TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VỀ ĐTC CUNG CẤP ĐIỆN LPP CAM RANH CÁC NĂM 2014 - 2016 LPP CAM RANH CÁC NĂM 2014 - 2016

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc để nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối tp cam ranh giai đoạn đến năm 2020 (Trang 21 - 26)

5- Tên và bố cục của luận văn

1.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VỀ ĐTC CUNG CẤP ĐIỆN LPP CAM RANH CÁC NĂM 2014 - 2016 LPP CAM RANH CÁC NĂM 2014 - 2016

1.3.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu ĐTC của LPP Cam Ranh

Các số liệu thống kê, báo cáo về thực hiện chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện của LPP Cam Ranh qua các năm được trình bày thể hiện qua các năm 2014 đến 2016 như sau:

Năm 2014:

Bảng 1-4. Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2014

Phân loại

MAIFI SAIDI SAIFI

TH KH Tỷ lệ

% TH KH Tỷ lệ

% TH KH Tỷ lệ

%

Sự cố 0,774 223,28 6,33

Công

tác 1,503 2.150,10 8,03

Toàn

bộ 2,277 4,550 50,04 2.373,39 3.128,00 75,88 14,37 24,26 59,22

Bảng 1-5. Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2015 Năm 2015:

** Các năm 2014, 2015 Công ty CP Điện lực Khánh Hòa giao chỉ tiêu chung về ĐTC, không phân biệt sự cố hay công tác bảo dưỡng, bảo trì.

Bảng 1-6. Các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh năm 2016

Năm 2016:

Phân loại

MAIFI SAIDI SAIFI

T/H K/H Tỷ lệ

% T/H K/H Tỷ lệ

% T/H K/H Tỷ lệ

% Sự cố 0,222 0,200 111,00 188,32 167,00 112,77 4,51 5,00 90,20 Công

tác 0,084 0,320 26,25 1.037,40 1.164,00 89,12 4,64 6,60 70,38 Toàn

bộ 0,306 0,520 58,85 1.225,73 1.331,00 92,09 9,15 11,60 78,92

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ĐTC LPP Cam Ranh

Qua số liệu báo cáo, theo dõi thống kê trong vận hành cho thấy, đến năm 2016 các chỉ số về ĐTC lưới điện phân phối thành phố Cam Ranh vẫn ở mức cao so với các đơn vị khác cùng thuộc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa và khoảng cách càng xa so với các nước trong khu vực ASEAN. Phân tích cho thấy các chỉ số về ĐTC cung cấp điện chủ yếu do hai thành phần cấu thành nên, đó là mất điện do sự cố, mất điện do Phân

loại

MAIFI SAIDI SAIFI

T/H K/H Tỷ lệ

% T/H K/H Tỷ lệ

% T/H K/H Tỷ lệ

%

Sự cố 0,148 295,45 7,891

Công

tác 0,977 2.042,82 7,852

Toàn

bộ 1,125 1,661 67,73 2.338,27 1.905,80 122,69 15,74 14,02 112,25

công tác. Hai thành phần này được đánh giá bởi sự ảnh hưởng đến sự kiện mất điện như sau:

 Mất điện do sự cố: Qua thực tiễn vận hành cho thấy, mất điện do sự cố lưới điện bao gồm các nguyên nhân chủ yếu như:

- Do thời tiết xấu, giông sét đánh vào đường dây gây sự cố; sự cố do hành lang lưới điện không đảm bảo bao gồm cây cao trong và ngoài hành lang va quẹt vào đường dây;

- Do các hoạt động xây dựng, hoạt động dân sinh của xã hội tác động vào như việc xây dựng nhà cửa vi phạm hành lang lưới điện, các hành động thả diều, thả đèn trời bay vào lưới điện, xe cộ quá khổ quá tải qua lại tông vào cột điện làm gãy cột đứt dây hoặc làm đứt dây sau công tơ, dây viễn thông, … văng lên đường dây trung thế gây sự cố;

- Các sự cố do hỏng hóc thiết bị, do thiết bị bị nhiễm bẩn bề mặt làm mất cách điện gây sự cố như các FCO do vận hành lâu ngày, cách điện bị phóng bề mặt, ….

Ngoài ra còn các sự cố do đứt dây dẫn, gãy đầu cốt tại đầucực đấu nối thiết bị gây ra sự cố;

- Các sự cố do động vật hoang dã như chim, sóc, rắn, khỉ, … xâm nhập vào các điểm hở hoặc đường dây chưa được bọc hóa cách điện gây ra sự cố lưới điện.

 Mất điện do công tác: Đây là nội dung ảnh hưởng lớn, chủ yếu nhất đến ĐTC cung cấp điện vì thời gian cho một công tác thường kéo dài trên một thiết bị hoặc đường dây, các công tác đó gồm:

- Cắt điện để bảo trì, bảo dưỡng, phát quang hành lang lưới điện định kỳ;

- Cắt điện để thí nghiệm định kỳ, để hiệu chỉnh thiết bị trên lưới điện;

- Cắt điện để thi công xây dựng, đầu tư nâng cấp lưới điện nhằm nâng cao năng lực cấp điện cho phụ tải;

- Cắt điện để thực hiện đấu nối, cải tạo các công trình điện vào lưới điện hiện hữu;

- Cắt điện thực hiện thí nghiệm, thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị định kỳ;

- Tình trạng thiếu nhân lực, thiết thiết bị công cụ hỗ trợ thi công, hoặc chưa có được các phương án thi công khoa học để tối ưu hóa các khâu thi công, bảo dưỡng lưới điện, …. làm cho thời gian cắt điện kéo dài hơn dự kiến, và các chỉ số về ĐTC không được đảm bảo.

- Tự động hoá và bảo vệ rơle của LPP hầu như ở mức độ bảo vệ, tự động hoá chưa cao dẫn đến thời gian phát hiện sự cố, thao tác liên động để phục hồi cấp điện cho khách hàng còn lớn.

 Qua phân tích cho thấy, trong đó cho thấy các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến ĐTC cung cấp điện chiếm chủ yếu là do công tác bảo dưỡng, bảo trì lưới điện (theo số liệu nêu tại mục 1.2.1 - chỉ số SAIDI do công tác chiếm đến hơn 80% SAIDI tổng).

1.3.3. Các giải pháp để nâng cao ĐTC cung cấp điện LPP

Từ thực tiễn công tác quản lý vận hành LĐPP tại cơ sở cho thấy nhằm thực hiện được tốt các chỉ tiêu về ĐTC cung cấp điện thì ngoài đảm bảo công tác QLVH để

giảm suất sự cố lưới điện về cả số vụ và thời gian mất điện còn rất cần quan tâm thực hiện một cách khoa học, tối ưu tất cả các khâu trong công tác bảo dưỡng, bảo trì lưới điện để thời gian công tác là ít nhất, số khách hàng bị ảnh hưởng do mất điện khi công tác là thấp nhất, điều đó chỉ có thể thực hiện tối ưu trên cơ sở có được lưới điện trung áp với kết cấu phù hợp, linh hoạt đáp ứng các tiêu chuẩn về vận hành cho lưới điện hiện đại, đồng thời áp dụng các biện pháp QLVH một cách đồng bộ, khoa học. Tập trung thực hiện các giải pháp chính gồm:

- Quan tâm và thực hiện đúng tần suất kiểm tra lưới điện theo qui định để kiểm soát và phòng ngừa sự cố;

- Tổ chức công tác bảo dưỡng, bảo trì lưới điện một cách khoa học đảm bảo sao cho thời gian và phạm vi mất điện cho công tác là ít nhất;

- Cấu trúc lại lưới điện PP hiện nay theo hướng đảm bảo vậ hành tin cậy, linh hoạt, hiện đại trong điều khiển và thao tác;

- Xây dựng lưới điện dần tiến từng bước đến mục tiêu lưới điện thông minh trong tương lai gần.

Tất cả các nội dung đã nêu sẽ được nghiên cứu, tính toán và đưa ra các giải pháp tối ưu trong công tác QLVH lưới phân phối của TP Cam Ranh nhằm đạt được các chỉ tiêu về ĐTC cung cấp điện cho giai đoạn đến năm 2020.

1.3.4. Chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện LPP Cam Ranh đến 2020

Theo kế hoạch và chủ trương của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa thì đến năm 2020, LPP Cam Ranh nói riêng và LPP Khánh Hòa nói chung phải thực hiện nhiều các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện được các chỉ tiêu về ĐTC cung cấp điện, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu về ĐTC đến năm 2020 như trình bày ở bảng sau (theo chương trình giảm SSC và nâng cao ĐTC cung cấp điện TP Cam Ranh giai đoạn 2016-2020 của Điện lực Cam Ranh – Khánh Sơn). Số liệu như bảng sau:

Bảng 1-7. Bảng chỉ tiêu thực hiện các chỉ số ĐTC LPP Cam Ranh

Năm Kế hoạch hằng năm Tỷ lệ % giảm hằng năm MAIFI SAIDI SAIFI MAIFI SAIDI SAIFI

2017 0,30 920,00 10,45 9,8 25 10

2018 0,27 650,00 9,40 10 30 10

2019 0,25 405,00 8.46 10 28 10

2020 0.23 285,00 7.61 10 30 10

1.4. GIẢI PHÁP ĐỂ CẤU TRÚC VÀ TÁI CẤU TRÚC LPP TRONGQLVH 1.4.1. Việc tái bố trí TBĐC trên lưới điện và kết nối điều khiển đồng bộ

Từ thực trạng LPP TP. Cam Ranh hiện nay cho thấy để vận hành tối ưu và để

muốn làm giảm tổn thất trên lưới đến giá trị cực tiểu, hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng của mất điện cho người dùng (tức là các chỉ tiêu về ĐTC cung cấp điện) người ta sẽ dùng các phương pháp tái cấu trúc như: Cải tạo lại lưới điện, lắp thêm hoạt tái bố trí các khóa đóng mở điện - thiết bị đóng cắt trên lưới điện (như REC, LBS, DCL, …) để tạo mạch liên kết vòng, đặt tụ bù tại các vị trí thích hợp, …

Trong đó:

+ Thực hiện tái bố trí lại các thiết bị đóng cắt (REC, LBS, DCL.. có bộ điều khiển từ xa) cho phù hợp với tính năng sử dụng, phù hợp với mục đích người vận hành (đảm bảo hạn chế ảnh hưởng khách hàng bị mất điện khi thao tác, sự cố, đảm bảo về TTĐN, TTĐA, ...) và thích hợp trong sơ đồ tổng thể LPP của TP Cam Ranh;

+ Bổ sung thêm các thiết bị đóng cắt vào các vị trí thích hợp trên tổng sơ đồ LPP Cam Ranh sao cho đảm bảo về phương thức vận hành tối ưu và thuận lợi cho người vận hành;

+ Thiết lập kênh liên lạc điều khiển đồng bộ theo thời gian thực thông qua dự án Mini SCADA mà Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đang triển khai, trong đó có LPP khu vực TP. Cam Ranh;

+ Nghiên cứu, cấu trúc lại LPP Cam Ranh với nội dung là xây dựng phương án khép vòng các xuất tuyến, tìm các điểm phân công suất tối ưu để vận hành hở cho mạng điện kín.

1.4.2. Khả năng khép vòng với các tuyến mới xây dựng theo qui hoạch

Để thực hiện được khả năng khép vòng các tuyến liên lạc với nhau thì điều kiện tiên quyết là các đường dây phải đủ năng lực truyền tải công suất của bao gồm cả tuyến kia khi khép vòng nhằm đảm bảo không bị gián đoạn khi chuyển đổi phương thức vận hành thông qua việc khép vòng. Các thiết bị đóng cắt có lắp đặt trên tuyến đó phải đủ năng lực đóng cắt có tải và đảm bảo đồng bộ lưới điện giữa nguồn từ các TBA 110kV với nhau.

Theo qui hoạch thì đến năm 2019 sẽ có thêm trạm 110kV trung tâm Cam Ranh (ETT) vào vận hành[6], khi đó phải tính toán để tái cấu trúc LPP của TP Cam Ranh để

đảm bảo nguồn đủ mạnh cấp cho phụ tải, đảm bảo tối ưu, linh hoạt trong vận hành, hạn chế ảnh hưởng của việc mất điện cho khách hàng khi công tác cũng như sự cố.

Đồng thời trên LPP cũng sẽ bố trí các thiết bị đóng cắt phù hợp, kết hợp với đồng bộ điều khiển từ xa qua hệ thống SCADA nhằm giảm thiểu thời gian mất điện do thao tác trên LPP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc để nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối tp cam ranh giai đoạn đến năm 2020 (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)