Phần 3: KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE CHEVROLET CAPTIVA
3.5. Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe.
3.5. 1. Bảng táp lô.
3.5.1.1. Cấu tạo bảng táp lô:
Hình 3.13. Cấu tạo bảng táp lô xe Chevrolet Captiva.
Đồng hồ đô tốc độ động cơ; 2. Đèn cảnh báo xin rẽ trái; 3. Đồng hồ báo mức nhiên liệu; 4. Đồng hồ báo số km đi được; 5. Đèn cảnh báo xin rẽ phải; 6. Đồng hồ đo tốc độ
xe; 7. Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát;
8. Đèn báo có cửa chưa đóng chặt; 9. Đèn báo đang bật đèn pha;
10. Đèn báo đang bật đèn sương mù; 11. Đèn báo nạp; 12. Đồng hồ báo chưa thắt dây an toàn; 13. Đèn báo xông máy; 14. Đèn cảnh báo hệ thống túi khí;
15. Đèn cảnh báo áp suất nhớt thấp;16. Đèn báo đang sử dụng bốn bánh dẫn hướng;
17. Đèn cảnh báo hệ thống ABS; 18.Đèn báo lỗi trợ lực lái; 19. Đèn báo phanh tay; 20.
Đèn báo lỗi hộp số tự động;21. Đèn rửa kính phí sau; 22. Đèn báo lọc nhớt; 23. Đèn báo nước lọt và hệ thống nhiên liệu; 24. Đèn báo kiểm tra lỗi động cơ; 25. Đèn báo hệ
thống hỗ trợ đỗ xe hoạt động; 26. Đèn báo tắt hệ thống cân bằng điện tử ESP
Phạm Hưng Hải _ Lớp 15C4A Trang 27 3.5.1.2. Sơ đồ mạch điện bảng táp lô:
Tín hiệu từ các cảm biến, các mạch tín hiệu và bộ điều khiển BCM được truyền đến và hiển thị trên mạch bảng taplo và các đèn tín hiệu trên bảng taplo.
3.5. 2. Hệ thống mạng MPX.
Trong những năm gần đây với sự phát triển đột phá của công nghệ ECU và cảm biến đã gắn kết nhiều thông tin rất hiện đại vào trong hoạt động của xe. Tuy nhiên sự gia tăng trọng lượng của xe do các thiết bị điện, điện tử đã trở thành gánh nặng cho công nghệ xe hơi. Để giải quyết vấn đề này các nhà sản xuất đã phát triển hệ thống mạng MPX.
Hệ thống mạng MPX là phương thức thông tin liên lạc, nó truyền hay nhận hai Hình 3.14: sơ đồ mạch điện bảng tap lo
Phạm Hưng Hải _ Lớp 15C4A Trang 28 Hình 3.16. Kết cấu dây xoắn và sơ đồ truyền tín hiệu.
Hình 3.15. Sơ đồ truyền thông tin của MPX và phương pháp thường.
hay nhiều dữ liệu chỉ trên một đường truyền. Vì vậy nó đã giải quyết được vấn đề giảm bớt số lượng dây điện. Bằng cách chia sẻ thông tin sẽ giảm được các bộ phận như công tắc, bộ chấp hành...
Trong hệ thống mạng MPX sử dụng các phương pháp truyền dữ liệu như: BEAN, CAN, LIN, AVC-LIN.
Trên xe Captiva áp dụng hệ thống mạng CAN để kết nối giữa các bộ điều khiển nhằm làm tăng khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin cho một số lượng lớn các bộ điều khiển trang bị trên xe.
Đường truyền dữ liệu mạng CAN gồm hai dây xoắn với nhau thành một cặp.
Việc truyền dữ liệu diễn ra bằng cách cấp điện áp High (+) và Low (-) đến hai đường dây để gửi một tín hiệu (truyền dẫn bằng điện áp vi sai)
Điện áp chênh lệch tạo ra giữa hai dây được phát hiện dưới dạng tín hiệu dữ liệu, nó có đặc điểm là không thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu bên ngoài. Vì giả sử khi có nhiễu thì phần nhiễu trên dây High và dây Low sẽ khử lẫn nhau.
Phạm Hưng Hải _ Lớp 15C4A Trang 29 Hình 3.17. Sơ đồ khử nhiễu của đường truyền dẫn động bằng điện áp chênh
lệch.
Việc kết nối các dữ liệu theo kiểu Bus: Bao gồm một số giắc đấu dây (J/C) tạo thành hai đầu bus chính có mạch đầu, cuối và đường bus nhánh nối các ECU và các cảm biến.
Việc truyền và phát tín hiệu có thể thực hiện từ một ECU hoặc nhiều ECU đến một hoặc nhiều ECU khác, nếu vài ECU cùng truyền dữ liệu một lúc, việc truyền dữ liệu bị dừng lại và bắt đầu truyền lại với dữ liệu có mức ưu tiên cao nhất.
Có rất nhiều bộ điều khiển (module) đều có khả năng truyền và chia sẻ thông tin nhận được từ các cảm biến cho nhau, việc này được thực hiện một cách chính xác và thuận lợi nhờ tính ưu việt của mạng CAN.
Hệ thống mạng CAN sử dụng hai đường truyền dữ liệu đó là:
+ Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ cao (HS-CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 500 kB.
+ Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ trung bình (MS-CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 125 kB.
3.5.3.1. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô
+ Tốc độ xe từ bộ cảm biến tốc độ bánh xe đến bộ điều khiển ABS, đến BCM qua cổng giao tiếp (Gateway) và đồng hồ tốc độ xe trên bảng táp lô.
+ PCM điều khiển nạp cho máy phát điện, đến ăcquy qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo.
+ Thông tin từ cảm biến trục khuỷu (CKP) đến bộ điều khiển BCM qua cổng giao tiếp đến đồng hồ báo tốc độ động cơ trên bảng táp lô.
+ Thông tin từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát (ECT) đến bộ điều khiển BCM qua cổng giao tiếp đến màn hình thông tin trung tâm.
Phạm Hưng Hải _ Lớp 15C4A Trang 30 + BCM qua cổng giao tiếp đến đèn báo lỗi.
+ BCM qua cổng giao tiếp đèn cảnh báo hệ thống điều khiển động cơ hoặc màn hình thông tin trung tâm.
+ BCM qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ.
+ Bộ điều khiển ABS qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo ABS.
+ Bộ điều khiển ABS qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo hệ thống cân bằng xe.
3.5.3.2. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô
+ Bộ điều khiển túi khí SAS đến bảng táp lô, đến đèn cảnh báo hệ thống túi khí có lỗi.
+ Bộ điều khiển túi khí SAS vào bảng táp lô, đến đèn cảnh báo dây đai an toàn.
+ Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường, đến bộ điều khiển vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo mặt đường có nước đóng băng.
+ Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường, đến bộ điều khiển vào bảng táp lô – màn hình thông tin trung tâm.
+ Công tắc đèn trước, đến bộ điều khiển vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo đèn pha trước.
+ Công tắc đèn xin đường đến bộ điều khiển, vào bảng táp lô, đến đèn cảnh báo hệ thống đèn xin đường.
+ Công tắc đèn pha, đến bộ điều khiển vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo đang sử dụng đèn pha.
+ Công tắc điều khiển cửa, đến bộ điều khiển, vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo cửa xe đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông tin trung tâm.
+ Công tắc điều khiển ga tự động, vào bộ điều khiển ga tự động, vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo hệ thống điều khiển ga tự động.
+ Bộ báo mức dầu phanh, đến bộ điều khiển, đến bảng táp lô, đèn cảnh báo mức dầu phanh thấp.