các Nhà thầu thiếu kinh nghiệm của Việt Nam. Rủi ro xảy ra do kỹ sư giám sát thiếu kinh nghiệm và năng lực quản lý công trường kém. Quản lý máy móc thi công của nhà thầu giữa các dự án không hợp lý.

- Tai nạn lao động:

Rủi ro này rất thường xảy ra. Khi xảy ra tai nạn lao động hoặc hư hỏng thiết bị. Các tổn thất thường được bảo hiểm chi trả nhưng tiến độ dự án bị ảnh hưởng trầm trọng.

- Khó khăn về kinh phí của Nhà thầu:

Đây là rủi ro trong việc huy động vốn tạm ứng để thi công công trình của Nhà thầu. Công trình sẽ bị ảnh hưởng lớn khi Nhà thầu không thể huy động đủ kinh phí để mua vật tư, thuê mướn nhân công/thầu phụ, máy móc phục vụ cho việc thi công.

- Khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thi công mới:

DUT.LRCC

Rủi ro xảy ra khi Nhà thầu sử dụng không đúng hoặc không thành thạo các công nghệ thi mới theo yêu cầu của Công trình. Các công nghệ xây dựng tiên tiến khó áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam: huấn luyện nhân công, môi trường thi công...

- Dự toán đấu thầu thiếu chính xác:

Ước lượng chi phí và thời gian thi công không chính xác. Rủi ro xảy ra trong quá trình tính toán khối lượng, chi phí, ước lượng thời gian thi công của Nhà thầu cho các hạng mục công việc. Tính toán, uớc lượng thời gian và chi phí cho các công đoạn không chính xác.

- Rủi ro liên quan đến các nhà thầu phụ:

- Rủi ro xảy ra khi Nhà thầu chính lựa chọn các Thầu phụ không đủ năng lực để thực hiện các hạng mục công việc của Dự án. Vật tư giao bởi nhà cung cấp không đạt chất lượng (ví dụ như bê tông không đủ độ sụt; thời gian vận chuyển dài; cát đá không đạt yêu cầu...)

- Rủi ro sai sót trong kỹ thuật thi công:

Rủi ro xảy ra liên quan đến các vấn đề kỹ thuật của Nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng. Đây là rủi ro rất thường xuyên xảy ra và có khả năng ảnh hưởng lớn đến Dự án.

2.1.2.3. Các rủi ro liên quan đến nhà tư vấn - Quản lý Dự án yếu kém:

Rủi ro xảy ra do trình độ yếu kém của Tư vấn Quản lý Dự án, không đảm bảo việc phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều đơn vị cùng thực hiện Dự án.

- Quản lý hợp đồng kém:

Hợp đồng thi công không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn tranh chấp.

- Chậm trễ trong kiểm tra nghiệm thu các công đoạn đã hoàn thành.

- Sai sót trong thiết kế.

- Thay đổi thiết kế.

- Khối lượng công việc tăng so với dự kiến ban đầu.

- Trao đổi thông tin không hiệu quả giữa các đơn vị tư vấn.

DUT.LRCC

2.1.2.4. Các rủi ro về nguyên vật liệu và lao động - Thiếu vật tư thi công:

Rủi ro xảy ra trong việc cung ứng vật tư đúng chủng loại, đúng yêu cầu thiết kế phục vụ cho thi công. Chất lượng của vật liệu và chế phẩm xây dựng kém: như tính năng cơ học của vật liệu kết cấu không tốt, thành phần hóa học không đảm bảo, cường độ cốt thép thấp, cường độ bê tông không đạt yêu cầu, cấu kiện kết cấu không đạt yêu cầu.

- Thiếu công nhân có trình độ:

Trình độ tay nghề của công nhân quyết định đến tiến độ thi công xây dựng công trình. Nếu trình độ tay nghề thấp, thiếu kinh nghiệm sẽ gây làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Ngược lại, trình độ tay nghề cao sẽ đảm bảo thực hiện đúng tiến bộ và chất lượng công trình được đảm bảo. Do vậy, nhà thầu cần có khâu kiểm tra trình độ trước khi tuyển dụng công nhân để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng công việc. Ngoài ra, một chế độ làm việc khoa học cũng là yếu tốt quan trọng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong quá trình thi công xây dựng tại một số công trình ở khu kinh tế cửa khẩu nam giang quảng nam (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)