3.5.1. Tình hình đầu tư xây dựng ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 [5]
Giai đoạn 2011-2015, toàn huyện Sơn Hà có 343 dự án thuộc nguồn vốn NSNN đƣợc bố trí vốn, với tổng số vốn bố trí là 650,8 tỷ đồng, bao gồm từ nguồn đầu tƣ trong cân đối Ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách trung ương như các chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn (Chương trình 135); các Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới, Giáo dục và Đào tạo, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu như Chương trình hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/2013/QĐ-TTg, vốn đối ứng ODA. Việc đầu tƣ từ nguồn vốn đầu tƣ công giai đoạn 2011-2015 đã đem lại kết quả to lớn đến sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của huyện Sơn Hà.
Trong các nguồn vốn đầu tƣ công trên địa bàn huyện, nguồn vốn thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia có vai trò then chốt, đem lại diện mạo mới của vùng nông thôn miền núi huyện. Nhờ nguồn vốn đầu tƣ này, các tuyến giao thông liên xã, liên thôn đã được đầu tư cứng hóa với các công trình đường bê tông nông thôn (thuộc chương trình 135, 30a), giúp nhân dân thuận tiện trong đi lại, chuyên chở hàng hóa;
các công trình nhà lớp học, nhà công vụ giáo viên tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện đƣợc học hành, các thầy, cô giáo có chỗ ở ổn định, yên tâm thực hiện nhiệm vụ; các công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sinh hoạt, thủy lợi, khu tái định cư được xây dựng giúp bà con nghèo ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, giao lưu văn hóa, xóa bỏ tập quán du canh du cƣ lạc hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo; các công trình y tế giúp chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn.
Trong giai đoạn 2011-2015, các chương trình Mục tiêu quốc gia được bố trí vốn là:
- Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững:
+ Chương trình 30a: 184,2 tỷ đồng.
+ Chương trình 135: 61,5 tỷ đồng.
- Chương trình MTQG Nông thôn mới: 11,8 tỷ đồng.
- Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo: 45,6 tỷ đồng.
- Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 24,5 tỷ đồng.
Các kết quả đầu tƣ trên tác động tốt tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của ngành và địa phương, cụ thể:
+ Về giao thông nông thôn: Thực hiện lồng ghép nguồn vốn Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới,... để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo chuẩn nông thôn mới; đến nay đã cứng hóa 11 km/89 km đường huyện;
21 km/157,7 km đường xã; 4 km/100 km đường thôn.
+ Về thủy lợi: Từ năm 2011 đến nay, đã cải tạo và nâng cấp đƣợc 11 công trình, trong đó đã kiên cố hóa, nạo vét được 23,87 km kênh mương; thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí bù thủy lợi phí.
+ Về phát triển giáo dục: Từ năm 2011 đến nay đã tập trung đầu tƣ xây dựng 27 phòng nhà công vụ cho giáo viên tại 09 trường Mầm non, Mẫu giáo. Đầu tư xây dựng nhà luyện tập đa chức năng, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng tin học cho 05 trường THPT và THCS. Đầu tư xây dựng 16 công trình: phòng học, nhà hiệu bộ, công trình phụ trợ cho các trường học trên địa bàn các xã, thị trấn .
+ Về y tế: Đã đầu tƣ xây dựng mới 3 trạm y tế và phấn đấu đến cuối năm 2015 có 5 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
Ngoài những dự án theo các chương trình mục tiêu giảm nghèo, giúp cải thiện cuộc sống của đồng bào tại các vùng đặc biệt khó khăn, huyện Sơn Hà còn hướng tới việc phát triển kinh tế-xã hội với một chiến lƣợc lâu dài, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn vươn lên thành một trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của của tỉnh.
Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/6/2011 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, đã xác định mục tiêu xây dựng thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Sơn Hà và của vùng phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Giai đoạn 2011-2015, tập trung đầu tƣ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; đến năm 2020, đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV.
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 27/12/2010 của Huyện ủy Sơn Hà về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị giai đoạn 2010-2015 cũng xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng thị trấn Di Lăng trở thành đô thị loại V vào năm 2015 và đạt một số tiêu chí của đô thị loại IV; giữ vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa vùng phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi.
Do đó, trong giai đoạn 2011-2015, huyện đã rất cố gắng tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là các nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách tỉnh và Trung ƣơng để đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, trên địa bàn thị trấn Di Lăng đã có 18 dự án đƣợc triển khai thực hiện, với tổng kinh phí 250,475 tỉ đồng, trong đó có các dự án nhóm B do Ngân sách Trung ƣơng và Ngân sách tỉnh hỗ trợ. Các dự án đều phù hợp với việc điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chi tiết trung tâm huyện lỵ Sơn Hà đã đƣợc duyệt, đã giúp cho bộ mặt của thị trấn Di Lăng ngày một khang trang, hiện đại.
3.5.2. Tổng vốn XDCB từ NSNN ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2015 [5]
Trong giai đoạn từ 2011-2015 tổng số các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng trên địa
bàn huyện Sơn Hà là 650.757 triệu đồng, trong đó: Vốn Ngân sách Trung ƣơng là 332.359 triệu đồng, ngân sách tỉnh là 197.327 triệu đồng; vốn ngân sách huyện 109.149 triệu đồng; nguồn vốn xã, thị trấn và các nguồn vốn khác là 11.922 triệu đồng.
Bảng 3.1. Tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Cộng
Vốn NSNN trung
ƣơng 69.615 82.346 71.543 56.545 52.310 332.359
Vốn NSNN tỉnh 38.046 42.700 35.320 36.773 44.488 197.327 Vốn NSNN huyện 24.739 22.410 24.540 19.250 18.210 109.149 Ngân sách xã, nguồn
vốn khác 3560 4.200 1.200 1.450 1.512 11.922
Tổng 135.960 151.656 132.603 114.018 116.520 650.757 3.5.3. Công tác quản lý đầu tư
Đối với công tác quản lý đầu tư công, chính quyền các cấp luôn tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt quản lý việc đầu tƣ xây dựng công trình, đảm bảo các công trình đƣợc đầu tƣ đúng trọng tâm, có hiệu quả. Huyện đã ban hành các văn bản yêu cầu các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, các cá nhân, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ XDCB chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tập trung ƣu tiên phân bổ vốn cho những công trình còn nợ đọng, công trình đã hoàn thành có khối lƣợng nghiệm thu nhƣng chƣa thanh toán, công trình chuyển tiếp, sau đó mới bố trí vốn cho các công trình khởi công mới.
Cụ thể, việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tƣ xây dựng XDCB từ NSNN đƣợc UBND huyện thực hiện nghiêm túc: Vốn đầu tƣ XDCB đƣợc bố trí đủ mức vốn tối thiểu cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và vốn chuẩn bị đầu tƣ theo hướng dẫn của UBND tỉnh. Số vốn còn lại ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng của huyện, các dự án kết cấu hạ tầng thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, các lĩnh vực văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh, góp phần trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của địa phương.
Sau khi tập trung trả nợ các công trình, dự án, số vốn còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới, là các dự án thực sự cấp thiết, đƣợc bố trí đảm bảo theo tỷ lệ quy định; đồng thời, quản lý chặt chẽ quy mô, tổng mức đầu tƣ của dự án, loại bỏ các hạng mục không cần thiết, sử dụng vật liệu phù hợp chất lƣợng và giá thành; chỉ đạo nâng cao trách nhiệm các chủ đầu tƣ, tƣ vấn; tổ chức kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án, nhất là các công trình trọng điểm của huyện; chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn... Danh mục các dự án đầu tƣ
trong kế hoạch đầu tư hàng năm đều được thường trực HĐND huyện thông qua, nằm trong danh mục đầu tƣ công trung hạn đƣợc duyệt, đảm bảo điều kiện ghi kế hoạch vốn để khởi công dự án (có quyết định đầu tư trước 31/10 năm trước năm kế hoạch...).
Quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt đảm bảo theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, do dự án muốn lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đều phải có trong danh mục đầu tư công trung hạn, nên đã khắc phục được hiện tượng chủ trương đầu tư được lập tràn lan, không trọng điểm. Đến nay, hầu hết các công trình dự kiến thực hiện đều đã đƣợc lập chủ trương đầu tư, trình thẩm định, phê duyệt.